Cổ phần hoá, giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê một bộ phận doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu an tinh tài chính doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 53)

I. NHỮNG ƯU ĐIỂM

5. Cổ phần hoá, giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê một bộ phận doanh nghiệp nhà nước

cho thuê một bộ phận doanh nghiệp nhà nước

Hiện nay, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước còn thấp, tốc độ phát triển chưa cao, quy mô vốn còn nhỏ. Theo đánh giá chung, năm 1998, số doanh nghiệp nhà nước kinh doanh chưa có hiệu quả, khi lỗ, khi lãi và lãi cũng chỉ là tượng trưng chiếm khoảng

co von đười ỉ> ty đong chiêm 59,8% 8,2%), từ 5 đến 10 tỷ chiếm 15,2%, số

còn lại là có vốn trên 10 tỷ đồng1. Để làm lành mạnh hoá và bảo đảm an ninh tài chính khu vực doanh nghiệp nhà nước (huy động thêm vốn từ các khu vực khác, tạo thêm động lực để thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả, tăng sức cạnh tranh, v.v.) khi hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp như: cố phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn; doanh nghiệp nhà nước đầu tư một phần vốn để thành lập mới công ty cổ phần; thực hiện chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước (giao, bán, khoán kinh doanh và cho thuê những doanh nghiệp nhà nước có quy mô nhỏ, thua lỗ kéo dài).

5.1. Cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước

Tính đến ngày 31-5-2001, cả nước đã cổ phần hoá

được 530 doanh nghiệp và 102 bộ phận doanh nghiệp (sau đây gọi chung là doanh nghiệp ), bằng 11% tổng số’ doanh nghiệp nhà nước hiện có với tổng vốn nhà nước được đánh giá lại khi cổ phần hoá các doanh nghiệp nói trên tăng khoảng 13,7% so với trước khi cổ phần hóa (không tính giá trị quyền sử dụng đất), bằng 1,97% tổng số vốn nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước. Trong số doanh nghiệp đã cổ phần hoá có 45 doanh

1. Chính phủ: Đề án tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước.

nghiệp trước khi cổ phần hoá kinh doanh thua lỗ; số còn lại khi lãi, khi lỗ, tính chung thì có lãi ở mức thấp, nhưng là lãi trên số vốn nhà nước chưa đánh giá lại. Các doanh nghiệp đã cổ phần hoá có vốn nhà nước dưới 1 tỷ đồng là 256 doanh nghiệp, chiếm 40,4%; loại có vốn từ 1 đến dưới 5 tỷ đồng là 219 doanh nghiệp, chiếm 34,8%; loại có vốn từ 5 đên 10 tỷ đồng là 94 doanh nghiệp, chiếm 14,9%; loại có vốn trên 10 tỷ đồng là 63 doanh nghiệp, chiếm 9,9%.

Trong thực tế, vốn của Nhà nước giao cho doanh nghiệp còn thấp so với giá trị thực và bao gồm cả nợ khó đòi, sản phẩm, vật tư ứ đọng không có khả năng sử dụng và giá trị máy móc, thiết bị không còn sử dụng được, V .V., quá trình cổ phần hoá đã làm cho phần tài sản này tăng lên. Trong 632 doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá, giá trị tài sản trên sổ sách kế toán trước khi cổ phần gần 2.400 tỷ đồng, khi cổ phần hoá được đánh giá lại gần 2.700 tỷ đồng, tăng 13,7% (Nhà nước giữ lại 36,03%, phần còn lại 63,97% được bán cho người lao động trong và ngoài doanh nghiệp, số tiền thu được đưa vào Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước). Sau khi cổ phần hoá, các công ty cổ phần đã phát hành thêm hơn 1.000 tỷ đồng cổ phiếu để thu hút vốn, làm tăng quy mô vốn của doanh nghiệp. Hiệu quả lớn nhất của quá trình cổ phần hoá dưới góc độ bảo đảm an ninh tài chính doanh nghiệp nhà nước là việc đã tăng được giá trị tuyệt đối phần vốn nhà nước ở các

công ty cổ phần và đã tạo được động lực làm tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp này.

Việc cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước đã tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều hình thức sở hữu làm cho người lao động có cổ phần trong doanh nghiệp và cổ đông ngoài doanh nghiệp trở thành người chủ thực sự của doanh nghiệp, có quyền và nghĩa vụ theo luật định. Điều này đã tạo thêm động lực trong sản xuất, kinh doanh và hình thành cơ chế kiểm soát

có hiệu quả hơn của người lao động và xã hội đốì với doanh nghiệp, tăng được năng su ấ t lao động, tiế t kiệm

chi phí, hạ được giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Theo báo cáo của 202 doanh nghiệp đã cổ

p h ầ n hoá được tr ê n 1 năm , p h ầ n lớn là sản x u ấ t, k in h

doanh đều phát triển, đều tăng so với trước khi cổ phần hoá. Tính chung, doanh thu tăng 1,4 lần; lợi nhuận tăng 2 lần; nộp ngân sách nhà nước tăng 1,2 lần. Đồng thời, vốn nhà nước không những được bảo toàn mà còn tăng thêm khoảng 65 tỷ đồng bằng nguồn lợi nhuận để lại. Các công ty cổ phần có doanh thu tăng rất cao như: Đại lý liên hiệp vận chuyển tăng 15,36 lần, Cơ điện lạnh tăng 4,21 lần, Bông Bạch Tuyết tăng 1,57 lần, Cáp và vật liệu viễn thông tăng 2,11 lần, v.v .. Các công ty cổ phần có mức tăng lợi nhuận đáng kể so với trước khi cổ phần là: Đ ại lý liên hiệp vận chuyển tăng

11,14 lầ n , Bông Bạch Tuyết tăng 2,02 lần, Cáp và vật liệu viễn thông tăng 4,57 lần, Chế biến thức ăn gia 56

súc Việt Phong tăng 4,13 lần, V.V.. Các công ty có mức

tãng nộp ngân sách lớn là: Đại lý liên hiệp vận chuyên

tăng 13,5 lần, Bông Bạch Tuyêt tăng 2,68 lần, Cáp và vật liệu viễn thông tăng 2,89 lần, Cao su Sài Gòn tăng 1,49

lần, V.V..

Như vậy, quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà

nước không những đã góp phần bảo đảm an ninh tài chính khu vực doanh nghiệp nhà nước mà còn góp phẩn ổn định, phát triển tài chính quốc gia.

5.2. Doanh nghiệp nhà nước đầu tư một phần vốn đê lập mới công ty cổ phần

Tính đến tháng 5-2001, doanh nghiệp nhà nước đã đầu tư một phần vôn để thành lập được 279 công ty cổ phần với tổng sổ vốn nhà nước gần 900 tỷ đồng, chiếm 46% tổng vốn điều lệ. Trong đó: Hà Nội - 58 công ty (20,8%), Thành phố Hồ Chí Minh - 28 công ty (10%); Thanh Hoá - 25 công-ty (9%); Nam Định - 10 công ty (3,6%); Hải Phòng - 6 công ty (2,1%);... Các công ty cổ phần mới này đều hoạt động có hiệu quả: 267 công ty (96,4%) sản xuất, kinh doanh có lãi, 12 công ty còn lại (3,6%) hoà vốn. Các công ty này đã thực sự hoạt động sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh bình đẳng với mọi doanh nghiệp khác, bước đầu đã chuẩn bị cho mình những điều kiện cần thiết để phù hợp với tình hình mới khi Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Thực chất, việc doanh nghiệp

nhà nước đầu tư một phần vốn để lập mới công ty cổ phần là một biện pháp làm tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, tăng hiệu quả sử dụng vốn và góp phần bảo đảm an ninh tài chính doanh nghiệp nhà nước.

5.3. Thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh, cho

thuê những doanh nghiệp nhà nước quy mô nhỏ, thua lỗ kéo dài

Ngày 10-9-1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 103/1999/NĐ-CP về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước. Đến tháng 5-2001, toàn quốc đã thực hiện xong việc giao, bán, khoán kinh doanh 52 doanh nghiệp nhà nước có vốn nhà nước dưới 1 tỷ đồng (trước năm 1999 có 12 doanh nghiệp), trong đó bán 33, giao 17 và khoán kinh doanh 2 doanh nghiệp. Hình thức doanh nghiệp sau khi được giao, bán, khoán kinh doanh lựa chọn chủ yếu là công ty cổ phần (46/52 doanh nghiệp), tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhìn chung đều khá lên rõ rệt. So với trước khi chuyển đổi, tính chung, vốn kinh doanh tăng 67,3%; doanh thu tăng 42,5%; nộp ngân sách nhà nước tăng 44,5%; thu nhập bình quân ngưòi lao động tăng 38,7%. Một số doanh nghiệp đã có hướng phát triển và đầu tư mở rộng sản xuất. Điển hình là các doanh nghiệp nhà nước sau khi thực hiện chuyển đổi sở hữu đã cải thiện được tình hình tài chính nói. ... 4

riêng và sản xuất, kinh doanh nói chung: Xí nghiệp 58

gạch ngói Hoàng Long Ninh Bình được bán vào năm 1998 có vốn kinh doanh tăng 10 lần, thu nhập bình quân tăng 1,84 lần sau khi bán; Công ty Hải Âu của tỉnh Hải Dương bán năm 1995 có vốn kinh doanh tăng 3,46 lần, thu nhập bình quân tăng 2 lần -sau khi bán; V.V.. Hình thức giao, bán, khoán kinh doanh các doanh nghiệp nhà nước đã tránh được hậu quả giải thể, phá sản doanh nghiệp, thất thoát tài sản của Nhà nước trong các doanh nghiệp này; làm tăng năng lực sản xuất và hiệu quả kinh doanh, góp phần bảo đảm an

Một phần của tài liệu an tinh tài chính doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)