Theo quy định của Pháp luật tại Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính Phủ, Nguồn vốn đầu tư của DNBHPNT bao gồm: nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn từ quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Bảng 04: Nguồn vốn đầu tư tài chính của BIC (2006-2013)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu chủ sở hữu Nguồn vốn trọng Tỷ DPNV Quỹ trọng Tỷ Nguồn khác (UTĐT) Tỷ trọng Tổng cộng 2006 210,350 73% 39,625 14% 40,000 14% 289,975 2007 520,355 81% 93,294 15% 28,430 4% 642,079 2008 443,440 27% 158,812 10% 1,011,705 63% 1,613,957 2009 518,681 34% 177,138 12% 842,083 55% 1,537,902 2010 680,274 30% 252,420 11% 1,323,094 59% 2,255,788 2011 749,898 48% 298,012 19% 519,253 33% 1,567,163 2012 758,427 67% 369,033 32% 10,090 1% 1,137,550 2013 791,936 62% 482,260 37% 12,522 1% 1,286,718
47
Biểu đồ 05: Nguồn vốn đầu tư tài chính của BIC (2006 – 2013)
Về cơ bản nguồn vốn ĐTTC của BIC phần lớn là từ nguồn vốn chủ sở hữu và Quỹ dự phòng nghiêp vụ. Hai nguồn này chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư và gia tăng theo tốc độ phát triển chung của BIC trong toàn giai đọan từ khi đưa vào hoạt động đến nay. Tuy nhiên, nguồn vốn trên cũng được bổ sung đáng kể nguồn vốn khác mà chủ yếu ở đây là nguồn vốn ủy thác đầu tư. Giai đoạn 2008-2011 là giai đoạn cao trào của việc ủy thác đầu tư và nguồn vốn từ chính Ngân hàng mẹ BIDV ủy thác nhằm gia tăng lợi nhuận đầu tư từ việc gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.
Tuy vậy, nguồn vốn có thể đầu tư không phải là toàn bộ nguồn trên mà phải tuân theo quy định của pháp luật đối với DNBHPNT là Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính Phủ, Thông tư số 156/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính. Cụ thể nguồn hình thành vốn đầu tư với từng phần như sau: