Phát triển dich vụ xếp hạng tín nhiệm

Một phần của tài liệu an tinh tài chính doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 97)

, 5 Xây dựng các chỉ tiêu chuẩn mực đánh giá

6.Phát triển dich vụ xếp hạng tín nhiệm

Dịch vụ xếp hạng tín nhiệm bắt nguồn từ quá trình phát triển thị trường chứng khoán trên thê giới. Việc đánh giá hệ số' tín nhiệm có thể hiểu là sự đánh giá ; hiện thòi về khả năng và mức độ sẵn sàng trả nợ gốc, lãi của một người đi vay đối với mỗi khoản vay nhất

97

định trong suốt thời gian hiệu lực của khoản vay đó. Về bản chất, đậy là sự đánh giá về khả năng thanh toán các khoản nợ vay của doanh nghiệp. Bởi vì, trên thị trường chứng khoán, người đầu tư vào trái phiếu hoặc người cho vay có thể gặp rủi ro khi người vay mất khả năng thanh toán hay vỡ nợ. Rủi ro này gọi là rủi ro tín dụng. Những người đầu tư vào trái phiếu (tức là người cho vay) phần lớn không biết được tình hinh tài chính của người phát hành. Để hạn chế rủi ro tín dụng cho người đầu tư vào trái phiếu cần có một tổ chức đứng ra cung cấp các thông tin và đánh giá mức độ rủi ro đôi với trái phiếu của người phát hành.

Việc đánh giá mức độ rủi ro tín dụng được xác định bằng hệ số tín nhiệm. Tại nhiều nước đã hình thành • những tổ chức chuyên môn phân tích và đánh giá hệ số

tín nhiệm đối với người phát hành. Hai công ty lâu đòi và nổi tiếng trong lĩnh vực này là hai công ty của Hoa Kỳ: Công ty Moody và Công ty Standard và Poors

(S&P). Hai công ty này đưa ra ký hiệu trong việc xếp hạng mức độ rủi ro bằng các chữ cái như AAA, AAB, Aaa, aaa, V.V., và cách xếp hạng này đã được sử dụng phổ biến ỏ các nước và các trung tâm tài chính lớn hiện nay. Tại một số nước, việc đánh giá hệ số tín nhiệm đã trở thành vấn đề pháp lý có tính chất bắt buộc đối với việc phát hành trái phiếu. Hệ số tín nhiệm ngày càng có vai trò quan trọng trong việc phát triển thị trường trái phiếu của nhiều nước và thị trường trái phiếu quốc tế.

Việc đánh giá hệ số tín nhiệm không những có vai trò quan trọng trong việc phát triển thị trường chứng khoán mà còn góp phần bảo đảm an ninh tài chính doanh nghiệp nhà nước nói riêng và an ninh tài chính quốc gia nói chung. Đối với các nhà đầu tư, ngân hàng, các tổ chức' tài chính trung gian, việc xêp hạng tín nhiệm giúp cho họ đánh giá được mức độ rủi ro tín dụng để quyết định đầu tư mua trái phiếu, cho vay, tài trợ, bảo lãnh phát hành, định giá chứng khoán. Đối với doanh nghiệp phát hành, việc xếp hạng tín nhiệm giúp họ huy động vốn trên thị trường được dễ dàng, thuận lợi hơn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, làm giảm bớt chi phí sử dụng vốn. Đồng thời, hệ số tín nhiệm thúc đẩy người phát hành nâng cao hơn trách nhiệm đôi với người đầu tư. Việc đánh giá hệ số tín nhiệm liên quan chặt chẽ đển chữ tín của doanh nghiệp phát hành, điều đó thúc đẩy người phát hành thực hiện tốt hơn các cam kết đối với người đầu tư trong việc bảo đảm thanh toán tiền lãi và vốn vay; đôi với quan quản lý nhà nước, việc xếp hạng hệ số” tín nhiệm sẽ giúp đánh giá được

thực trạng rủi ro tín dụng trên bình diện vĩ mô và đối với từng doanh nghiệp cụ thể để có biện pháp quản lý

hiệu quả, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia. Với vai trò

quan trọng đó, xếp hạng tín nhiệm là một trong những vấn đề cốt lõi để thúc đẩy tài chính quốc gia nói chung và tài chính doanh nghiệp nói riêng phát triển lành mạnh, an toàn, có hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới.

Hiện nay, dịch vụ xếp hạng tín nhiệm ỏ Việt Nam vẫn chưa hình thành và phát triển. Trong thời gian tới, chúng ta cần chú trọng phát triển loại hình dịch vụ này. Để phát triển nó, trước tiên phải hình thành tổ chức xếp hạng tín nhiệm. Trong thòi gian đầu, khi dịch vụ này còn mới, Chính phủ nên giao cho cơ quan chuyên trách việc đánh giá an ninh tài chính doanh nghiệp đảm nhận. Đồng thòi, có quy định bắt buộc đôi VỚI doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước khi phát hành trái phiếu hoặc khi đi vay những khoản tín dụng lớn phải được xếp hạng tín nhiệm. Đây là một trong những giải pháp quan trọng góp phần làm lành mạnh hoá tài chính và bảo đảm an ninh tài chính khu vực doanh nghiệp nhà nước.

Một phần của tài liệu an tinh tài chính doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 97)