Đầu tư trái phiếu

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ đầu tư tài CHÍNH tại TỔNG CÔNG TY cổ PHẦN bảo HIỂM NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 25)

Trái phiếu là một loại chứng khoán được phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận nghĩa vụ trả nợ (gồm vốn gốc và lãi) của tổ chức phát hành trái phiếu đối với người sở hữu trái phiếu. Căn cứ vào chủ thể phát hành, trái phiếu gồm có 3 loại là:

- Trái phiếu chính phủ: là trái phiếu do Chính phủ và Chính quyền địa phương phát hành để có nguồn tài chính tài trợ cho việc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng các công trình công cộng.

- Trái phiếu công ty: là trái phiếu do các công ty phát hành để vay vốn trong nền kinh tế để tài trợ cho các nhu cầu vốn lớn có tính chất dài hạn của công ty.

- Trái phiếu của Ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính phát hành để huy động nguồn tài chính dài hạn.

Nhìn chung trái phiếu là một loại đầu tư lớn nhất trong danh mục đầu tư của các DNBH trên thế giới vì nó là một khoản đầu tư tương đối an toàn với các ưu thế sau:

Lãi suất của trái phiếu thường được ấn định ngay từ đầu và cố định trong suốt vòng đời của trái phiếu nên có thể coi trái phiếu là một loại đầu tư có thu nhập cố định. Ngoài ra, nhà đầu tư có thể thu được khoản chênh lệch giá từ việc bán trái phiếu trước hạn. Đặc điểm này tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thể tính được dòng thu nhập dự kiến trong tương lai. Hơn nữa, lãi suất này thường là cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng cùng kỳ hạn, đặc biệt đối với trái phiếu công ty.

Khả năng chuyển đổi của trái phiếu trước ngày đáo hạn cũng đảm bảo cho khả năng huy động vốn dài hạn của người phát hành và thu hồi vốn nhanh chóng của người mua. Trong trường hợp cần thiết, DNBH có thể bán trái phiếu một cách nhanh chóng để thực hiện nghĩa vụ với khách hàng. Tuy nhiên, để thực hiện được việc chuyển nhượng trái phiếu dễ dàng, nhanh chóng đòi hỏi phải có thị trường chứng khoán phát triển.

- Hai là, trái phiếu có độ an toàn cao. Trái phiếu trên thị trường thường do chính phủ hoặc các tập đoàn lớn, các công ty có uy tín phát hành. Do vậy việc thanh toán gốc và lãi trái phiếu thường được đảm bảo khá chắc chắn. Nếu người phát hành trái phiếu không thể thanh toán đúng hạn, người nắm giữ trái phiếu có quyền khiếu nại trên số tài sản của người phát hành. Và trong trường hợp các công ty bị giải thể hoặc thanh lý thì trái phiếu lại được ưu tiên thanh toán trước các cổ phiếu.

Hơn nữa, đối với mục tiêu mua và lưu giữ trái phiếu thì việc biến động giá trái phiếu không ảnh hưởng đến dòng thu nhập từ lãi trái phiếu và số vốn thu hồi. Đặc điểm này rất phù hợp với các công ty đầu tư bằng nguồn vốn dài hạn.

Với các ưu điểm trên, trong những năm gần đây, đầu tư vào trái phiếu đang chiếm tỷ trọng khá lớn trong danh mục đầu tư của các DNBH trên thế giới. Ví dụ như ở Mỹ, khoản đầu tư vào trái phiếu chiếm tới 71,7% tổng vốn đầu tư, còn ở Canada, tỷ lệ này là 44,3%.

Tuy nhiên, khi thực hiện đầu tư vào trái phiếu, các nhà đầu tư phải chịu những rủi ro nhất định. Rủi ro cơ bản nhất đó là rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất. Mức rủi ro của mỗi trái phiếu phụ thuộc vào tiềm lực tài chính của đơn vị phát hành, các bảo đảm kèm theo (tài sản bảo đảm, bảo lãnh thanh toán…) và kỳ hạn, lãi suất (thả nổi hay cố định), tính chất trái phiếu (trái phiếu có thể thu hồi, trái phiếu có thể chuyển đổi…).

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ đầu tư tài CHÍNH tại TỔNG CÔNG TY cổ PHẦN bảo HIỂM NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)