Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ đầu tư tài CHÍNH tại TỔNG CÔNG TY cổ PHẦN bảo HIỂM NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 69)

Phí bảo hiểm thu được sau trên cơ sở trích lập dự phòng phí bảo hiểm sẽ làm gia tăng nguồn vốn phục vụ hoạt động ĐTTC. Thị trường bảo hiểm Việt Nam được đánh giá là một thị trường mới phát triển và còn rất tiềm năng. Tuy nhiên BIC vẫn đang từng bước tiếp tục đầy mạnh gia tăng thị phần và đặt mục tiêu trong những năm sau tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng mức trên dưới 15%.

Trong khi đó tốc độ tăng trưởng doanh thu phí của BIC trong những năm vừa qua được đánh giá là một trong những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng tốt nhất với mức tăng cao so với bình quân thị trường, tuy nhiên tổng doanh thu phí của BIC vẫn chiếm một giá trị rất khiêm tốn, năm 2013 là năm BIC đạt doanh thu tốt nhất thì mới chỉ đạt 856 tỷ đồng. Do đó, để tăng nguồn vốn có thể đầu tư của BIC trong thời gian tới thì một trong những giải pháp cần phải thực hiện là việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm để tăng doanh thu phí bảo hiểm. Để thực hiện được việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm đòi hỏi BIC phải nổ lực thực hiện một số giải pháp, đó là:

Tiếp tc thc hin đẩy mnh phát trin các kênh phân phi, mng lưới:

 Mở rộng mạng lưới bằng cách thành lập và tạo sự hiện diện các Công ty thành viên, các phòng kinh doanh tại các địa bàn trọng điểm có tiềm năng phát triển.

 Đẩy mạnh công tác tuyển dụng và đào tạo đội ngũ đại lý có hiểu biết chuyên sâu về các dịch vụ bảo hiểm mình cung cấp để phát triển kênh bán hàng qua đại lý.

 Xây dựng và đẩy mạnh hoạt động bán hàng thông qua các ngân hàng thương mại (Bancassurance)

 Hoàn thiện và phát triển kênh phân phối mới như E – business, bán hàng trực tuyến (internet online) để tăng doanh thu phí bảo hiểm, tận dụng cơ sở vật chất của hệ thống ngân hàng, công nghệ thông tin, tạo thành kênh phân phối có hiệu quả.

 Đẩy mạnh kênh khai thác qua các công ty môi giới bảo hiểm trong và ngoài nước nhằm tận dụng tối đa nguồn khách hàng này.

 Mở các điểm giao dich bán bảo hiểm tại các quầy giao dịch của BIDV để tận dụng mạng lưới và uy tín của BIDV và các ngân hàng khác đã và đang liên kết trong việc cung cấp sản phẩm ra thị trường.

Trong bối cảnh thị trường bảo hiểm cạnh tranh ngày càng gay gắt với sự tham gia của hàng loạt các công ty bảo hiểm (tính đến thời điểm này thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có 29 doanh nghiệp phi nhân thọ), đặc biệt là các công ty bảo hiểm ngành, do đó tính cạnh tranh của thị trường bảo hiểm ngày càng trở nên khốc liệt hơn nữa, điều này đòi hỏi BIC phải có những định hướng nâng cao tính cạnh tranh thông qua việc tăng năng lực tài chính của mình.

Năng lực tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, nếu một doanh nghiệp có khả năng tài chính vững mạnh thì sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng tiếp cận, nhận các dịch vụ bảo hiểm lớn và tăng mức giữ lại mà vẫn đáp ứng được yêu cầu về trách nhiêm đối với khách hàng.

Để thực hiện giải pháp này, BIC cần thực hiện các nội dung:

 Cần rà soát lại phương pháp trích lập dự phòng, lựa chọn phương pháp trích lập dự phòng rủi ro ở mức an toàn, thông lệ.

 Đảm bảo khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán luôn ở mức cao hơn quy định.

 BIC cần chú trọng công tác đào tạo cán bộ để nâng cao trình độ quản lý của cán bộ công nhân viên thông qua việc áp dụng các công nghệ thông tin hiện đại, các phần mềm quản lý chuyên nghiệp, hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ, và thực hiện công tác đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ đối với cán bộ công nhân viên của công ty để cán bộ nắm vững vàng các chuyên môn nghiệp vụ, quy trình thực hiện, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc.

 Hàng năm, BIC cần xây dựng chương trình tái bảo hiểm cố định tổng thể với các nhà tái bảo hiểm để lựa chọn phương án kinh doanh, phương án tái tốt nhất, hiệu quả nhất, tận dụng những kỹ thuật, khả năng quản lý rủi ro, hậu thuẫn của nhà tái hàng đầu thế giới như Swiss re, Munich Re, London … để nâng dần mức giữ lại đến mức độ cao nhất nhưng vẫn an toàn và hiệu quả.

Nâng cao cht lượng, dch v

 Trong công tác chăm sóc khách hàng sau bán hàng cần có quy trình đánh giá, đo lường sự hài lòng của khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ.

 Không ngừng nâng cao dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng, đặc biệt là hoạt động sau bán hàng.

 Đầy mạnh công tác dịch vụ khách hàng để nắm bắt tâm tự nguyện cvọng khách hàng và các phàn nàn khách hàng nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ tốt nhất đến với khách hàng.

 Cải tiến quy trình giám định bồi thường theo hướng đơn giản nhưng vẫn đảm bảo đúng theo quy định.

 Tăng cường chính sách khách hàng, khuyến khích khách hàng để gia tăng công tác tái tục và phát triển mới khách hàng

Xây dng các sn phm đa dng, đặc trưng và tích hp

Ngoài các sản phẩm truyền thống đã cung cấp cho khách hàng. Cần từng bước cung cấp các sản phẩm tích hợp, đa dạng hơn về nhu cầu bảo hiểm của khách hàng để đáp ứng nhu cầu ngày một cao của khách hàng.

Dó đó để tăng doanh thu và tạo sự khác biệt, BIC cần đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu, xây dựng và triển khai cung cấp các sản phẩm mới để giảm áp lực cạnh tranh các sản phẩm truyền thống.

La chn các nhà đầu tư chiến lược tham gia đầu tư

BIC đã và đang tìm kiếm và lựa chọn nhà đầu tư chiến lược. Mục tiêu lựa chọn nhà đầu tư chiến lược của BIC sẽ hỗ trợ công tác phát triển BIC như:

 Tận dụng được công nghệ hiện đại, trình độ quản lý rủi ro, thị trường, gia tăng vốn kinh doanh.

 Phát triển nền khách hàng mới trên cơ sở đầy mạnh khai thác qua đối tác sẵn có.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ đầu tư tài CHÍNH tại TỔNG CÔNG TY cổ PHẦN bảo HIỂM NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)