Thực trạng hoạt động đầu tư tài chính tại BIC

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ đầu tư tài CHÍNH tại TỔNG CÔNG TY cổ PHẦN bảo HIỂM NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 43)

2.2.1. Mô hình và hình thức tổ chức

      

44 

Ban Đầu tư tài chính (ĐTTC) được thành lập theo Quyết định số 058/QĐ-HĐQT ngày 01/10/2010. Hoạt động của Ban ĐTTC chịu sự quản lý trực tiếp của Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính Tổng công ty và Hội đồng đầu tư do Hội đồng quản trị lập ra. Cơ cấu Ban Đầu tư tài chính gồm:

Sơ đồ 03- Sơ đồ mô hình tổ chức Ban Đầu tư tài chính

+ Ban giám đốc Ban đầu tư tài chính (Giám đốc và phó giám đốc)

+ Các chuyên viên phụ trách đầu tư, phân tích tài chính và dịch vụ tài chính của Ban (05 cán bộ). Chuyên viên đầu tư được phân công theo mãng về quản lý dự án ngắn hạn và quản lý dự án dài hạn. Đội ngũ cán bộ của Ban đầu tư tài chính phần lớn là cán bộ trẻ, năng động và có trình độ học vấn. Về cơ sở vật chất, BIC đã ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ở cập độ toàn công ty nói chung và ban đầu tư nói riêng khá sớm. Các phân hệ trên hệ thống quản trị chung của BIC được thiết kế riêng nhằm đáp ứng nhu cầu công việc chính của Ban ĐTTC.

Việc thực hiện quy trình ĐTTC tuân thủ theo quy trình đầu tư tài chính đã được ban hành áp dụng riêng lẻ cho từng nghiệp vụ đầu tư như: đầu tư trái phiếu, cổ phiếu, góp vốn,…

Việc tổ chức hoạt động đầu tư tuân thủ thẩm quyền và theo đúng quy chế đầu tư của BIC với lưu đồ quy định các bước thực hiện rõ ràng.

Ban ĐTTC có chức năng và nhiệm vụ cụ thể như sau:

 Phân tích kinh tế vĩ mô, thị trường chứng khoán, các ngành nghề có tiềm năng tăng trưởng định kỳ để phục vụ cho hoạt động tự doanh và tư vấn tài chính của BIC. Giám đốc Ban đầu tư Chuyên viên  Đầu tư cổ phiếu Chuyên viên  quản lý vốn góp,  phân tích tài chính

Chuyên viên đầu tư  trái phiếu và tiền 

gửi Phó giám đốc Ban 

45 

 Phối hợp với các Ban có liên quan phân tích và dự báo tình hình tài chính của BIC.

 Xây dựng mối quan hệ với doanh nghiệp, các công ty chứng khoán, các tổ chức đầu tư tài chính nhằm khai thác thông tin và tận dụng lợi thế là tổ chức tài chính lớn nhằm đi trước đón đầu được những xu hướng đầu tư, phát triển hiệu quả về lâu dài cũng như khai thác những cơ hội đầu tư ngắn hạn.

 Quản lý danh mục đầu tư, đề xuất, thực hiện phân bổ tài sản, điều chỉnh cơ cấu tài sản bảo đảm đạt hiệu quả tối ưu, lập kế hoạch và phân bổ nguồn tiền gửi để bảo đảm khả năng thanh khoản.

 Tìm kiếm và thực hiện các cơ hội đầu tư tiền gửi, trái phiếu, cổ phiếu, bất động sản,…

 Thực hiện các nghiệp vụ repo cổ phiếu, trái phiếu đảm bảo nguyên tắc an toàn và phát triển vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư.

 Quản lý các nguồn vốn đầu tư ủy thác để đầu tư đảm bảo hiệu quả cao nhất.

 Tổ chức nghiên cứu đánh giá các dự án đầu tư, thành lập, mua bán doanh nghiệp.

 Trực tiếp quản lý, theo dõi, đánh giá các khoản đầu tư, các khoản vốn góp vào các doanh nghiệp khác, kịp thời trình Ban Tổng Giám đốc xử lý khi có thông tin mới có thể tác động đến giá trị phần vốn góp và giá trị các khoản đầu tư thương mại.

 Phối hợp với Ban Tài chính kế toán trong việc lập kế hoạch, theo dõi và báo cáo kết quả đầu tư tài chính từng thời kỳ.

 Thực hiện công tác quan hệ cổ đông của Tổng Công ty (IR); đảm bảo việc cung cấp thông tin trung thực, minh bạch, nhanh chóng, chính xác…; tạo dựng quan hệ, uy tín tốt đối với các cổ đông và nhà đầu tư.

 Hỗ trợ khối kinh doanh bảo hiểm trực tiếp thông qua kênh đầu tư tài chính.

 Trực tiếp quản lý, theo dõi, đánh giá các khoản đầu tư, các khoản vốn góp vào các doanh nghiệp khác của BIC, kịp thời trình Ban Tổng giám đốc xử

46 

lý khi có thông tin mới có thể tác động đến giá trị phân vốn góp và giá trị các khoản đầu tư thương mại.

(trích theo chức năng nhiệm vụ của Ban ĐTTC được Hội đồng Quản trị BIC quy định)

2.2.2. Nguồn vốn đầu tư tài chính tại BIC

Theo quy định của Pháp luật tại Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính Phủ, Nguồn vốn đầu tư của DNBHPNT bao gồm: nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn từ quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Bng 04: Ngun vn đầu tư tài chính ca BIC (2006-2013)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu chủ sở hữu Nguồn vốn trọng Tỷ DPNV Quỹ trọng Tỷ Nguồn khác (UTĐT) Tỷ trọng Tổng cộng 2006 210,350 73% 39,625 14% 40,000 14% 289,975 2007 520,355 81% 93,294 15% 28,430 4% 642,079 2008 443,440 27% 158,812 10% 1,011,705 63% 1,613,957 2009 518,681 34% 177,138 12% 842,083 55% 1,537,902 2010 680,274 30% 252,420 11% 1,323,094 59% 2,255,788 2011 749,898 48% 298,012 19% 519,253 33% 1,567,163 2012 758,427 67% 369,033 32% 10,090 1% 1,137,550 2013 791,936 62% 482,260 37% 12,522 1% 1,286,718

47 

Biểu đồ 05: Nguồn vốn đầu tư tài chính của BIC (2006 – 2013)

Về cơ bản nguồn vốn ĐTTC của BIC phần lớn là từ nguồn vốn chủ sở hữu và Quỹ dự phòng nghiêp vụ. Hai nguồn này chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư và gia tăng theo tốc độ phát triển chung của BIC trong toàn giai đọan từ khi đưa vào hoạt động đến nay. Tuy nhiên, nguồn vốn trên cũng được bổ sung đáng kể nguồn vốn khác mà chủ yếu ở đây là nguồn vốn ủy thác đầu tư. Giai đoạn 2008-2011 là giai đoạn cao trào của việc ủy thác đầu tư và nguồn vốn từ chính Ngân hàng mẹ BIDV ủy thác nhằm gia tăng lợi nhuận đầu tư từ việc gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.

Tuy vậy, nguồn vốn có thể đầu tư không phải là toàn bộ nguồn trên mà phải tuân theo quy định của pháp luật đối với DNBHPNT là Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính Phủ, Thông tư số 156/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính. Cụ thể nguồn hình thành vốn đầu tư với từng phần như sau:

2.2.2.1. Nguồn vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu của BIC trong giai đoạn 2006-2013 có những thay đổi đáng kể do tình hình đẩy mạnh kinh doanh và tỷ lệ tăng trưởng cao thấy rõ rệt.

Trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu, DNBHPNT chỉ cần sử dụng một tỷ trọng không lớn để đầu tư mua sắm tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh còn một phần lớn được sử dụng để ĐTTC.

48 

Bảng 06: Nguồn vốn chủ sở hữu của BIC (2006-2013)

TT Năm Nguồn vốn chủ sở hữu (triệu đồng) % tăng trưởng so với năm trước (%)

1 2006 210,350 - 2 2007 520,355 147% 3 2008 443,440 -15% 4 2009 518,681 17% 5 2010 680,274 31% 6 2011 749,898 10% 7 2012 758,427 1% 8 2013 791,936 4%

Tốc độ tăng trưởng bình quân: 47,06%

Nguồn: Báo cáo tài chính BIC giai đoạn 2006 - 2013

Từ bảng 2.3 ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của BIC có sự tăng lên do có điều chỉnh về vốn điều lệ. Cụ thể trong năm 2007 công ty được tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng, năm 2010 tăng vốn lên 660 tỷ và 2013 cũng có tăng vốn do thực hiện ESOP (chương trình ưu đãi cổ phiếu dành cho cán bộ nhân viên BIC).

Hiện nay, nguồn vốn chủ sở hữu đang chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu nguồn vốn có thể đầu tư của BIC. Nếu không tính nguồn vốn từ việc nhận ủy thác đầu tư thì nguồn vốn đầu tư chủ yếu của BIC là nguồn vốn chủ sở hữu.

Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn tự có của DNBH nên khi DNBH tăng quy mô vốn chủ sở hữu sẽ không chỉ nâng cao tiềm lực tài chính đồng thời tạo điều kiện để DNBHPNT có thêm nguồn vốn để đầu tư vào các lĩnh vực có tỷ suất sinh lời cao hơn.

2.2.2.2. Nguồn vốn từ quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm

Ngoài vốn chủ sở hữu thì nguồn quỹ dự phòng nghiệp vụ (DPNV) là phần vốn chiếm tỷ trọng cao và gia tăng đều theo kết quả tăng doanh thu và các hoạt động chung của BIC.

Quỹ DPNV được trích lập từ phí bảo hiểm thu được nhằm chi trả cho những trách nhiệm phát sinh trong tương lai từ các hợp đồng bảo hiểm đã ký kết. Thông thường phí bảo hiểm thu được càng nhiều, quỹ DPNV càng lớn, nguồn vốn đầu tư của DNBHPNT càng dồi dào. Các nguồn để trích lập Quỹ DPNV bao gồm:

49 

Doanh thu phí bo him

Doanh thu phí bảo hiểm giai đoạn 2006-2013 của BIC theo tóm lược tại bảng sau:

Bảng 07: Doanh thu phí bảo hiểm của BIC (2006-2013)

Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Doanh thu phí toàn thị trường của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Tỷ đồng 6.357 8.448 10.860 13.665 16.900 18.484 22.757 24.360 Của BIC: . - Doanh thu phí Triệu đồng 40.216 147.923 269.262 370.083 505.449 623.82 670.38 855.87 - Tốc độ tăng trưởng DT của BIC % 268% 82% 37% 37% 23% 7% 28% - Tỷ trọng (thị phần) % 0.63% 1.75% 2.48% 2.71% 2.99% 3.37% 2.95% 3.51%

Nguồn: HHBH và Báo cáo tái chính của BIC (2006 -2010)

Mặc dù thị trường cạnh tranh khó khăn và tình hình kinh tế trong giai đọan 2006- 2013 vẫn chưa hết khó khăn, BIC vẫn cố gắng để từng bước gia nhập thị trường, phát triển và tăng trưởng ổn định năm sau cao hơn năm trước. Tổng doanh thu phí của BIC năm 2013 vẫn duy trì đà tăng trưởng ở mức 28% so với 2012, đưa thị phần của BIC lên hơn 3.51% phí bảo hiểm của toàn thị trường.

Việc gia tăng phí bảo hiểm gốc đã mang lại nguồn dự phòng phí bảo hiểm góp phần nâng thêm nguồn vốn có thể đầu tư cho BIC. Đồng thời nâng cao thị phần cũng khẳng định thêm về vị trí và thương hiệu ổn định của BIC.

Phương pháp trích lp DPNV ca BIC

Hiện nay, BIC được lựa chọn và đăng ký với Bộ Tài chính một trong các phương pháp trích lập quỹ DPNV bảo hiểm được nêu chi tiết tại Thông tư 156/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với DNBHPNT và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Cụ thể:

50 

Đối với dự phòng phí bảo hiểm: có 02 phương pháp là phương pháp trích lập theo

tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm giữ lại và phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng bảo hiểm.

Đối với dự phòng bồi thường: có 02 phương pháp là phương pháp trích lập dự

phòng bồi thường theo hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường và phương pháp trích lập bồi thường theo hệ số phát sinh bồi thường (dự phòng IBNR).

Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn: được trích lập hàng năm cho đến khi

khoản dự phòng này bằng 100% phí thực giữ lại trong năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. Mức trích lập hàng năm được áp dụng theo tỷ lệ từ 3% đến 5% phí thực giữ lại.

Tình hình các qu DPNV ca BIC

Quỹ DPNV được trích lập của BIC giai đoạn 2006-2013 được thể hiện ở số liệu như sau:

Bng 08: Tình hình qu DPNV bo him ca BIC (2006-2013)

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Dự phòng phí bDồựi th phòng ường Ddao ự phòng động lớn Tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ 2006 25.715 9.352 4.558 39.625 2007 60.943 26.963 5.388 93.294 2008 85.370 63.489 9.953 158.812 2009 99.978 58.168 18.993 177.138 2010 159.301 64.586 28.533 252.420 2011 190.129 67.333 40.640 298.102 2012 238.968 236.999 55.123 531.091 2013 293.878 117.844 68.747 480.469

(Nguồn: Báo cáo tài chính của BIC (2006 – 2013)

Quỹ DPNV biến động qua các năm trong giai đoạn 2006-2013 cụ thể do các nguyên nhân:

51 

- Phí bảo hiểm tăng trưởng dẫn đến dự phòng phí bảo hiểm cũng tăng theo. Chính vì vậy khi khai thác bảo hiểm được đẩy mạnh thì hoạt động đầu tư có thêm nguồn vốn phục vụ đầu tư sinh lời.

- Tình hình kiểm soát và giải quyết bồi thường nhanh chóng cũng ổn định quỹ dự phòng bồi thường. Việc trích lập dự phòng theo sự cố phát sinh đúng, đủ sẽ đảm bảo khả năng thanh toán và duy trì mức dự phòng để đãm bảo nguồn tài chính tốt nhất.

Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng DPNV của BIC và liên tục gia tăng là dự phòng phí. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu vì số trích lập dự phòng phí tỷ lệ thuận với quy mô doanh thu phí giữ lại.

Theo quy định hiện hành, BIC chỉ được sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi từ DPNV bảo hiểm để đầu tư. Phần vốn này tối đa là 75% tổng quỹ DPNV. Phần còn lại (tối thiểu là 25%) dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ và chỉ được gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.

Tuy việc sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi từ DPNV bị các giới hạn rất chặt chẽ của pháp luật nhưng đây là một nguồn vốn đầu tư vô cùng quan trọng của các DNBHPNT nói chung và BIC nói riêng. DNBHPNT càng phát triển thì quy mô nguồn này càng lớn và càng đóng vai trò quan trọng trong tổng nguồn vốn đầu tư.

2.2.2.3. Nguồn vốn khác

Ngoài hai nguồn vốn cơ bản là vốn chủ sở hữu và nguồn vốn từ quỹ DPNV, BIC trong những năm gần đây đã ngày càng biết tận dụng các nguồn vốn khác để đầu tư sinh lợi, đặc biệt là nguồn nhận đầu tư ủy thác, với đặc điểm là đơn vị thành viên của một ngân hàng thương mại quốc doanh lớn, BIC có lợi thế trong việc tìm nguồn vốn ủy thác từ Ngân hang mẹ.

2.2.3. Phương thức đầu tư tài chính tại BIC

ĐTTC thực hiện hai hình thức cơ bản là: Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Tuy nhiên tại BIC, việc đầu tư cũng chỉ đang chú trong đầu tư gián tiếp và ngằn hạn là chính. Việc đầu tư trực tiếp và dài hạn cần chủ trương dài hơn và đòi hỏi về thời gian và quy mô doanh nghiệp sau này. Khoản đầu tư trực tiếp mà BIC thực hiện duy nhất trong giai đoạn

52 

vừa qua là việc tham gia góp vốn thành lập Công ty liên doanh bảo hiểm Lào Việt với giá trị vốn góp là 25.760 triệu đồng từ năm 2008, với việc góp vốn này BIC đã cử người tham gia công tác quản trị, điều hành trong liên doanh theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế.

Bảng 09: Nguồn vốn theo phương thức đầu tư của BIC (2006 -2013)

STT Năm

Đầu tư trực tiếp Đầu tư gián tiếp Tổng

cộng (tỷ đồng) Giá trị (tỷđồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 1 2006 - 0.00% 58.240 100% 58.240 2 2007 - 0.00% 92.094 100% 92.094 3 2008 25.760 2.06% 1,224.548 97.94% 1,250.308 4 2009 25.760 1.69% 1,498.346 98.31% 1,524.106 5 2010 19.041 0.93% 2,021.865 99.07% 2,040.906 6 2011 21.607 1.42% 1,500.609 98.58% 1,522.216 7 2012 23.837 2.07% 1,129.386 97.93% 1,153.223 8 2013 - 0.00% 1,302.900 100% 1,302.900

Nguồn: Báo cáo tài chính của BIC (2006 – 2013)

2.2.4. Lĩnh vực đầu tư tài chính của BIC

Theo quy định, BIC được phép đầu tư vào đa lĩnh vực được quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Giấy Phép Kinh doanh. Hoạt động ĐTTC của BIC trong giai đoạn từ khi hình thành đến nay đều diễn ra ổn định. Trong đó BIC ưu tiện trong việc chọn gửi tiền vào các tổ chức tín dụng nhiều nhất. Khi thị trường chứng khóan phát triển và từ ngày 2/6/2009, Việt Nam cũng đã chính thức có thị trường trái phiếu Chính phủ chuyên biệt. Điều này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm tìm kiếm cơ hội đầu tư, đa dạng hóa danh mục nhằm đạt lợi nhuận tối đa. Ngoài ra các lĩnh vực ĐTTC khác được phép của BIC vẫn còn bỏ ngõ.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ đầu tư tài CHÍNH tại TỔNG CÔNG TY cổ PHẦN bảo HIỂM NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)