Tổng quan hệ thống
Kết quả của tổng quan hệ thống là bảng tóm tắt bao gồm thông tin và kết quả của các nghiên cứu đạt tiêu chuẩn.
Phân tích gộp
- Chúng tôi tiến hành xử lý số liệu với tiêu chí cơ bản là tỉ lệ diệt trừ H. pylori của phác đồ bộ ba dùng liều cao so với liều chuẩn các PPI dựa trên phân tích ITT và phân tích PP ở các nhánh điều trị cần so sánh dưới dạng tỉ số nguy cơ tương đối (relative risk).
- Đánh giá độ dị biệt giữa các nghiên cứu bằng cách sử dụng kiểm định
Q và chỉ số I2. Kiểm định Q cho biết có hay không sự bất đồng nhất giữa các
nghiên cứu và khi p < 0,1 thì coi là có sự khác biệt giữa các nghiên cứu. Chỉ số I2
cho biết mức độ khác biệt giữa các nghiên cứu, và chúng tôi quy ước rằng nếu I2
<25% thì sự khác biệt giữa các nghiên cứu là nhỏ và sử dụng mô
hình ảnh hưởng cố định để xử lý số liệu, nếu 25% ≤ I2 ≤ 75% thì sự khác biệt
giữa các nghiên cứu ở mức độ trung bình và sử dụng mô hình ảnh hưởng biến thiên để xử lý số liệu, và nếu I2
31
mức độ cao và không tiến hành phân tích gộp hoặc phải loại trừ được những nghiên cứu gây ra độ khác biệt lớn này rồi mới tiến hành xử lý số liệu.
- Đánh giá thiên vị xuất bản bằng biểu đồ funnel. Sự mất cân đối của biểu đồ funnel có thể là dấu hiệu cho thấy có thiên vị xuất bản.
- Đánh giá chất lượng nghiên cứu: Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi tiến hành đánh giá chất lượng các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng dựa vào thang điểm được đề xuất bởi Jadah và cộng sự [60].
Thang điểm Jadah dựa trên 3 yếu tố, mỗi yếu tố được cộng 1 điểm: Yếu tố 1- Ngẫu nhiên: Mỗi người tham gia nghiên cứu đều có cơ hội như nhau để nhận được các can thiệp và các nhà điều tra không thể dự đoán được.
Yếu tố 2- Mù đôi: Một nghiên cứu được coi là mù đôi, nếu như cụm từ ―double blind‖ được sử dụng.
Yếu tố 3- Mô tả về các trường hợp ngừng điều trị hoặc bị loại khỏi nghiên cứu: Nghiên cứu phải mô tả về những người tham gia, không hoàn thành điều trị hoặc những người không được đưa vào phân tích. Số lượng người và lý do ngừng điều trị trong mỗi nhóm phải được công bố. Nghiên cứu cũng phải nói rõ nếu không có trường hợp nào ngừng điều trị. Nếu nghiên cứu không đề cập đến các trường hợp ngừng điều trị, yếu tố này được 0 điểm.
Ngoài ra, sẽ có các điểm cộng và trừ cho yếu tố 1 và 2, cụ thể:
Cộng 1 điểm cho yếu tố 1 nếu như nghiên cứu mô tả phương pháp tạo ra các chuỗi ngẫu nhiên và phương pháp đó thích hợp (sử dụng máy tính, bảng các số ngẫu nhiên, v.v…)
Cộng 1 điểm cho yếu tố 2 nếu như nghiên cứu mô tả về phương pháp mù đôi và phương pháp đó thích hợp (phương pháp mù đôi được coi là thích hợp nếu như nghiên cứu đề cập rằng người nghiên cứu và người tham gia nghiên cứu đều không biết về can thiệp hoặc đề cập đến việc sử dụng các giả dược….)
32
Trừ 1 điểm ở yếu tố 1 nếu như nghiên cứu mô tả phương pháp tạo ra các chuỗi ngẫu nhiên nhưng phương pháp đó là không thích hợp (bệnh nhân được phân bổ luân phiên, hoặc theo ngày tháng năm sinh, mã số của bệnh viện, v.v…)
Trừ 1 điểm ở yếu tố 2 nếu như nghiên cứu mô tả về phương pháp mù đôi nhưng phương pháp đó không thích hợp (ví dụ: so sánh dạng thuốc viên và dạng thuốc tiêm mà không có giả dược)
Chúng tôi đề xuất những nghiên cứu có điểm số ≥3 được coi là nghiên cứu có chất lượng cao còn những nghiên cứu có điểm số <3 được coi là nghiên cứu có chất lượng thấp.
Ngoài ra:
- Tiến hành phân tích dưới nhóm (subgroup analysis) để so sánh hiệu quả diệt trừ Helicobacter pylori giữa phác đồ bộ ba dùng liều cao và phác đồ bộ ba dùng liều chuẩn các PPI trong cùng 1 thế hệ và ở 2 thế hệ khác nhau. Các PPI thế hệ 1 bao gồm: omeprazol, lansoprazol, pantoprazol và các PPI thế hệ 2 (thế hệ mới) gồm: esomeprazol, rabeprazol [83],[74].
- Tiến hành phân tích dưới nhóm so sánh hiệu quả diệt trừ H. pylori của phác đồ bộ ba dùng liều cao các PPI so với liều chuẩn ở những nghiên cứu chất lượng tốt hơn.
- Tiến hành đánh giá tác dụng phụ gặp phải ở phác đồ bộ ba dùng liều cao và phác đồ bộ ba dùng liều chuẩn các PPI.
Phân tích gộp được tiến hành dựa trên phần mềm Review Manager 5.2 (RevMan 5.2, Copenhagen: The Nordic Cochrane Centre, The Cochrane Collaboration, 2012).
33
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU