Củng cố và phát triển các tổng công ty nhà nước

Một phần của tài liệu an tinh tài chính doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 108)

, 5 Xây dựng các chỉ tiêu chuẩn mực đánh giá

10.củng cố và phát triển các tổng công ty nhà nước

nước

Việc củng cố và phát triển các tổng công ty dưới góc độ bảo đảm an ninh tài chính doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo ba hướng: chuyển công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con; thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh và thực hiện “công ty hóa" doanh nghiệp nhà nước.

- Theo mô hình công ty mẹ - công ty con, tổng công ty (công ty mẹ) đầu tư vốn vào các công ty con dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nhà nước hoặc công ty cổ phần mà Nhà nước chi phổi vốn hoặc thâm nhập vốn vào các công ty cổ phần cùng ngành nghề để Nhà nước chi phối nếu cần thiết. Tổng công ty được chia lãi và cùng chịu lỗ theo vốn góp với các công ty thành viên và các doanh nghiệp mà tổng công ty có tham gia vốn nhưng không ở mức chi phối; tổng công ty nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho Nhà nước. Các công ty thành viên cũng thực hiện hạch toán độc lập và trực tiếp nộp tấ t cả các loại t h u ế theo lu ậ t định

cúa Nhà nước. Tổng công ty được cử đại diện th am gia hội đồng quản trị của các công ty th à n h viên nếu là công ty cổ phần và giám đổc nếu là công ty 100% vốn nhà nước. Mối quan hệ giữa tổng công ty và các công ty th à n h viên được phân định một cách rõ ràng, vừa bảo đảm tập tru n g được nguồn lực, tính thông n h ấ t trong thực hiện mục tiêu chiến lược chung của tổng công ty, vừa bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh của các đơn vị th à n h viên.

- Tập đoàn kinh t ế là loại hình doanh nghiệp kinh doanh đa ngành cả trong và ngoài nước, giữ vai

trò chi phôi lớn trong nền kinh tế, được liên kết bởi nhiều doanh nghiệp cả về vốn, năng lực kinh doanh, khoa học công nghệ, V.V.. Do vậy, trong thời gian tối, chúng ta cần thí điểm th à n h lập một số tập đoàn kinh doanh trong một số ngành, lĩnh vực then chốt n h ấ t của nền kinh tế như Dầu khí, Điện lực, Bưu chính Viễn thông. Các tập đoàn này phải được th à n h lập dựa trên các tổng công ty 91 hiện nay và phải có quy mô lớn về vốn (tối thiểu là 10.000 tỷ đồng), có trìn h độ công nghệ và quản lý hiện đại, kinh doanh đa ngành và theo các hướng sau:

Thứ nhất, phát triển các tập đoàn kinh doanh dạng

Carteỉ là chủ yếu. Nghĩa là, xây dựng tập đoàn kinh doanh theo một ngành, chuyên môn hoá như Xi -măng, Điện, Dầu khí, v.v. Qua quá trình phát triển sẽ dần

dần mở rộng sang các lĩnh vực khác như ngoại thương, thương mại, dịch vụ. Khi thị trường các yếu tố, kể cả thị trường vốn trong nước đã phát triển đển một mức độ nhất định, cùng với những kinh nghiệm tích luỹ

được, các tập đoàn kinh doanh sẽ mở rộng tiếp sang các lĩnh vực ngân hàng, tài chính.

Thứ hai, phát triển các tập đoàn kinh doanh dạng

Concern - liên kết theo ngành dọc. Tập đoàn này có thể bao gồm các hoạt động sản xuất, thương mại, ngoại thương, dịch vụ có liên quan. Ví dụ, trong ngành Dệt có một tập đoàn bao gồm một số công ty dệt, một số tổ chức ngoại thương và c á c hoạt động bảo hiểm trong ngành. Loại hình tập đoàn này có khả năng hoạt động tốt, vì nó đã có cơ sở của sự tồn tại trong thực tế. Các công ty thương mại dịch vụ ban đầu sẽ hoạt động trong từng lĩnh vực chuyên môn hoá với một số sản phẩm, dịch vụ nhất định như một bộ phận cần thiết cho các\ tập đoàn sản xuất chuyên ngành. Cùng vói sự lớn mạnh của các tổng công ty sản xuất, sự mở rộng của các công ty ngoại thương sẽ hình thành các tập đoàn xuất khẩu - sản xuất - tài chính.

Dù l ự a chọn một trong hai loại hình tập đoàn trên, chúng ta cũng cần chủ động ngay từ đầu có một phương án hình thành công ty tài chính riêng của tập đoàn. Hoạt động kinh doanh tài chính ngân hàng có vai trò rấ t lớn và cần thiết Cho sự tồn tại và phát triển của tập đoàn vì xu hướng cơ bản của các tập 109

đoàn là kiểm soát, ehi phối về m ặt tài chính, đầu tư của các th à n h viên.

- Chính phủ cần tập trưng chỉ đạo thực hiện thí điểm và tiến tói áp dụng rộng rãi “công ty hoá'' doanh

nghiệp nhà nước.

Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp nhà nước tồn tại như một pháp nhân độc lập, tự chịu trách nhiệm, lời ăn, lỗ chịu giống như các doanh nghiệp khác xét về mặt hạch toán và nguyên tắc hoạt động. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp nhà nước khác với một số loại hình doanh nghiệp khác như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty tư nhân, V.V., hoạt động chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp. Xu hướng cải cách hệ thống pháp luật của nước ta sẽ tiến tới thông n h ấ t hoá các luật về doanh nghiệp, trong đó có việc chuyển các doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Việc chuyển hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sang kinh doanh theo cơ chế công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần và bổ sung hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có một sáng lập viên để áp dụng đối vối doanh nghiệp kinh doanh 100% vốn nhà nước thực chất là nội dung chủ yếu của công ty hoá. Tuy nhiên, do vấn đề chuyển doanh nghiệp nhà nước th àn h công ty cổ phần đã có một số văn bản quy định nên không nằm trong khái niệm công ty hoá. Khi nói đến công ty hoá chủ yếu là nói đến việc chuyển

doanh nghiệp nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn và thành lập công ty cổ phần mà các sáng lập viên hoặc các cổ đông chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước sau khi công ty hoá sẽ thay đổi quan hệ giữa Nhà nước với công ty, như: giảm can thiệp, giới hạn trách nhiệm của Nhà nước; giảm bao cấp, loại bỏ nghĩa vụ xã hội phi kinh tế cho doanh nghiệp; Nhà nước đôi xử với doanh nghiệp theo tư cách là chủ đầu tư vốn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhờ phân chia lợi nhuận (hoặc lỗ) tương ứng với phần vốn được giao nên các th àn h viên hội đồng quản trị doanh nghiệp nhà nước, đại diện cho các doanh nghiệp và các bên có liên quan phát huy trách nhiệm quản lý, bảo toàn và sử dụng vốn có hiệu quả hơn so với cơ chế giao cho cá nhân giám đôc chịu trách nhiệm toàn diện hoặc cơ quan chủ quản trực tiếp chỉ đạo hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

Việc chuyển công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con; thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh và thực hiện “công ty hoá” doanh nghiệp nhà nước thực chất là những biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong tình hình mới. Qua đó, góp phần bảo đảm an ninh tài chính khu vực doanh nghiệp nhà nước. Để thực hiện công ty hoá, Chín h p h ủ cần thực hiện một số biện pháp cụ thể:

thực hiện thí điểm công ty hoá một số doanh nghiệp n h à nước để r ú t kinh nghiệm cho việc tr iể n khai tiếp theo; nghiên cứu ban h à n h cơ chế tài chính và q uản lý p h ầ n vốn góp vào doanh nghiệp n h à nước được công ty hoá; nghiên cứu sửa đổi L u ậ t doanh nghiệp và L u ậ t doanh nghiệp n h à nước cho phù hợp với tìn h hình; V.V..

11. N â n g cao h iệ u q u ả sả n x u ấ t, k in h d o a n hvà sứ c c ạ n h tra n h củ a d o a n h n g h iệ p n h à nư ớc

Một phần của tài liệu an tinh tài chính doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 108)