II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM AN NINH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG
3. Có chính sách hợp lýbổ sung vốn cho
doanh nghiệp nhà nước
Hiện nay, vốn bình quân của một doanh nghiệp khoảng 22 tỷ đồng. Nếu bổ sung vốn cho mỗi hà nước mỗi năm là 1 tỷ đồng thì phải nữa mỗi đơn vị mới có được 300
tỷ đồng (tương đương 20 triệu USD - số vốn kinh doanh của một công ty nhỏ ở các nước công nghiệp phát triển). Tuy nhiên, thực tế hàng năm Nhà nước chỉ cấp bố sung cho mỗi tổng công ty (có 20-40 công ty thành viên) được từ 1 đển 3 tỷ đồng. Việc bổ sung vốn kinh doanh cho doanh nghiệp nhà nước như vậy là quá nhỏ, không nâng cao được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Trong khi đó, tiềm lực của ngân hàng thương mại quốc doanh của Việt Nam thấp, trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh thì ba ngân hàng có vốn chủ sở hữu là
1.000 tỷ đồng, một ngân hàng có vốn chủ sở hữu là 2.000 tỷ đồng (tương đương từ 200 đển 400 triệu USD). Các tông công ty có nhiều doanh nghiệp thành viên chỉ được ngân hàng bảo lãnh hoặc cho vay không quá 15% vốn sở hữu (khoảng l ỗ đển 300 tỷ đồng). Do vậy, các tổng công ty này không đủ vốn cho các doanh nghiệp thành viên sản xuất, kinh doanh. Chính vì thế, trong thòi gian tới, chúng ta cần cải tiến cơ chế cấp vốn bổ sung cho các doanh nghiệp một cách hợp lý hơn. c ầ n nghiên cứu kỹ và có thể áp dụng một trong những ý kiến nhận được sự đồng tình từ nhiều phía là đề xuất về cải tiến cấp vốn cho doanh nghiệp nhà nước1. Theo đề xuất, Chính phủ không cấp vốn tả n mạn cho doanh
nghiệp nhà nước mà khẩn trương dồn vốn cho bốn ngân hàng thương mại quốc doanh. Sau đó, các ngân hàng này cấp cho các doanh nghiệp nhà nước với lãi suất bằng tỷ lệ thu sử dụng vốn ngân sách trước đây cộng với phí ngân hàng. Số vốn ngân hàng cho doanh nghiệp nhà nước vay ưu đãi cũng bằng kê hoạch cấp vốn của Bộ Tài chính và các Bộ liên quan cho doanh nghiệp nhà nừớc. Đồng thời, khi ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn, bên cạnh việc bảo đảm an ninh tài chính của mình, các ngân hàng thương mại quốc doanh sẽ có khả năng bảo lãnh hoặc cho các doanh nghiệp nhà nước vay mọi hợp đồng kinh tế, mọi dự án khả thi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, không làm lỡ cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước như trước đây.
Bên cạnh đó, cần sớm thí điểm việc Nhà nước thực hiện phương thức đầu tư và quản lý vốn tại doanh nghiệp thông qua Công ty đầu tư tài chính nhà nước. Công ty đầu tư tài chính nhà nước là một tổ chức tài chính có chức năng kinh doanh vốn của Nhà nước qua phương thức đầu tư vốn vào doanh nghiệp, nhằm mục đích: chuyển từ cơ chế Nhà nước cấp phát vốn sang cơ chế Nhà nước đầu tư vốn vào doanh nghiệp; xác lập rõ quyền chủ sở hữu về vốn của Nhà nước và quyền sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước; chuyển phương thức quản lý tài, chính mang tính hành chính đôi với doanh nghiệp có vốn nhà nước sang phương thức kinh doanh vốn theo cơ chế thị trường; góp phần thực hiện
nhanh quá trình công ty hoá doanh nghiệp nhà nước và xoá bỏ chế độ chủ quản của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trực tiếp. Công ty đầu tư tài chính nhà nước có nhiệm vụ: thực hiện quyền chủ sở hữu về vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, thông qua đó điều chỉnh cơ cấu vốn nhà nước theo mục tiêu quản lý vĩ mô của Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và sử dụng vốn của khu vực doanh nghiệp nhà nước.
Đây là hai biện pháp quan trọng đôi với v ấn để cấp vốn bổ sung cho doanh nghiệp nhà nước nhằm làm lành mạnh hoá, nâng cao sức cạnh tranh, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của khu vực doanh nghiệp này. Qua đó, góp phần bảo đảm an ninh tài chính doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá doanhnghiệp nhà nước và chuyển đổ i sở hữu các doanh