Định hướng tăng cường hoạt động ĐTTC của BIC giai đoạn 2010 – 2020

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ đầu tư tài CHÍNH tại TỔNG CÔNG TY cổ PHẦN bảo HIỂM NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 67)

ĐOẠN 2014 - 2020

3.1.1. Định hướng phát triển chung của BIC giai đoạn 2014– 2020

Theo chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến 2020 và định hướng phát triển BIC đến năm 2020 trở thành một trong năm công ty bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu Việt Nam cả về năng lực tài chính, lợi nhuận và thị phần, BIC đã xác định mục tiêu phấn đấu cho mình đến năm 2020 là: Xây dựng BIC trở thành một thương hiệu bảo hiểm có uy tín, hoạt động hiệu quả trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, không ngừng gia tăng thị phần, nâng cao tỷ trọng đóng góp trong hệ thống BIDV. Trở thành một trong 5 công ty bảo hiểm phi nhân thọ lớn nhất Việt Nam theo cả 3 tiêu chí: năng lực tài chính, thị phần và lợi nhuận. Đến năm 2020, BIC dự kiến sẽ tăng vốn điều lệ lên 1.700 tỷ đồng và phấn đấu đạt doanh thu trên 2.000 tỷ đồng, chiếm trên 7% thị phần bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. Khi đó tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ ước đạt 1.200 tỷ đồng và tổng vốn đầu tư trở lại nền kinh tế dự tính sẽ là 4.500 tỷ đồng.

 Các mục tiêu ưu tiên của Tổng công ty bảo hiểm BIDV

 Tập trung mở rộng thị phần tại các thị trường hiện tại và thị trường mới thông qua việc chú trọng mở rộng mạng lưới.

 Nâng cao chất lượng dịch vụ bồi thường và chăm sóc khách hàng. Xây dựng văn hóa phục vụ khách hàng.

 Xây dựng, thực thi chiến lược phát triển nguồn nhân lực thông qua cơ chế tuyển dụng, đào tạo, phát triển nghề nghiệp tốt. Xây dựng cơ chế đãi ngộ cạnh tranh và môi trường làm việc tốt để thu hút nguồn nhân lực giỏi của thị trường.

 Xây dựng và chuẩn hóa hệ thống quản lý rủi ro từ khâu cấp đơn đến khâu quản lý hợp đồng, giải quyết bồi thường … Xây dựng các chỉ tiêu, công cụ quản lý để kiểm soát rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động.

 Khuyếch trương thương hiệu, xây dựng hình ảnh BIC là công ty bảo hiểm uy tín, chuyên nghiệp, hướng tới khách hàng, có trách nhiệm với cộng đồng.

 Đầu tư, xây dựng, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, tiên tiến, coi đây là lợi thế cạnh tranh của BIC trên thị trường.

 Đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm, quản lý và phát triển kênh phân phối, nâng cao chất lượng dịch vụ khai thác, chú trọng công tác đánh giá rủi ro.

 Tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản trị điều hành Tổng công ty để quản lý tốt tất cả các mặt hoạt động. Nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soát tình hình kinh doanh, sử dụng nguồn nhân lực, tài chính, đầu tư… Đảm bảo tăng doanh thu và thị phần đạt tối thiểu 7% vào 2020. Xây dựng Tổng công ty bảo hiểm BIDV trở thành một thương hiệu mạnh trên thị trường, cạnh tranh bình đẳng;

3.1.2. Quan điểm nâng cao đầu tư tài chính của Bảo hiểm BIDV

Hoạt động ĐTTC phải được xem xét trong mối quan hệ, liên kết và biện chứng với hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Việc đẩy mạnh hoạt động ĐTTC sẽ phần nào giảm tải áp lực lợi nhuận từ nhà đầu tư BIC. Hoạt động đầu tư phát triển sẽ tạo thêm nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp bảo hiểm, tạo điều kiện để hoạt động bảo hiểm có điều kiện giảm phí, mở rộng phạm vi hoạt động, tăng năng lực tài chính cho doanh nghiệp bảo hiểm để thúc đẩy khả năng thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Mặt khác, xuất phát từ việc hoạt động kinh doanh bảo hiểm cạnh tranh ngày càng khốc liệt, thị trường ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp bảo hiểm, tốc độ tăng trưởng doanh thu chậm lại, các doanh nghiệp bảo hiểm bắt đầu chú trọng đến hoạt động ĐTTC, không chỉ dừng lại ở việc gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi, các doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện đa dạng hóa hoạt động đầu tư để thu lợi nhuận bù đắp và hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Để tăng cường hoạt động ĐTTC thì yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện các công tác như tăng quy mô nguồn vốn có thể đầu tư, lựa chọn các hình thức đầu tư phù hợp với tính chất của nguồn vốn, nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư, quản lý danh mục đầu tư khoa học và bài bản.

- Quy mô vốn đầu tư: quy mô vốn đầu tư sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô doanh thu hoạt động đầu tư, sự đa dạng của danh mục đầu tư và hiệu quả trong hoạt động đầu tư. Nghĩa là quy mô vốn càng lớn thì doanh nghiệp càng có nhiều khả năng lựa chọn, mở rộng hình thức và phạm vi đầu tư của mình để phân tán rủi ro và nâng cao thu nhập. Điều này đã được BIC xem xét và đánh giá một cách kỹ lưỡng, chính vì vậy

để tăng cường hoạt động ĐTTC trong thời gian tới, BIC dã xác định việc tăng quy mô vốn là một trong những điều kiện được ưu tiên hàng đầu để đẩy mạnh hoạt động đầu tư, việc tăng vốn có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp như tăng vốn chủ sở hữu hoặc tăng quỹ dự phòng nghiệp vụ thông qua phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm hoặc thực hiên tăng nhận nguồn vốn ủy thác từ ngân hàng mẹ, thông qua phát hành cổ phiếu để thu hút vốn của nhà đầu tư, nguồn vốn của BIC dự kiến sẽ tăng trưởng lên 1 – 1,2 lần so với các năm trước để thực hiện các hoạt động đầu tư.

- Phương thức đầu tư: Hiện nay hoạt động đầu tư của BIC được thực hiện theo phương thức gián tiếp, hoạt động đầu tư trực tiếp như tham gia góp vốn vào các đơn vị và thực hiện cử người tham gia công tác quản trị điều hành doanh nghiệp còn hạn chế, tỷ lệ này mới chiếm 1% - 2%. Trong những năm tới BIC vẫn xác định hoạt động kinh doanh bảo hiểm là hoạt động cốt lõi, hoạt động ĐTTC là hoạt động bổ trợ mang lại hiệu quả cho BIC, các nguyên tắc hoạt động vẫn phải đảm bảo an toàn nguồn vốn, đảm bảo khả năng chi trả thường xuyên và đáp ứng các quy định của cơ quan nhà nước về hoạt động đầu tư, do đó BIC tiếp tục vẫn duy trì chủ yếu là hoạt động đầu tư theo hình thức gián tiếp để đảm bảo khả năng thanh khoản, hoạt động đầu tư trực tiếp có thể bị thu hẹp, trong hoạt động đầu tư gián tiếp BIC tiếp tục duy trì danh mục đầu tư trái phiếu và cổ phiếu không quá 30%, đầu tư góp vốn không quá 20%, hoạt động đầu tư tiền gửi trên 40% và các hoạt động đầu tư khác chiếm 10%. Với danh mục này công ty vừa đảm bảo mục tiêu sinh lời, đồng thời đảm bảo an toàn và thanh khoản.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÃ HOẠT ĐỘNG ĐTTC TẠI BIC 3.2.1. Tăng cường nguồn vốn đầu tư

Doanh thu hoạt động ĐTTC phụ thuộc không nhỏ vào quy mô vốn đầu tư của doanh nghiệp, nghĩa là một doanh nghiệp có quy mô vốn đầu tư lớn thì có thể dẫn đến doanh thu hoạt động ĐTTC lớn và có thể giúp doanh nghiệp có điều kiện mở rộng và đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm phân tán rủi ro và nâng cao cơ hội tìm kiếm lợi nhuận. Do đó, việc tăng quy mô vốn đầu tư của doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết, vốn đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm có thể gia tăng thông qua tăng quỹ DPNV trên cơ sở đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tăng vốn chủ sở hữu.

Phí bảo hiểm thu được sau trên cơ sở trích lập dự phòng phí bảo hiểm sẽ làm gia tăng nguồn vốn phục vụ hoạt động ĐTTC. Thị trường bảo hiểm Việt Nam được đánh giá là một thị trường mới phát triển và còn rất tiềm năng. Tuy nhiên BIC vẫn đang từng bước tiếp tục đầy mạnh gia tăng thị phần và đặt mục tiêu trong những năm sau tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng mức trên dưới 15%.

Trong khi đó tốc độ tăng trưởng doanh thu phí của BIC trong những năm vừa qua được đánh giá là một trong những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng tốt nhất với mức tăng cao so với bình quân thị trường, tuy nhiên tổng doanh thu phí của BIC vẫn chiếm một giá trị rất khiêm tốn, năm 2013 là năm BIC đạt doanh thu tốt nhất thì mới chỉ đạt 856 tỷ đồng. Do đó, để tăng nguồn vốn có thể đầu tư của BIC trong thời gian tới thì một trong những giải pháp cần phải thực hiện là việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm để tăng doanh thu phí bảo hiểm. Để thực hiện được việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm đòi hỏi BIC phải nổ lực thực hiện một số giải pháp, đó là:

Tiếp tc thc hin đẩy mnh phát trin các kênh phân phi, mng lưới:

 Mở rộng mạng lưới bằng cách thành lập và tạo sự hiện diện các Công ty thành viên, các phòng kinh doanh tại các địa bàn trọng điểm có tiềm năng phát triển.

 Đẩy mạnh công tác tuyển dụng và đào tạo đội ngũ đại lý có hiểu biết chuyên sâu về các dịch vụ bảo hiểm mình cung cấp để phát triển kênh bán hàng qua đại lý.

 Xây dựng và đẩy mạnh hoạt động bán hàng thông qua các ngân hàng thương mại (Bancassurance)

 Hoàn thiện và phát triển kênh phân phối mới như E – business, bán hàng trực tuyến (internet online) để tăng doanh thu phí bảo hiểm, tận dụng cơ sở vật chất của hệ thống ngân hàng, công nghệ thông tin, tạo thành kênh phân phối có hiệu quả.

 Đẩy mạnh kênh khai thác qua các công ty môi giới bảo hiểm trong và ngoài nước nhằm tận dụng tối đa nguồn khách hàng này.

 Mở các điểm giao dich bán bảo hiểm tại các quầy giao dịch của BIDV để tận dụng mạng lưới và uy tín của BIDV và các ngân hàng khác đã và đang liên kết trong việc cung cấp sản phẩm ra thị trường.

Trong bối cảnh thị trường bảo hiểm cạnh tranh ngày càng gay gắt với sự tham gia của hàng loạt các công ty bảo hiểm (tính đến thời điểm này thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có 29 doanh nghiệp phi nhân thọ), đặc biệt là các công ty bảo hiểm ngành, do đó tính cạnh tranh của thị trường bảo hiểm ngày càng trở nên khốc liệt hơn nữa, điều này đòi hỏi BIC phải có những định hướng nâng cao tính cạnh tranh thông qua việc tăng năng lực tài chính của mình.

Năng lực tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, nếu một doanh nghiệp có khả năng tài chính vững mạnh thì sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng tiếp cận, nhận các dịch vụ bảo hiểm lớn và tăng mức giữ lại mà vẫn đáp ứng được yêu cầu về trách nhiêm đối với khách hàng.

Để thực hiện giải pháp này, BIC cần thực hiện các nội dung:

 Cần rà soát lại phương pháp trích lập dự phòng, lựa chọn phương pháp trích lập dự phòng rủi ro ở mức an toàn, thông lệ.

 Đảm bảo khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán luôn ở mức cao hơn quy định.

 BIC cần chú trọng công tác đào tạo cán bộ để nâng cao trình độ quản lý của cán bộ công nhân viên thông qua việc áp dụng các công nghệ thông tin hiện đại, các phần mềm quản lý chuyên nghiệp, hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ, và thực hiện công tác đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ đối với cán bộ công nhân viên của công ty để cán bộ nắm vững vàng các chuyên môn nghiệp vụ, quy trình thực hiện, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc.

 Hàng năm, BIC cần xây dựng chương trình tái bảo hiểm cố định tổng thể với các nhà tái bảo hiểm để lựa chọn phương án kinh doanh, phương án tái tốt nhất, hiệu quả nhất, tận dụng những kỹ thuật, khả năng quản lý rủi ro, hậu thuẫn của nhà tái hàng đầu thế giới như Swiss re, Munich Re, London … để nâng dần mức giữ lại đến mức độ cao nhất nhưng vẫn an toàn và hiệu quả.

Nâng cao cht lượng, dch v

 Trong công tác chăm sóc khách hàng sau bán hàng cần có quy trình đánh giá, đo lường sự hài lòng của khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ.

 Không ngừng nâng cao dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng, đặc biệt là hoạt động sau bán hàng.

 Đầy mạnh công tác dịch vụ khách hàng để nắm bắt tâm tự nguyện cvọng khách hàng và các phàn nàn khách hàng nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ tốt nhất đến với khách hàng.

 Cải tiến quy trình giám định bồi thường theo hướng đơn giản nhưng vẫn đảm bảo đúng theo quy định.

 Tăng cường chính sách khách hàng, khuyến khích khách hàng để gia tăng công tác tái tục và phát triển mới khách hàng

Xây dng các sn phm đa dng, đặc trưng và tích hp

Ngoài các sản phẩm truyền thống đã cung cấp cho khách hàng. Cần từng bước cung cấp các sản phẩm tích hợp, đa dạng hơn về nhu cầu bảo hiểm của khách hàng để đáp ứng nhu cầu ngày một cao của khách hàng.

Dó đó để tăng doanh thu và tạo sự khác biệt, BIC cần đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu, xây dựng và triển khai cung cấp các sản phẩm mới để giảm áp lực cạnh tranh các sản phẩm truyền thống.

La chn các nhà đầu tư chiến lược tham gia đầu tư

BIC đã và đang tìm kiếm và lựa chọn nhà đầu tư chiến lược. Mục tiêu lựa chọn nhà đầu tư chiến lược của BIC sẽ hỗ trợ công tác phát triển BIC như:

 Tận dụng được công nghệ hiện đại, trình độ quản lý rủi ro, thị trường, gia tăng vốn kinh doanh.

 Phát triển nền khách hàng mới trên cơ sở đầy mạnh khai thác qua đối tác sẵn có.

3.2.1.2.Tổ chức quản lý dòng tiền có hiệu quả:

Phí bảo hiểm là nguồn thu chính của DNBH. Quy mô doanh nghiệp bảo hiểm yêu cầu cần phải mở rộng mạng lưới và để tăng tính chủ động tài chính của toàn đơn vị cần phải đáp ứng một cách hiệu quả và linh hoạt. Chính vì vậy việc tổ chức quản lý dòng tiền cần đặt mục tiêu hàng đầu nhằm tối ưu hóa việc sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi này một cách tốt nhất.

 Thực hiện quản lý dòng tiền hiệu quả, tối ưu hóa dòng tiền để tận dụng tối đa các nguồn lực, đặc biệt là quản lý dòng tiền từ các đơn vị thành viên, tập trung nguồn lực dòng tiền về hội sở chính thông qua việc quản lý tài khoản.

 Phí bảo hiểm (thực thu) cần được quản lý chung trên tài khỏan tập trung. Trên cơ sở cân đối thu chi, phí bảo hiểm hàng ngày sẽ được tự động chuyển về tài khỏan tập trung nhằm đảm bảo khả năng thanh khỏan và tiền nhàn rỗi phục vụ hoạt động ĐTTC.

 Phí bảo hiểm cuối ngày/kỳ cần chuyển về tập trung tài khoản chính của doanh nghiệp để phục vụ hoạt động đầu tư trong đó chủ yếu là đầu tư tiền gửi có kỳ hạn/hoặc gửi ngắn hạn.

 Tối ưu hóa tiền gửi có kỳ hạn và số dư không kỳ hạn tại ngân hàng luôn là số thấp nhất để đảm bảo chi trả thường xuyên tại Doanh nghiệp.

3.2.1.3.Tăng vốn chủ sở hữu

Đến thời điểm hiện nay BIC là một trong 4 doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn nhất thị trường trong lĩnh vực phi nhân thọ. Sau cổ phần hóa và những đợt tăng vốn điều lệ gần đây nhất, BIC đã được mức vốn điều lệ mới là: 762.299.820.000 đồng 3. Đồng thời để BIC đạt được mục tiêu tăng doanh thu phí bảo hiểm gốc lên 2.000 tỷ vào năm 2020 thì yêu cầu về vốn điều lệ của BIC phải được tăng lên 1,5 – 1,7 lần so với vốn điều lệ hiện nay. Việc tăng vốn đầu tư thông qua tăng vốn chủ sở hữu không chỉ giúp BIC có

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ đầu tư tài CHÍNH tại TỔNG CÔNG TY cổ PHẦN bảo HIỂM NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)