hưởng biến thiên (random effect model)
Mô hình ảnh hưởng cố định và mô hình ảnh hưởng biến thiên là hai phương pháp chính để ước tính ảnh hưởng trung bình trong phân tích gộp.
16
Mô hình ảnh hưởng cố định dựa trên giả định rằng tất cả các nghiên cứu đều lấy mẫu từ cùng một quần thể và có chung ES. Điều này có nghĩa là ―tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến ES là như nhau đối với tất cả các nghiên cứu‖. Sự khác biệt giữa các nghiên cứu chỉ là sai số do lấy mẫu mà thôi và có thể được bỏ qua.
Mô hình ảnh hưởng biến thiên dựa trên giả định rằng mức độ ảnh hưởng của các nghiên cứu khác nhau là do mẫu và do nghiên cứu. Ảnh hưởng có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn, tùy thuộc vào tuổi, sức khỏe, tài chính của các bệnh nhân, thời gian và cường độ điều trị, thiết kế nghiên cứu, v.v… Trong mô hình ảnh hưởng biến thiên, người ta giả định rằng ngoài sai số mẫu, ES còn chịu ảnh hưởng các khác biệt thực sự giữa các nghiên cứu [66]. Sự khác biệt giữa các nghiên cứu được giả định là tuân theo phân phối chuẩn.
Nhiều tác giả cho rằng việc lựa chọn mô hình nào để phân tích dữ liệu trong phân tích gộp được căn cứ vào độ dị biệt giữa các nghiên cứu. Việc xử lý khi gặp khác biệt giữa các nghiên cứu được mô tả ở hình 1.2 [64].
Hình 1.2: Xử lý khi gặp khác biệt giữa các nghiên cứu
Sự bất đồng nhất giữa các nghiên cứu
Mô hình ảnh hưởng cố định Giải thích Bỏ qua Có tính đến sự khác biệt Mô hình ảnh hưởng biến thiên
Không Có
Loại bỏ nghiên cứu khác biệt Phân tích
17