diệt trừ Helicobacter pylori
Helicobacter pylori chỉ có thể phát triển ở pH từ 6,0 đến 8,5. Do đó, việc sử dụng các PPI trong phác đồ bộ ba là nhằm mục đích tăng pH dạ dày, giúp vi khuẩn H. pylori tiến tới giai đoạn sinh trưởng và trở nên nhạy cảm hơn đối với các kháng sinh [87].
Nghiên cứu của Sjostrom và cộng sự cho thấy, ở pH dạ dày 5,9 thì sự phát triển của H. pylori rất yếu, khi tăng pH lên 7,2 và 7,9 thì vi khuẩn phát triển mạnh hơn và sự nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh amoxicillin, erythromycin và clarithromycin cũng tăng lên rõ rệt. Độ nhạy cả với
61
amoxicillin tăng từ 10 đến 20 lần thậm chí tăng lên nhiều hơn với kháng sinh macrolid [91].
Nhiều kháng sinh không bền trong môi trường acid dạ dày. Ức chế bài tiết acid sẽ giúp các kháng sinh nhạy cảm với acid dạ dày trở nên ổn định hơn, tăng nồng độ thuốc trong niêm mạc dạ dày. Nghiên cứu của Grayson và cộng sự cho thấy, các kháng sinh macrolid, quinolon (đặc biệt là ciprofloxacin) và clindamycin bị mất hoạt tính ở pH acid. Khi pH cao hơn, hoạt tính của các kháng sinh này cũng tăng lên. Tại pH 7,4, nồng độ ức chế tối thiểu vi khuẩn
H. pylori của ampicillin nhỏ hơn 4 lần, của erythromycin nhỏ hơn 32 lần so
với ở pH 5,7-6,0 [42].
Ngoài ra, có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối tương quan chặt chẽ giữa pH dạ dày với tỉ lệ diệt trừ thành công vi khuẩn H. pylori. Trong nghiên cứu của Lind và cộng sự, tỉ lệ diệt trừ H. pylori theo dự định điều trị đã tăng từ 26% (ở nhóm chỉ dùng clarithromycin kết hợp với amoxicillin) lên tới 94% (ở nhóm dùng omeprazol kết hợp với clarithromycin và amoxicillin), tỉ lệ diệt trừ H. pylori theo dự định điều trị đã tăng từ 69% (ở nhóm chỉ dùng clarithromycin kết hợp với metronidazol) lên đến 87% (ở nhóm dùng omeprazol kết hợp với clarithromycin và metronidazol) [65].
Tầm quan trọng của nồng độ acid thích hợp đã được nhấn mạnh trong các nghiên cứu gần đây. Sugimoto và cộng sự phân tích pH dạ dày 24 giờ trong suốt quá trình sử dụng phác đồ diệt H. pylori với lansoprazol, clarithromycin và amoxicillin liều chuẩn 2 lần/ngày. Họ đã quan sát thấy tỉ lệ chữa khỏi có liên quan chặt chẽ với khả năng ức chế acid: nhóm bệnh nhân khỏi bệnh có pH dạ dày trung bình 6,4 trong khi những bệnh nhân có pH dạ dày 5,2 thì việc điều trị lại thất bại [94].
Tóm lại, kiểm soát tốt acid dạ dày là chìa khóa để điều trị thành công
62