Thực trạng kháng kháng sinh của H pylori trên thế giới

Một phần của tài liệu Tổng quan hệ thống và phân tích gộp về hiệu quả điều trị helicobacter pylori của phác đồ bộ ba dùng các thuốc ức chế bơm proton liều cao so với liều chuẩn (Trang 72)

Theo Saracino và cộng sự, trong tương lai hiệu quả của các phác đồ diệt H. pylori sẽ ngày càng giảm hơn nữa do sự gia tăng của các chủng H. pylori kháng thuốc [86]. Nghiên cứu tiến hành năm 2012 tại Ý cho thấy, tỷ lệ kháng rất cao đối với clarithromycin (35,2%), metronidazol (59,3%), và

levofloxacin (22,1%) trong các chủng H. pylori phân lập được. Trong khi đó,

1 nghiên cứu tương tự của Zullo và cộng sự tiến hành tại cùng khu vực từ tháng 5/2004 đến tháng 5/2006 cho thấy tỉ lệ kháng của H. pylori phân lập đối với clarithromycin, metronidazol và levofloxacin lần lượt là 16,9%, 29,4%, và 19,1% [105].

Ở Châu Á, các báo cáo cho thấy tỉ lệ kháng thuốc ngày càng gia tăng trong các chủng H. pylori. Tại Hàn Quốc, các báo cáo về tỉ lệ kháng clarithromycin, amoxicillin, tetracyclin, metronidazol, và levofloxacin trong

các chủng H. pylori phân lập năm 2009-2010 là 7,0% , 2,8% , 0%, 45,1% và

26,8%, tỉ lệ này trong năm 2011-2012 lần lượt là 16,0%, 2,1%, 0%, 56,3% và 22,3%. Các chủng đa kháng thuốc tăng nhẹ từ 16,9% trong năm 2009-2010 lên 23,4% trong năm 2011-2012 [5]. Theo báo cáo gần đây, tình trạng kháng kháng sinh ở vùng đông nam duyên hải Trung Quốc đang ở mức rất cao: tỉ lệ

kháng kháng sinh trong các chủng H. pylori phân lập từ năm 2010-2012 đối

với clarithromycin, metronidazole, levofloxacin, amoxicillin, gentamicin và furazolidon lần lượt là 21,5%, 95,4%, 20,6%, 0,1%, 0,1% và 0,1%; tỉ lệ các chủng kháng hai, ba, bốn loại thuốc lần lượt là 25,5%, 7,5% và 0,1%. Các tác giả đề xuất việc cá thể hóa điều trị dựa trên thử nghiệm về tính nhạy cảm của kháng sinh hoặc sử dụng các kháng sinh ít bị kháng như amoxicillin,

gentamicin hoặc furazolidon là sự lựa chọn thích hợp trong điều trị H. pylori

ở khu vực này [93].

Ở Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ từ năm 2001 đến năm 2006, tỉ lệ H. pylori kháng

63

cho thấy tỉ lệ diệt kháng clarithromycin của các chủng H. pylori cô lập là 48,2% [77] và 54,1% [8]. Đây được cho là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của các phác đồ bộ ba chứa clarithromycin trong điều trị H. pylori.

Một phần của tài liệu Tổng quan hệ thống và phân tích gộp về hiệu quả điều trị helicobacter pylori của phác đồ bộ ba dùng các thuốc ức chế bơm proton liều cao so với liều chuẩn (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)