Tiến trình Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu an tinh tài chính doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 37)

III. CÁC TIÊU THỨC ĐÁNH GIÁ AN NINH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

2. Tiến trình Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế phát triển kinh tế của các quốc gia trong giai đoạn hiện nay. Cùng VỚI

chính sách mở cửa, quá trình chủ động hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vói kinh tế khu vực và thê giới là một tất yếu khách quan. Trên thực tế, Việt Nam đã và đang từng bước tham gia vào quá trình phân công, hợp tác quốc tế và quá trình quốc tế hoá nền kinh tế thế giới. Việt Nam hiện đã mỏ rộng mạnh mẽ quan hệ kinh tê song phương và đa phương, phát triển quan hệ đầu tư với gần 70 nước và lãnh thổ; bình thường hoá quan hệ với các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Bên cạnh đó, ngày 28-7-1995, nước ta đã gia nhập Hiệp hội Mậu dịch tự do của các nước ASEAN (AFTA). Với sự tham gia này, Việt Nam cùng các quôc gia trong khối ASEAN sẽ thực hiện Chương trình ưu đãi thuê quan CEPT có hiệu lực chung, nghĩa là, sẽ phải hoàn tất việc cắt giảm thuế quan đến mức 0%-5% vào năm 2003 (thời hạn này đốì với Việt Nam là năm 2006).; Tháng 11-1998, Việt Nam trở thành thành viên

của Tổ chức Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). APEC với 21 nước thành viên chiếm hơn 1/2 GNP của thế giới và khoảng 80% khối lượng mậu dịch với Việt Nam đang là mối quan tâm lớn trong chiến lược phát triển kinh tế của nước ta cũng như nhiều nước khác. Ngày 10-7-2000, Việt Nam đã ký Hiệp định Thương mại với Hoa Kỳ và Hiệp định này có hiệu lực vào năm 2001. Đây là một cố gắng lớn của Việt Nam trong tiến trình gia nhập Tổ chức Thương mại thê giới (WTO).

Việt Nam đã nộp đơn gia nhập WTO từ năm 1995, và đến nay đã qua giai đoạn đầu tiên - giai đoạn “giải thích làm rõ" chính sách thương mại của mình. Bước vào giai đoạn thứ hai - giai đoạn đi vào đàm phán thực chất, Việt Nam đã chủ động, tích cực xây dựng phương án đàm phán song phương, mở cửa thị trường. Tháng 12-2001, Việt Nam đã gửi bản chào ban đầu về thuế quan và dịch vụ tới WTO. Đây là cơ sở quan trọng để bắt đầu đàm phán song phương. Tháng 4-2002, phiên họp thứ năm của Ban Công tác (WTO) được tổ chức tại Thuỵ Sỹ. Việt Nam sẽ thực hiện việc đàm phán song phương với các nước.

Trên đây là những bước đi quan trọng trong tiến trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Quá trình hội nhập vào kinh tế khu vực và th ế giới sẽ tạo ra cho Việt Nam những thuận lợi, bên cạnh đó cũng

đặt ra nhiều thách thức, khó khăn đối vối việc phát triển kinh tế, trong đó có vấn đề bảo đảm an ninh tài chính nói chung và bảo đảm an ninh tài chính doanh nghiệp nhà nước nói riêng.

Một phần của tài liệu an tinh tài chính doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)