Đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và chuyển đổ i sở hữu các doanh

Một phần của tài liệu an tinh tài chính doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 92)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM AN NINH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG

4.Đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và chuyển đổ i sở hữu các doanh

nghiệp nhà nước

Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ ba khoá IX đã nêu: trong năm năm trước mắt phải Hoàn thành cơ bản việc sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu doanh nghiệp nhà nước hiện có: cổ phần hoá những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn; sáp nhập, giải thể, phá sản những doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả; giao, bán, khoán kinh doanh, 92

cho thuê các doanh nghiệp quy mô nhỏ, không cố phần hoá được và Nhà nước không cần nắm giữ...”1. Đây là một trong những biện pháp làm lành mạnh hoá tài chính và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh khu vực doanh nghiệp nhà nước. Qua đó, góp phần bảo đảm an ninh tài chính doanh nghiệp nhà nước trong điểu kiện Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và thê giới. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ ba khoá IX, trong thòi gian tới, Việt Nam cần đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá và chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước. để thực hiện được điều đó, chúng ta cần thực hiện các giải pháp sau:

a) Đôi với doanh nghiệp nhà nước hiện có mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn, cơ quan đại diện chủ sở hữu cán cứ vào lĩnh vực, mặt hàng đang sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp mà xác định mức độ cổ phần hoá cụ thể theo các loại hình (doanh nghiệp nhà nước có cổ phần chi phối, doanh nghiệp nhà nước có cổ phần đặc biệt, doanh nghiệp nhà nước chỉ giữ tỷ lệ cổ phần mức thấp và doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hoá Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần).

.Việt Nam: Nghị quyết Hội nghị lần Trung ương Đảng, khoá IX về tiếp

hát triền và nang cao niệu quá

Việc này phải được xác định sớm để có kế hoạch từng bước triển khai thực hiện. '

Sửa đổi, bổ sung chế ưu tiên bán cổ phần cho người lao động trong doanh nghiệp để tạo ra động lực phát triển sản xuất, kinh doanh và gắn bó người lao động với doanh nghiệp, đồng thòi dành một phần tỷ lệ thích hợp bán ra ngoài để thu hút vốn, kinh nghiệm quản lý của các cố đông ngoài doanh nghiệp.

Chính phủ cần có quy định để khắc phục tình trạng chênh lệch về cổ phần ưu đãi cho người lao động giữa các doanh nghiệp cô phần hoá; cho phép các chủ nợ chuyển vốn vay thành vốn góp cổ phần. Đồng thòi, sửa đôi chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp cổ phần hoá theo hướng chỉ ưu đãi đốì với những doanh nghiệp khi cô phần hoá có khó khăn (vốn nhà nước thấp, kinh doanh thua lỗ, ở những ngành, lĩnh vực, địa bàn kém hấp dẫn, V . V . ) ; sửa đôi phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, bán cổ phiếu để nâng cao tính khách quan, chính xác; có chính sách để người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá được giữ cổ phần ưu đãi sau khi mua trong một thời gian nhất định. Bên cạnh đó, cho phép nhà đầu tư mua cổ phần lần đầu đối với doanh nghiệp cổ phần hoá mà Nhà nước không giữ cổ phần chi phối theo đúng Luật doanh nghiệp năm 1999, Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) năm 1998; cho phép nhà đầu tư nước ngoài được mua không quá 30% vốn điều lệ của công ty. s ố tiền thu được từ

bán cổ phần dành để đầu tư phát triển doanh nghiệp nhà nước.

b) Chỉ đạo chặt chẽ và khuyến khích doanh nghiệp nhà nước đẩy mạnh việc đầu tư một phần vốn để lập mới công ty cổ phần ở những lĩnh vực cần thiêt.

c) Đôi với các doanh nghiệp nhà nước có quy mô nhỏ mà Nhà nước không cần nắm giữ và không cổ phần hoá được, kinh doanh không có hiệu quả thì tuỳ thực tế của từng doanh nghiệp mà cơ quan nhà nước là đại diện chủ sở hữu quyết định một trong các hình thức như giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê hoặc sáp nhập, giải thể, phá sản. Việc giao, bán doanh nghiệp nhà nước cần có chính sách khuyên khích chuyển thành công ty cổ phần của người lao động tại doanh nghiệp. Trong quá trình thực hiện, các Bộ, ngành, cơ quan chức năng ở địa phương phải tập trung chỉ đạo và có biện pháp thiết thực, dứt điểm giải quyết những khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là trong xử lý nợ tồn đọng, xác định giá trị doanh nghiệp.

- Sửa đổi, bổ sung Luật phá sản doanh nghiệp năm 1989 theo hướng người quyết định thành lập doanh nghiệp có quyền để nghị tuyên bố phá sản doanh

nghiệp.

Một phần của tài liệu an tinh tài chính doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 92)