Nguyên nhân những tồn tạ

Một phần của tài liệu an tinh tài chính doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 79)

II. NHỮNG TỒN TẠ

3. Nguyên nhân những tồn tạ

khách quan cơ bản gây ra những tồn tại, hạn chế đối với tình hình an ninh tài chính doanh nghiệp nhà nước và việc bảo đảm an ninh tài chính doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

3.2. Nguyên nhân chủ quan

Những tồn tại, yếu kém về an ninh tài chính doanh nghiệp nhà nước và bảo đảm an ninh tài chính doanh nghiệp nhà nước có nguyên nhân khách quan, nguyên nhân do lịch sử để lại mà việc giải quyết không thể diễn ra trong thòi gian ngắn. Tuy nhiên, những tồn tại, yếu kém đó chủ yếu là do các nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất là, nhận thức của chúng ta chưa thống nhất, chưa đầy đủ về tài chính doanh nghiệp nhà nước và chủ trương sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước, có nhiều vấn đề chưa rõ, các ý kiến còn khác nhau nhưng chưa có tổng kết thực tiễn và kết luận để rút ra giải pháp kịp thời và nhất quán như: tổ chức và cơ chế hoạt động của tổng công ty nhà nước; vấn đề xử lý dứt điểm nợ tồn đọng của khu vực doanh nghiệp nhà nước; cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước thua lỗ; vấn đề thanh tra, kiểm tra tài chính doanh nghiệp nhà nước; V.V.. Bên cạnh đó, hầu như chúng ta chưa có nhận thức trên bình diện vi mô về vấn đề an ninh tài chính doanh nghiệp nhà nước và việc bảo đảm an ninh tài chính doanh nghiệp nhà nước. Đây là một nguyên nhân quan

trọng tạo ra những tồn tại trên.

Thứ hai là, quản lý nhà nước còn nhiều vướng mắc, cải cách hành chính tiến hành chậm. Vướng mắc chủ yếu dưới góc độ bảo đảm an ninh tài chính doanh nghiệp nhà nước là chưa phân định rõ được quyền quản lý của Nhà nước; quyển quản lý của cơ quan nhà nước với tư cách là người chủ sở hữu; quyền của chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp; quyền sử dụng vôn và chủ động kinh doanh của doanh nghiệp. Còn có quá nhiều văn bản pháp quy chồng chéo, thiếu tính khả thi, trói buộc quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, sử dụng vốn và lợi nhuận kinh doanh. Bên cạnh đó, cải cách hành chính chưa theo kịp yêu cầu đổi mới doanh nghiệp nhà nước và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, còn nhiều thủ tục gây khó khăn, tôn kém tiền bạc, thời gian và mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, chưa phát huy được tính năng động của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Do đó, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của khu vực doanh nghiệp nhà nước còn thấp, an ninh tài chính doanh nghiệp nhà nước gặp khó khăn khi nước ta hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Thứ ba là, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp nhà nước nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu về năng lực quản lý, một bộ phận còn tỏ ra yếu về phẩm chất và thiếu tinh thần trách nhiệm. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ

quản lý doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Nhà nước chưa có cơ chế, chính sách đãi ngộ, tạo động lực thích hợp để tuyển chọn, bố trí cán bộ giỏi cho quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và cán bộ lãnh đạo, quản lý, điều hành doanh nghiệp nhà nước. Đây là một trong những nguyên nhân bản làm cho khu vực doanh nghiệp nhà nước trong hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa thực sự phát huy được vị trí, tiềm lực của mình để bảo đảm cho kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo đối với nền kinh tế quốc dân, tình hình tài chính doanh nghiệp nhà nước còn nhiều bất

CHƯƠNG III

QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PH Á PBẢO ĐẢM AN NINH TÀI CHÍNH BẢO ĐẢM AN NINH TÀI CHÍNH

DOANH NG H IỆP NHÀ NƯỚC TRONGĐIề U KIỆN CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP KINH Tế ĐIề U KIỆN CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP KINH Tế

QUỐC T Ế VÀ KHƯ v ực

I. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG c ơ BẢN VỂ BẢO ĐẢM AN NINH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu an tinh tài chính doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)