Đánh giá thực trạng hoạt động ĐTTC tại BIC

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ đầu tư tài CHÍNH tại TỔNG CÔNG TY cổ PHẦN bảo HIỂM NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 60)

2.3.1. Một số kết quả đạt được

Trên cơ sở kết quả hoạt động kinh doanh của BIC giai đoạn 2006-2013, kết quả đạt được cụ thể:

Thứ nhất: Nguồn vốn đầu tư không ngừng tăng qua các năm, nguyên nhân nguồn vốn tăng là do doanh thu phí bảo hiểm của Tổng công ty đã tăng lên không ngừng trong

thời gian vừa qua, dẫn đến tăng quỹ dự phòng nghiệp vụ, ngoài ra từ năm 2008 Tổng công ty đã thực hiện hoạt động nhận ủy thác nguồn vốn từ ngân hàng mẹ - BIDV, đây là nguốn vốn rất đáng kể trong tổng nguồn vốn của BIC. Đặc biệt, trong những năm qua Tổng công ty liên tục được Ngân hàng mẹ - BIDV cho phép tăng vốn điều lệ nên khả năng nguồn vốn đầu tư của Tổng Công ty càng được mở rộng về cả về quy mô và phạm vi sử dụng vốn.

- Thứ hai: Lợi nhuận chung và lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính của BIC có tỷ suất sinh lời cao. Hoạt động đầu tư tài chính giúp Tổng Công ty bù đắp được những khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm, góp phần bảo đảm ổn định hoạt động kinh doanh, bảo tồn được vốn chủ sở hữu, nâng cao thu nhập cho người lao động.

- Thứ ba: Hoạt động đầu tư tài chính của BIC ngoài việc mang lại lợi nhuận thì còn mang lại cho BIC rất nhiều lợi ích như quảng bá hình ảnh BIC trên thị trường trong nước và các nước Đông Dương, phân tán rủi ro và tăng doanh thu trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm thong qua việc nhận tái rủi ro cho các Công ty liên doanh bảo hiểm như Công ty liên doanh bảo hiểm Lào Việt, Công ty liên doanh bảo hiểm Việt Nam – Cambodia …

- Thứ tư: BIC có một hệ thống quy chế, quy trình và quy định cụ thể cũng như mô hình hoạt động của hội đồng đầu tư thống nhất trong chủ trương và cách thức thực hiện. Tuy hơi “cứng nhắc” nhưng cũng đã phần nào tạo nên quy chuẩn trong phê duyệt đầu tư.

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi bên trong cũng cần phải kể đến những điều kiện thuận lợi bên ngoài đã góp phần vào kết quả hoạt động đầu tư tài chính của BIC trong giai đoạn vừa qua như:

- Môi trường kinh tế thun li cho ngành bo him hot động, c th:

+ Trong những năm gần đây, mặc dù kinh tế thế giới có nhiều biến động đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế của Việt Nam nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn ổn định và đạt mức cao, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong khu vực. Kinh tế tăng trưởng tương đối cao và ổn định trong điều kiện khó khăn là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường mở rộng quy mô sản xuất, tăng đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật để tăng cường khả năng cạnh tranh và mở rộng sản xuất. Đây vừa là điều kiện

thuận lợi để các doanh nghiệp bảo hiểm tăng doanh thu từ hoạt động khai thác bảo hiểm, vừa là cơ hội để doanh nghiệp bảo hiểm có điều kiện đầu tư trở lại nền kinh tế góp phần phát triển đất nước và thu được kết quả đầu tư tốt.

+ Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trong nước đã có những bước tăng trưởng trong thời gian qua, đây là cơ sở để các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và BIC nói riêng phát triển, bên cạnh đó cũng đòi hỏi các doanh nghiệp bảo hiểm phải sẵn sàng cung cấp đầy đủ các sản phẩm bảo hiểm để đáp ứng nhu cầu của tăng trưởng đầu tư nước ngoài và trong nước, nhất là những ngành mới, những ngành công nghệ cao, vốn lớn như ngành đóng tàu, xây dựng nhà máy lọc dầu, điện tử, khai thác dầu khí …và các công trình đầu tư vào cơ sở vật chất và hạ tầng của đất nước.

+ Hành lang pháp lý đối với hoạt động bảo hiểm nói chung và hoạt động đầu tư tài chính của các DNBHPNT liên tục được nghiên cứu, sửa đổi để phù hợp với sự phát triển của thị trường, điều này đã tạo điều kiện cho hoạt động bảo hiểm phát triển, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy phát sinh các nhu cầu về các sản phẩm bảo hiểm mới như bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bác sỹ, luật sư, tư vấn thiết kế, bảo hiểm tín dụng, bảo hiểm bảo lãnh, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm rủi ro tài chính …

- Môi trường thun li cho hot động đầu tư tài chính phát trin:

Thị trường chứng khoán của Việt Nam đã đi vào hoạt động tương đối ổn định và đã có bước phát triển trong thời gian vừa qua, điều này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và BIC nói riêng có thêm kênh đầu tư vốn để lựa chọn, hàng hóa trên thị trường chứng khoán cả niêm yết và chưa niêm yết ngày càng nhiều, vì vậy tạo ra cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư. Đặc biệt trong giai đoạn 2006 – 2008 thị trường chứng khoán đã có sự tăng bùng nổ và VNI lập kỷ lục về điểm số, đây là điều kiện cơ bản cho các nhà đầu tư tham gia thực hiện hoạt động đầu tư của mình để đa dạng hóa danh mục đầu tư, phân tán rủi ro.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế 2.3.2.1. Hạn chế

Hoạt động đầu tư tài chính của BIC trong giai đoạn 2006 -2013 đã thu được nhiều kết quả rất khả quan, tuy nhiên nếu so với mục tiêu và tiềm năng của chính mình thì hoạt động đầu tư tài chính của BIC vẫn còn rất nhiều hạn chế cần được khắc phục, cụ thể là:

Quy mô vn đầu tư còn nh

Nếu không tính phần ủy thác đầu tư của BIDV thì phần vốn có khả năng đầu tư của BIC cũng còn hạn chế, quy mô nhỏ. BIc cần mở rộng hơn nữa trong việc đầy mạnh đầu tư, gia tăng quy mô bằng các nguồn vốn khả dụng; vốn nhà\n rỗi từ phí bảo hiểm và vốn vay (nếu có).

Phm vi đầu tư còn hn hp

BIC trong những năm gần đây đã có sự thay đổi, công ty đã thực hiện hoạt động đầu tư ra ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam như đầu tư góp vốn thành lập liên doanh bảo hiểm Lào Việt ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (năm 2008) tuy nhiên tỷ lệ đầu tư này chiếm tỷ lệ nhỏ, đa phần nguồn vốn chủ yếu được đầu tư trong nước. Trong điều kiện hội nhập và mở cửa kinh tế thì cơ hội đầu tư ở thị trường nước ngoài rất lớn, đặc biệt là ở các nước Đông Nam Á – đây là những thị trường đầy tiềm năng mà BIC có khả năng xem xét để tìm kiếm cơ hội đầu tư nhằm mở rộng phạm vi hoạt động.

Hình thc đầu tư chưa phong phú

Theo quy định thì BIC được phép triển khai đầu tư đa dạng và nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên BIC đã và đang triển khai có kiểm soát các hình thức thông dụng nhất hiện nay là: gửi tiền các tổ chức tín dụngp; đầu tư trái phiếu, cổ phiếu; góp vốn, liên doanh;… mà chưa chú tâm đến các danh mục đầu tư khác như: đầu tư bất động sản; chứng khóan; các hình thức đầu tư khác.

Cht lượng, hiu qu hot động đầu tư tài chính thp

Chất lượng, hiệu quả đầu tư chưa đồng đều và duy trì ổn định. Các dự án đầu tư cổ phiếu đặc biệt là cổ phiếu chưa niêm yết còn nhiều và các dự án có lien quan đến BIDV chưa phát huy tác dụng.

Hiệu quả đầu tư chưa cao trong các giai đoạn 2006-2008 và 2012-2013 vì các giai đoạn khác chủ yếu nhờ vào lợi nhuận từ tiền gửi các tổ chức tín dụng thời kỳ lãi suất tiền gửi ngân hàng cao từ 12-14% có nơi cao hơn.

T trng đầu tư dài hn trong tng vn đầu tư còn thp

Đầu tư dài hạn chưa được chú trong. Trong khi hiện nay các khỏan đầu tư dài hạn mà cụ thể là trái phiếu đang cho lợi nhuận ổn định với lãi suất cao.

Tỷ trong đầu tư dài hạn đang rất thấp và cả giai đoạn chưa thật sự triển khai mạnh. Có lẻ do chủ trương an toàn và tạo khả năng thanh toán nhanh nhất..

Hình thức đầu tư trực tiếp và uỷ thác đầu tư nhằm mục tiêu hưởng lợi chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, điều này cũng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động đầu tư của BIC.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân ch quan

Một trong những nguyên nhân chủ quan từ thực tại của BIC cũng là nguyên nhân gây nên những hạn chế trong việc triển khai đẩy mạnh hoạt động đầu tư tài chính, cụ thể:

Quy mô về vốn chưa lớn: hiện BIC đã và đang tìm đối tác chiến lược cũng như các biện pháp gia tăng vốn điều lệ.

Mô hình tổ chức chưa chuyên nghiệp: với Ban đầu tư tài chính được thành lập với quy chế tổ chức rõ ràng tuy nhiên số lượng nhân sự ít, cộng với quy mô vốn chưa olớn nên mô hình này có ưu điểm là gọn nhẹ, đơn giản, dễ quản lý nhưng chỉ phù hợp với công ty mới thành lập, nguồn vốn đầu tư còn nhỏ và có nhược điểm là không chuyên sâu về các lĩnh vực đầu tư, thông tin không đầy đủ, dẫn đến cơ hội đầu tư thấp và không hiệu quả, đặc biệt là khi quy mô hoạt động đầu tư được mở rộng thì mô hình này không phù hợp.

Công tác phân tích, thẩm định chưa chuyên sâu: mặc dù thực hiện theo quy trình đã được BIC phê duyệt nhưng tính thụ động còn rất cao. Các cán bộ được giao phụ trách lĩnh vực đầu tư của mình nhưng chưa có sự liên kết, chưa có sự chuyên biệt theo các lĩnh vực, hoạt động đầu tư mới dừng lại ở việc thực hiện đầu tư tiền gửi, chưa thực hiện các hoạt động đầu tư phức tạp, yêu cầu tính kỹ thuật cao, chưa có bộ phận phân tích, đánh giá và tìm kiếm các cơ hội đầu tư để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư.

Chính sách đãi ngộ cán bộđầu tư chưa chú trọng: thu nhập của cán bộ thực hiện công tác đầu tư hiện nay chủ yếu vẫn hưởng lương, thưởng theo chính sách chung của công ty, mức thu nhập này thường cố định và chưa gắn với kết quả của hoạt động đầu tư vì vậy không tạo động lực cho cán bộ đầu tư và không gây áp lực trách nhiệm đối với cán bộ đầu tư. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả và năng suất lao động của cán bộ đầu tư.

Công tác quản lý danh mục đầu tư và chiến lược đầu tư chưa được hoạch định bài bản: Công tác quản lý danh mục đầu tư tại Tổng công ty chưa được hoạch định bài bản, công tác này tại Tổng công ty mới dừng lại ở việc quản lý danh mục hiện có, chưa

xây dựng để quản lý danh mục cho các hình thức đầu tư theo thời gian như đầu tư ngắn hạn, dài hạn là bao nhiêu, việc phân bổ nguồn vốn đầu tư cũng chưa căn cứ vào tính chất của nguồn vốn để thực hiện nhằm đảm bảo hiệu quả. Kế hoạch đầu tư được xây dựng hàng năm nhưng chưa bám sát tình hình thực tế của thị trường. Cần có dự báo tốt hơn cùng với chiến lược đầu tư tài chính dài hạn, an toàn, tránh bị tác động mạnh bởi thị trường. Nên đưa ra chiến lược đầu tư hiệu quả hơn như đa dạng hóa danh mục đầu tư vì tỷ suất sinh lời của danh mục đầu tư hiện tại của BIC chưa cao và tập trung chủ yếu vào tiền gửi và trái phiếu.

Quan điểm ngại rủi ro của lãnh đạo công ty: Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hoạt động đầu tư chưa hiệu quả của BIC hiện nay, như chúng ta đã biết một trong các nguyên lý của hoạt động đầu tư là những lĩnh vực có rủi ro thấp thì đồng nghĩa với cơ hội mang lại lợi nhuận thấp và ngược lại. Rõ ràng đầu tư tiền gửi là lĩnh vực dễ thực hiện, ít rủi ro và đơn giản trong việc quản lý, đồng thời đây cũng là kênh đầu tư truyền thống được ưa thích của các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và BIC nói riêng, chính vì vậy trong danh mục đầu tư của BIC hiện nay hoạt động đầu tư tiền gửi ngân hàng chiếm trên dưới 70% tổng nguồn vốn của Công ty.

Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan cho rằng BIC có những hạn chế trong hoạt động đầu tư là:

Tác động của thị trường chứng khóan: chủ yêu danh mục đầu tư là cổ phiếu ngằn hạn, vì vậy sẽ rất phụ thuộc vaìo yếu tố thị trường. Sự biến động của thị trường chứng khóan ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến hoạt động đầu tư của BIC.

Tác động của thị trường lãi uất tiền gửi liên ngân hàng: chủ yếu và cơ bản nhất cũng chính là tiền gửi tại các tổ chức tín dụng nên những thay đổi chính sách lãi suất ảnh hưởnh không nhỏ đến hoạt động đầu tư và lợi nhuận đầu tư của BIC.

Chính sách, cơ chế quản lý nhà nước về bảo hiểm: BIC là danh nghiệp bảo hiểm nên những chính sách pháp luật quy định về hoạt động bảo hiểm, quỹ dự phòng nghiệp vụ cũng sẽ tác động đến chính sách đầu tư của BIC.

Ảnh hưởng của nền kinh tế: khi kinh tế phát triển, các chính sách thúc đầy tăng trưởng kinh tế hay ngượcf lại sẽ ảnh hưởng lên thị trường bảo hiểm mà cơ bản là phí bảo hiểm. Phí bảo hiểm mang lại sẽ thúc đầy hoạt động đầu tư. Ngoài ra, thiên tai và các ảnh hưởng của thời tiết cũng phần nào tác động đến kết quả hoạt động bồi thường và thanh khỏan của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TẠI BIC

3.1. ĐỊNH HƯỚNG TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐTTC CỦA BIC GIAI ĐOẠN 2014 - 2020 ĐOẠN 2014 - 2020

3.1.1. Định hướng phát triển chung của BIC giai đoạn 2014– 2020

Theo chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến 2020 và định hướng phát triển BIC đến năm 2020 trở thành một trong năm công ty bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu Việt Nam cả về năng lực tài chính, lợi nhuận và thị phần, BIC đã xác định mục tiêu phấn đấu cho mình đến năm 2020 là: Xây dựng BIC trở thành một thương hiệu bảo hiểm có uy tín, hoạt động hiệu quả trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, không ngừng gia tăng thị phần, nâng cao tỷ trọng đóng góp trong hệ thống BIDV. Trở thành một trong 5 công ty bảo hiểm phi nhân thọ lớn nhất Việt Nam theo cả 3 tiêu chí: năng lực tài chính, thị phần và lợi nhuận. Đến năm 2020, BIC dự kiến sẽ tăng vốn điều lệ lên 1.700 tỷ đồng và phấn đấu đạt doanh thu trên 2.000 tỷ đồng, chiếm trên 7% thị phần bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. Khi đó tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ ước đạt 1.200 tỷ đồng và tổng vốn đầu tư trở lại nền kinh tế dự tính sẽ là 4.500 tỷ đồng.

 Các mục tiêu ưu tiên của Tổng công ty bảo hiểm BIDV

 Tập trung mở rộng thị phần tại các thị trường hiện tại và thị trường mới thông qua việc chú trọng mở rộng mạng lưới.

 Nâng cao chất lượng dịch vụ bồi thường và chăm sóc khách hàng. Xây dựng văn hóa phục vụ khách hàng.

 Xây dựng, thực thi chiến lược phát triển nguồn nhân lực thông qua cơ chế tuyển dụng, đào tạo, phát triển nghề nghiệp tốt. Xây dựng cơ chế đãi ngộ cạnh tranh và môi trường làm việc tốt để thu hút nguồn nhân lực giỏi của thị trường.

 Xây dựng và chuẩn hóa hệ thống quản lý rủi ro từ khâu cấp đơn đến khâu quản lý hợp đồng, giải quyết bồi thường … Xây dựng các chỉ tiêu, công cụ quản lý để kiểm soát rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động.

 Khuyếch trương thương hiệu, xây dựng hình ảnh BIC là công ty bảo hiểm uy

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ đầu tư tài CHÍNH tại TỔNG CÔNG TY cổ PHẦN bảo HIỂM NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)