Tình hình nhiễm H pylori trên thế giới và vai trò của H pylori trong

Một phần của tài liệu Tổng quan hệ thống và phân tích gộp về hiệu quả điều trị helicobacter pylori của phác đồ bộ ba dùng các thuốc ức chế bơm proton liều cao so với liều chuẩn (Trang 69)

các bệnh đường tiêu hóa

Hơn 50% dân số thế giới nhiễm H. pylori và cho đến nay H. pylori vẫn là một trong những nhiễm trùng phổ biến và dai dẳng nhất trên toàn thế giới [32]. Tuy nhiên, tỉ lệ nhiễm H. pylori lại có sự khác biệt giữa các quốc gia cũng như giữa các khu vực, các cộng đồng trong 1 quốc gia.

Theo kết quả của các nghiên cứu dịch tễ học, tỉ lệ nhiễm H. pylori ở Singapore là 31%; ở Malaysia là 35,9%; ở Thái Lan là 57%; ở Nhật Bản là 39,3%; ở Đài Loan là 54,5%; ở Hàn Quốc là 59,6%; ở Trung Quốc là 58,07%; ở Ấn Độ là 79%; ở Úc là 15,1%; ở Bangladesh là 92% và ở Việt Nam là 74,6%. Nhìn chung, tỉ lệ nhiễm H. pylori ở các nước đang phát triển hoặc kém phát triển cao hơn ở các nước phát triển [26].

Tỉ lệ nhiễm H. pylori trên người trưởng thành tại Cộng hòa Séc là 23,5%; tại Lativia là 79,2%, tại Châu Mỹ Latin là 79,4%; tại Mỹ (bang Texas) là 17,1%; tại Nhật Bản (Nagoya) là 39,6%; tại Đức (Magdeburg) là 44,4%; tại Đan Mạch (Jutland) là 20,1%; tại Isarel là 45,2%; phía Bắc Trung Quốc là 54,5%; tại Trung Quốc (Sơn Đông) là 35,5%; tại Pakistan (Islamabad) là 74,4% và tại Úc là 15,5% [98], [15].

Nhiễm H. pylori là một yếu tố phối hợp thúc đẩy sự phát triển của 3 bệnh đường tiêu hóa trên quan trọng: loét dạ dày và tá tràng (chiếm từ 1% đến 10% bệnh nhân nhiễm H. pylori), ung thư dạ dày (chiếm từ 0,1% đến 3%

bệnh nhân nhiễm H. pylori), u lympho mô bạch huyết liên quan đến niêm mạc

dạ dày (MALT lymphoma) (chiếm <0,01% bệnh nhân nhiễm H. pylori). Nguy cơ phát triển thành các bệnh này là rất khác nhau giữa các cộng đồng.

60

Đa số bệnh nhân nhiễm H. pylori thường không có biểu hiện lâm sàng đáng

kể [73].

Helicobacter pylori và loét dạ dày- tá tràng: Hiện nay người ta cho rằng H. pylori là nguyên nhân chính trong sinh bệnh học của bệnh loét dạ dày-tá tràng. Hơn 80% bệnh nhân loét dạ dày và hơn 95% bệnh nhân loét tá tràng có nhiễm H. pylori. Diệt trừ H. pylori được chứng minh là có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh loét dạ dày- tá tràng. Rất nhiều nghiên cứu cho

thấy diệt trừ H. pylori làm giảm tỉ lệ loét tái phát từ hơn 50% xuống còn 0-

10% [63].

Helicobacter pylori và bệnh viêm dạ dày: Rất nhiều bệnh nhân nhiễm

H. pylori bị viêm dạ dày mạn tính. Ở khoảng 50% số bệnh nhân, viêm dạ dày

sẽ phát triển thành viêm dạ dày không thoái hóa và nửa còn lại sẽ phát triển thành thoái hóa dạ dày. Thoái hóa dạ dày lại thường đi kèm với loạn sản ruột. Nhìn chung, viêm dạ dày không thoái hóa có thể được chữa khỏi bằng cách diệt trừ vi khuẩn H. pylori [63].

Helicobacter pylori và ung thƣ dạ dày: Từ năm 1994, Hiệp hội nghiên cứu ung thư thế giới dựa trên các bằng chứng sẵn có đã đi đến kết luận rằng nhiễm H. pylori làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày [59].

Một phần của tài liệu Tổng quan hệ thống và phân tích gộp về hiệu quả điều trị helicobacter pylori của phác đồ bộ ba dùng các thuốc ức chế bơm proton liều cao so với liều chuẩn (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)