Sửa đổi, bổ sung Luật doanh nghiệp nhà nước:

Một phần của tài liệu an tinh tài chính doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 86)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM AN NINH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG

1. Sửa đổi, bổ sung Luật doanh nghiệp nhà nước:

sát tài chính doanh nghiệp nhà nước; nâng cao trình độ cán bộ quản lý doanh nghiệp; củng cố và phát triển các tổng công ty; nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước.

1. Sửa đổ i, bổ sung Luật doanh nghiệp nhànước: nước:

Để bảo đảm an ninh tài chính doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đề nghị Quôc hội sớm nghiên cứu, xem .xét bổ sung, sửa đổi lại Luật doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ ba khoá IX. Một số nội dung cơ bản bao gồm:

- Cần sửa đổi, bổ sung lại khái niệm doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay, doanh nghiệp nhà nước không chỉ được hiểu là doanh nghiệp được Nhà nước đầu tư 100%

số vốn hoạt động kinh doanh mà còn bao gồm cả công ty cổ phần (số cổ phần chi phối do Nhà nước nắm); công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có 100% vốn của Nhà nước, doanh nghiệp hoạt động công ích, V.V..

- Phân biệt rõ chức năng của cơ quan đại diện quyền chủ sở hữu của Nhà nước với chức năng điều hành sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Giao

quyền quyết định nhiều hơn đi đôi với đòi hỏi trách nhiệm cao hơn đối với đại diện trực tiếp chủ sở hữu tại doanh nghiệp. Đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp thường là Hội đồng quản trị công ty, những nơi không có hội đồng quản trị thì đại diện chủ sở hữu này là các ỉf'

Bộ, ngành, u ỷ ban nhân dân các tỉnh thành.

- Cần quy định cấp có quyển thành lập mới doanh nghiệp nhà nước. Việc thành lập mới doanh nghiệp nhà nước chủ yếu thực hiện dưới hình thức công ty cổ phần. Chỉ thành lập mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đôi với những ngành, lĩnh vực mà Nhà nước cần giữ độc quyên, hoặc các thành phần kinh tế khác không muôn hay không có khả năng tham gia.

- Doanh nghiệp được tự chủ trong việc phân phôi và trích lập các quỹ từ lợi nhuận để lại theo khung quy định chung. Tuy nhiên, cần quy định không cho phép doanh nghiệp phân phôi và trích lập các quỹ từ lợi nhuận sau thuế nếu doanh nghiệp vẫn còn nợ xấu, nợ quá hạn, V.V..

Một phần của tài liệu an tinh tài chính doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)