Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận đầu tư tài chính

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ đầu tư tài CHÍNH tại TỔNG CÔNG TY cổ PHẦN bảo HIỂM NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 31)

Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tăng thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính qua các năm của DNBH.

Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận ĐTTC

Lợi nhuận ĐTTC kỳ báo cáo

Lợi nhuận ĐTTC kỳ liền trước 1 x100%

Ngoài các chỉ tiêu cơ bản trên, DNBH có thể sử dụng một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của từng dự án đầu tư như: Giá trị hiện tại ròng (NPV), Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) và Thời gian hoàn vốn.

1.7. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ

CỦA DNBHPNT 1.7.1. Các nhân tố bên trong

1.7.1.1.Các nghĩa vụ tài chính của DNBHPNT

Nghĩa vụ tài chính của DNBHPNT gồm nghĩa vụ đối với khách hàng và nghĩa vụ đối với cổ đông.

- Nghĩa vụđối với khách hàng:

Việc thực hiện nghĩa vụ đối với khách hàng của các DNBHPNT thể hiện thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ dự phòng nghiệp vụ. Các DNBHPNT thường không thể dự đoán chắc chắn về thời gian xảy ra khiếu nại và số tiền phải trả cho việc giải quyết khiếu nại của khách hàng. DNBHPNT có thể phải đối mặt với tình trạng mức khiếu nại tặng một cách bất thường và đòi hỏi công ty phải thanh toán bồi thường trong thời gian ngắn để đảm bảo uy tín, chất lượng dịch vụ. Vì vậy, DNBHPNT phải đẩu tư một khoản đáng kể vào những tài sản có tính thanh khoản cao để đảm bảo chi trả cho các khoản bồi thường này.

Tính thanh khoản của tài sản đầu tư có 2 đặc điểm:

Thứ nhất, các khoản đầu tư đó không bị biến động lớn về giá trong thời gian ngắn.

Thứ hai, tồn tại một thị trường để có thể chuyển đổi tài sản đó thành tiền nhanh chóng.

Thực tế, các DNBHPNT thường nắm giữ một tỷ trọng khá lớn tiền gửi có kỳ hạn và trái phiếu ngắn hạn trong cơ cấu danh mục đầu tư.

Vốn chủ sở hữu của một DNBHPNT ít bị hạn chế hơn so với đầu tư từ vốn nhàn rỗi của quỹ dự phòng nghiệp vụ và tài trợ cho việc phát triển kinh doanh lâu dài nên thường được ưu tiên sử dụng để đầu tư vào các tài sản có khả năng thu lợi nhuận cao, đảm bảo giá trị của vốn chủ sở hữu tăng lên theo thời gian hay ít nhất cũng theo kịp với tốc độ tăng trưởng kinh doanh.

Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó các DNBHPNT cũng phải quan tâm tới rủi ro thanh khoản của các tài sản đầu tư mà doanh nghiệp nắm giữ vì vốn chủ sở hữu là chỗ dựa cuối cùng của các DNBHPNT để giải quyết cho những tổn thất lớn có thể phải bồi thường trong tương lai.

Việc đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu và từ nguồn nhàn rỗi của quỹ dự phòng nghiệp vụ không hoàn toàn độc lập với nhau nhưng thực tế một DNBHPNT có tỷ lệ vốn chủ sở hữu/quỹ dự phòng nghiệp vụ lớn thì có chính sách đầu tư ít thận trọng hơn so với các DNBHPNT khác.

1.7.1.2.Quy mô của DNBHPNT

Quy mô của DNBH có ảnh hưởng đến quy mô và cơ cấu danh mục đầu tư. Cụ thể: - Các DNBHPNT lớn, tức là có vốn đầu tư lớn, sẽ có phạm vi lựa chọn đầu tư rộng hơn, có khả năng đa dạng hóa danh mục tốt hơn, đặc biệt với một số lĩnh vực yêu cầu vốn đầu tư lớn như trái phiếu chính phủ, bất động sản…

- Bên cạnh đó, mức độ thanh khoản của các tài sản tài chính sẽ phụ thuộc vào quy mô đầu tư vào tài sản của DNBHPNT so với quy mô của toàn thị trường. Với cùng một tài sản đầu tư, đối với một DNBHPNT nhỏ, tài sản đầu tư đó có giá trị nhỏ, khi cần họ có thể bán ngay ra thị trường mà không lo làm rối loạn thị trường, đảm bảo tính thanh khoản tốt. Trong khi đó, với một DNBHPNT lớn nắm giữ một giá trị lớn tài sản đầu tư đó, khi cần bán hết ra thị trường có thể làm tăng đột biến cung và làm tài sản đầu tư bị giảm giá, tính thanh khoản không được đảm bảo.

1.7.1.3.Quan điểm đầu tư

Hoạt động đầu tư của DNBHPNT chịu tác động của nhiều nhân tố, nhưng suy cho cùng, quyết định đầu tư vào đâu, giá trị đầu tư bao nhiêu… là do người chịu trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư quyết định trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Nếu người quản lý đầu tư là người thận trọng, họ thiên về lựa chọn danh mục đầu tư có mức độ rủi ro thấp. Ngược lại, nếu người quản lý đầu tư là người mạo hiểm, họ có thể

lựa chọn những danh mục đầu tư có mức độ rủi ro cao để tìm kiếm tỷ suất sinh lời hấp dẫn.

Thực tế cho thấy quan điểm quản lý đầu tư ở các thị trường bảo hiểm khác nhau là khác nhau. Do cùng chịu một sức ép từ thị trường, các chính sách đầu tư nhìn chung có xu hướng tương tự nhau giữa các DNBHPNT hoạt động trên cùng một thị trường. Bên cạnh đó, các quan điểm đầu tư cũng không tách biệt với bối cảnh, quy mô và mức độ phát triển của thị trường vốn. Các khu vực tài chính tự do, năng động hơn sẽ tạo ra các tập quán quản lý đầu tư linh hoạt và ít thận trọng hơn.

1.7.1.4.Chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện đầu tư

Đây cũng là một trong số những yếu tố đóng vai trò hết sức quan trọng quyết định hiệu quả đầu tư của công ty. Nhìn chung, hoạt động đầu tư của DNBH được thực hiện trong rất nhiều lĩnh vực rất đa dạng và chịu nhiều rủi ro. Do đó, cán bộ thực hiện đầu tư phải có trình độ chuyên môn, được đào tạo chuyên sâu và có kinh nghiệm thì mới có thể tối đa hóa hiệu quả danh mục đầu tư của DNBH trên cơ sở lựa chọn những phương án đầu tư có độ rủi ro và mức lợi nhuận hợp lý.

1.7.1.5.Quy mô, tính chất nguồn vốn đầu tư của DNBHPNT

Quy mô nguồn vốn tại mỗi DNBHPNT đều có ảnh hưởng chung đến nguồn vốn đầu tư. Nguồn vốn của DNBHPNT càng lớn thì khả năng đầu tư tài chính cũng tăng theo.

Nguồn vốn đầu tư từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm là những nguồn vốn ngắn hạn và là các khoản Nợ mang tính may rủi. Chính vì yếu tố này việc đầu tư tài chính cũng bị tác động không nhỏ.

1.7.2. Các nhân tố bên ngoài

Hoạt động đầu tư của DNBHPNT cũng như bất kỳ hoạt động kinh tế nào luôn chịu tác động của các nhân tố bên ngoài là: môi trường pháp lý, môi trường kinh tế xã hội, môi trường chính trị, môi trường kinh tế quốc tế. Trong đó, một số nhân tố quan trọng là:

1.7.2.1.Chính sách thuế

Thuế là một nhân tố bên ngoài quan trọng có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động đầu tư của DNBHPNT, cụ thể:

- Để khuyến khích tăng đầu tư cho nền kinh tế, các chính phủ thường ưu đãi không đánh thuế hoặc giảm thuế đối với lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp nếu lợi nhuận được đem tái đầu tư. Khi nhà nước áp dụng chính sách thuế này, các DNBHPNT sẽ có xu hướng để lại nhiều hơn lợi nhuận sau thuế, bổ sung vào vốn điều lệ, tăng nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp.

- DNBHPNT sẽ tăng giá trị đầu tư vào những lĩnh vực phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước được nhà nước khuyến khích thông qua việc giảm thuế.

- Thuế sẽ ảnh hưởng đặc biệt tới việc lựa chọn hình thức đầu tư khi nhà nước có những ưu đãi thuế riêng cho các DNBHPNT so với các nhà đầu tư khác

1.7.2.2.Các điều kiện của thị trường tài chính

Quy mô và mức độ phát triển của thị trường tài chính có ảnh hưởng lớn tới sự lựa chọn đầu tư của các nhà đầu tư nói chung và các DNBHPNT nói riêng. Thị trường tài chính phát triển thể hiện ở số lượng và chất lượng hàng hóa (các tài sản tài chính) trên thị trường, sự minh bạch và đầy đủ thông tin, khả năng kết nối và thực hiện các giao dịch nhanh chóng, chính xác. Tại các thị trường tài chính phát triển, DNBHPNT có nhiều sự lựa chọn hình thức đầu tư. Ngược lại, nếu thị trường tài chính chưa phát triển đầy đủ thì sự lựa chọn hình thức đầu tư sẽ bị hạn chế lớn.

Điều này thể hiện khá rõ ở thị trường Việt Nam trong những năm vừa qua. Trong những năm trước đây, các DNBHPNT ở Việt Nam gần như không có cơ hội đầu tư ngoài tiền gửi tại ngân hàng và trái phiếu chính phủ và một phần nhỏ kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thị trường tài chính ngày cảng phát triển với sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán và sự tham gia năng động của các chủ thể trên thị trường, các DNBHPNT ngày càng có nhiều sự lựa chọn đầu tư và quan điểm đầu tư cũng linh hoạt hơn rất nhiều.

1.7.2.3. Các ràng buộc về mặt pháp lý đối với hoạt động đầu tư của DNBHPNT

Việc DNBHPNT được phép đầu tư vào những lĩnh vực nào, giá trị đầu tư là bao nhiêu thông thường đều bị pháp luật các nước khống chế. Có 3 lý do cơ bản cho việc Nhà nước khống chế hoạt động đầu tư của các DNBH nói chung và DNBHPNT nói riêng, đó là:

Một là, bảo vệ người tham gia bào hiểm. Việc quản lý của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư của các DNBHPNT trước hết nhằm làm giảm bớt khả năng các doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất thanh khoản, phá sản và nếu xảy ra phá sản thì đảm bảo rằng người tham gia bảo hiểm sẽ bị thiệt hại ít nhất. Thông thường, nếu được tự do quyết định, nhà đầu tư sẽ thiên về những lĩnh vực cho tỷ suất lợi nhuận đầu tư cao và cũng đồng nghĩa với khả năng gặp rủi ro cao. Nếu rủi ro xảy ra sẽ mất vốn đầu tư và sẽ rất nguy hiểm nếu vốn này lại từ quỹ DPNV tức là từ phí bảo hiểm được dùng để chi trả cho khách hàng khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Do đó, việc sử dụng các quỹ DPNV để đầu tư luôn được Nhà nước quản lý chặt chẽ.

Hai là, định hướng sự lưu chuyển của các quỹ đầu tư. Ở các thị trường bảo hiểm phát triển, các DNBH có nguồn vốn đầu tư rất dồi dào nên thường quản lý một số lượng khá lớn các tài sản tài chính. Vì vậy, đôi khi Chính phủ các nước này thấy cần phải định hướng sự luân chuyển của các tài sản tài chính này để phục vụ cho mục tiêu kinh tế cao hơn của đất nước. Việc định hướng như trên nhằm phục vụ một số mục tiêu sau:

- Đảm bảo có đủ nguồn vốn để tài trợ cho các chương trình công cộng. - Đảm bảo các quỹ được đầu tư vào nền kinh tế trong nước.

- Bổ sung vào thâm hụt ngân sách nhà nước.

Ba là, giảm nguy cơ tập trung quyền lực trong lĩnh vực tài chính. Do nguồn vốn đầu tư của DNBH là rất lớn, chỉ đứng hàng thứ hai sau các ngân hàng thương mại trên thị trường vốn nên Nhà nước thường tìm cách kiểm soát đối với chiến lược đa dạng hóa đầu tư của DNBH. Từ đó ngăn chặn các doanh nghiệp này sử dụng các nguồn lực tài chính của họ để kiểm soát các tổ chức tài chính khác.

1.8. KINH NGHIỆM THỰC TIỄN Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ĐỐI VỚI VIỆC THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA DNBHPNT VỚI VIỆC THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA DNBHPNT

1.8.1. Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước

Tùy thuộc vào điều kiện của mỗi nước khác nhau mà việc chuyển các mục tiêu quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư của DNBH thành các quy định pháp luật hạn chế hoạt động đầu tư của các DNBH nói chung và các DNBHPNT phi nhân thọ ở

các nước là khác nhau. Trên cơ sở tham khảo luật bảo hiểm của các nước, ta có thể thấy các quy định pháp luật này đều có một số đặc điểm chung là:

o Đều nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản sau: (1) các tài sản đầu tư phải đảm bảo có mức độ rủi ro thấp nhất có thể chấp nhận được; (2) Danh mục đầu tư phải được đa dạng hóa ở mức đủ để làm giảm thiểu rủi ro thua lỗ và có đủ tính thanh khoản để đáp ứng nhu cầu lưu chuyển tiền ngắn hạn phát sinh.

o Đều nằm trong quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm hoặc những văn bản dưới luật.

o Đều có sự thay đổi thường xuyên cho phù hợp với điều kiện của thị trường bảo hiểm và thị trường tài chính luôn biến động.

o Đều quy định những hạn chế pháp luật chủ yếu áp dụng đối với đầu tư quỹ DPNV và ít hạn chế hơn đối với vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, ở một số nước vẫn quy định hạn chế đầu tư vì suy cho cùng đây cũng là nguồn vốn để đảm bảo khả năng thanh toán cho DNBH, nhưng chỉ bị hạn chế ở phần vốn pháp định.

o Đều bao gồm các quy định chủ yếu sau: quy định danh mục đầu tư, quy định giới hạn tối đa/tối thiểu cho từng loại tài sản đầu tư, quy định giới hạn tối đa/tối thiểu cho từng khoản đầu tư, và quy định về đầu tư ra nước ngoài.

1.8.2. Thực tiễn hoạt động đầu tư của các DNBHPNT lớn trên thế giới

Tại các thị trường bảo hiểm phát triển, các DNBH nói chung và các DNBHPNT nói riêng đều có xu hướng phát triển hoạt động kinh doanh theo mô hình các tập đoàn bảo hiểm - đầu tư tài chính, ví dụ như: Tập đoàn bảo hiểm Mitsui Sumitomo (MSIG) của Nhật Bản, Tập đoàn tài chính – bảo hiểm Allianz của Đức, Tập đoàn bảo hiểm AXA của Pháp, Tập đoàn bảo hiểm AIG của Mỹ…

Với các tập đoàn bảo hiểm này, hoạt động đầu tư tài chính không chỉ là nguồn mang lại lợi nhuận lớn trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp mà còn đóng vai trò to lớn hỗ trợ sự bành trướng quy mô hoạt động bảo hiểm và định hướng sự phát triển của doanh nghiệp. Ta có thể thấy rõ sự hỗ trợ này thông qua xem xét sự phát triển của Tập đoàn Allianz.

Allianz AG ra đời năm 1890 tại Berlin, sau đó chuyển đầu não về Munich năm 1949. Năm 1986, Allianz mua công ty Cornhill Insurance ở London và mua cổ phiếu Riunione Adriatica di Sicurità (RAS), Milan, tăng cường sự hiện diện ở Tây và Nam Âu trong thập kỷ 1980. Năm 1990, Allianz bắt đầu bành trướng sang các nước Đông Âu với việc xuất hiện ở Hungary. Cũng trong thập kỷ này, Allianz thôn tính Fireman’s Fund, một công ty bảo hiểm ở Hoa Kỳ, tiếp sau đó là mua công ty Assurances Generales de France (AGF), Paris. Những hoạt động thâu tóm này được tiếp bước bằng tiến vào Châu Á qua các liên doanh và mua lại doanh nghiệp ở Trung Quốc và Hàn Quốc. Khoảng thời gian này, Allianz cũng tăng cường hoạt động quản lý tài sản thông qua hoạt động đầu tư tài chính, ví dụ mua các công ty quản lý tài sản ở California.

Năm 2001, Allianz tiếp quản Ngân hàng Dresdner, một ngân hàng lớn ở Đức. Tập đoàn Allianz và Ngân hàng Dresdner Bank dựng nên Allianz Global Investors để hợp nhất các hoạt động quản lý tài sản.

Vào tháng 2 năm 2006, cổ đông RAS phê chuẩn sự sáp nhập với Allianz, tập đoàn Allianz Group thành lập lại theo Luật công ty của Châu Âu.

Năm 2008, với tổng doanh thu là 92,5 tỷ euro, Allianz là định chế bảo hiểm quốc tế và dịch vụ tài chính thứ hai trên thế giới. Allianz Global Investors đứng trong nhóm 5 nhà quản lý đầu tư năng động nhất toàn cầu nắm trong tay lượng tài sản 970 tỷ euro, trong đó 725 tỷ euro là tài sản của bên thứ ba từ các tổ chức quản lý tài sản như PIMCO (quỹ trái phiếu), RCM (quỹ cổ phiếu vốn), AAAm (quỹ đầu tư rủi ro), Degi (quỹ bất động sản)…

Hiện nay, Allianz hiện diện ở 70 quốc gia với hơn 180 ngàn nhân viên. Đứng đầu tập đoàn quốc tế này là công ty cổ phần mẹ Allianz SE, trụ sở ở Munich. Allianz

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ đầu tư tài CHÍNH tại TỔNG CÔNG TY cổ PHẦN bảo HIỂM NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 31)