Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và mở rộng thị trường của việc chăn nuôi gà thả vườn tại xã Hòa Sơn - huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang. (Trang 66)

Từ thực trạng chăn nuôi trên địa bàn xã Hòa Sơn, có thể nhận thấy sự thiếu liên kết giữa người sản xuất và thị trường. Những trở ngại khiến người chăn nuôi không dám mở rộng quy mô sản xuất, và họ cũng không chắc chắn được rằng sau khi bán một lứa gà họ có lãi, do đó cần xây dựng cho họ những giải pháp cụ thể và vững chắc.

*Đào tạo nghề ngắn hạn, tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi

Các hộ chăn nuôi cần được bồi dưỡng kiến thức về chăn nuôi gà thịt và trình độ kỹ thuật trong chăn nuôi. Điều đáng lưu ý ở đây là kinh nghiệm chăn nuôi, chăm sóc, cho ăn, vệ sinh chuồng trại, sự quan sát thường xuyên tình trạng của gà cũng ảnh hưởng rất nhiều tới tỷ lệ gà chết... Do vậy, việc tham gia các khóa học, đào tạo, các lớp tập huấn, về kỹ thuật chăn nuôi, về kiến thức trong quản lý và năm bắt thị trường rất quan trọng. Qua đó góp phần nâng cao trình độ và giúp người chăn nuôi mạnh dạn hơn và tự tin hơn trong việc đưa ra những quyết định và đặc biệt là giúp họ nhạy bén và linh hoạt hơn trước những nhu cầu và biến động của thị trường. Để thực hiện được những biện pháp này thì ngoài sự nỗ lực của bản thân những người chăn nuôi thì cũng rất cần vào sự giúp đỡ của tổ chức chính quyền như: khuyến nông, hội nông dân...

Cụ thể các lớp đào tạo nghề ngắn hạn hoặc tập huấn kỹ thuật chăn nuôi sẽ được tổ chức theo đề án 1956 của Chính Phủ về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Đề án này nhằm nâng cao chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Các cấp chính quyền sẽ các tổ chức lớp tập huấn về kỹ thuật, đào tạo cho người chăn nuôi theo hình thức chọn lọc. Lớp được tổ chức hằng năm (một năm một lần) về kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn. Mỗi lớp đào tạo khoảng 20 học viên thời gian học 7 ngày, lớp tổ chức dưới dạng một đợt tập huấn cho người chăn nuôi trên địa bàn xã. Học viên sẽ được hỗ trợ kinh phí để khắc phục khó khăn trong quá trình học nghề. Theo quy định của đề án 1956 (Đối với cấp tỉnh):

+ Lao động thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi sẽđược hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn với mức hỗ trợ tối đa 3 triệu đồng/người/khoá học; (hỗ trợ 15 nghìn đồng tiền ăn/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đi lại không quá 200 nghìn người/khoá học đối với người học nghề xa nơi cư trú 15km trở lên).

+ Đối với lao động thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học.

+ Lao động nông thôn khác được hỗ trợ 2 triệu đồng/người/khoá học nghề ngắn hạn.

Ngoài ra, lao động còn được vay vốn ưu đãi để học nghề theo nhu cầu và tạo việc làm sau khi học nghề.

Áp dụng cho địa bàn xã Hòa Sơn, sau khi hạch toán cụ thể thì một lớp học nghề ngắn hạn như vậy hết khoảng 4.500.000 - 5.500.000 đồng/lớp cho các chi phí công giảng dạy của giáo viên, kinh phí hỗ trợ học viên vềăn uống(không có chi phí đi lại), chi phí thuê mượn địa điểm và một số chi phí phát sinh khác (Phụ lục 2).

4.2.2. Mnh dn đầu tư xây dng cơ s h tng, áp dng khoa hc k thut vào chăn nuôi

Diện tích và hình thức chuồng nuôi có nhiều ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập của hộ. Hầu hết các hộ chăn nuôi đều xây dựng chuồng trại theo kinh nghiệm của bản thân và tùy thuộc vào đồng vốn của mỗi nhà, không theo kỹ thuật chăn nuôi gà bán chăn thả. Xây dựng chuồng trại tạm bợ. Do đó năng suất gà không ổn định. Ta cũng thấy rõ sự chênh lệch hiệu quả chăn nuôi giữa quy mô lớn và nhỏ. Vì vậy, các hộ chăn nuôi cần nâng cấp chuồng trại thích hợp với từng vụ nuôi. Mạnh dạn tìm hiểu và chọn lọc các loại giống gà cho năng suất tốt, các kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, để góp phần nâng cao năng suất và chất lượng trong quá trình chăn nuôi, qua đó đẩy mạnh các qua trình tiêu thụ sản phẩm.

Xây dựng mô hình chuồng trại theo đúng quy chuẩn về chuồng trại của viện chăn nuôi, đồng gắn liền với chương trình xây dựng nông thôn mới. Chuồng trại nên xây dựng xa khu dân cư, hoặc sử dụng đệm lót sinh thái nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường. Chuồng trại được xây dụng thoáng mát vào mua hè, ấm kín vào mùa đông.

4.2.3. Kim tra thường xuyên để kp thi phòng chng dch bch cho đàn gà

Thường xuyên kiểm tra, nhận biết triệu trứng và chuẩn đoán bệnh ở gà tại các hộ chăn nuôi để có thông tin cụ thể về tình hình phát triển của đàn gà tại hộ và có cách thức tác động kịp thời khi phát hiện dịch bệnh.

Thường xuyên tiêm phòng định kỳ cho đàn gà để đàn gà không bị mắc bệnh. Khi phát hiện dịch cần nhanh chóng khoanh vùng, cách ly các nguồn dịch bệnh, tiêu huỷ gà chết, gà mắc bệnh đúng cách, không vứt bừa bãi làm dịch bệnh lây lan ra diện rộng.

Thường xuyên khử trùng chuồng trại chăn nuôi, khử trùng vật dụng, vườn đồi bằng vôi bột và các thuốc phun khử trùng.

4.3. Những biện pháp mở rộng thị trường chăn nuôi gà thả vườn.

4.3.1. Th trường đầu vào

Địa bàn xã Hòa Sơn có nhiều lợi thế trong vai trò thị trường đầu vào. Tuy nhiên giá cả thị trường thường xuyên thay đổi và có xu hướng tăng cao như giá thức ăn, giá thuốc thú y…, điều này gây khó khăn cho các hộ chăn nuôi, vì chi phí cao sẽ dẫn đến việc không có lợi nhuận sau mỗi vụ nuôi.

Để làm giảm chi phí chăn nuôi các hộ cần tìm hiểu nguồn cung cấp thuốc thức ăn và thuốc thú y rẻ nhưng đạt chất lượng.

Tạo mối liên kết giữa người chăn nuôi với các chủ thể cung cấp thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y. Hai chủ thể này kết hợp để cùng phát triển. Tức là, người cung cấp dịch vụ sẽ hỗ trợ thức ăn, thuốc thú y cho người chăn nuôi. Sau khi bán đàn gà, người chăn nuôi sẽ thanh toán với người cung cấp dịch vụ.

Để hạn chế chi phí mua con giống thì một vài hộ chăn nuôi có thể cùng mua máy ấp trứng cho đàn gà nhà mình. Như vậy, vừa giảm chi phi mua con giống mỗi lứa, vừa đảm bảo về chất lượng con giống. Không những thế, đây còn cách mở rộng quy mô dễ dàng hơn.

Tận dụng tối đa nguồn phụ phẩm trong mỗi vụ việc bán chất độn chuồng của các hộ không ổn định, hầu hết chỉ xảy ra với các hộ nuôi với quy mô lớn. Các hộ chăn nuôi nhỏ thường ít quan tâm tới nguồn sản phẩm phụ này, bằng chứng là các hộ chăn nuôi nhỏ không có nguồn thu nhập từ sản phẩm phụ. Còn các hộ chăn nuôi lớn thì tận dụng triệt để nguồn sản phẩm phụ và đủđể bù lại tiền mua con giống cho lứa tiếp theo.

Vì vậy các hộ chăn nuôi nhỏ cần học hỏi kinh nghiệm của các trang trại lớn để tận dụng tốt nguồn sản phẩm phụ góp phần tăng thê thu nhập. Bên cạnh đó, các hộ chăn nuôi cần liên hệ những người thu mua sản phẩm phụổn định và giá cả hợp lý để không mất đi nguồn thu nhập đáng kể này.

4.3.2. Th trường đầu ra

Thị trường tiêu thụ đầu ra là một khâu giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, cụ thể là việc chăn nuôi gà thả vườn. Xét từ thực trạng cho thấy thị trường đầu ra của sản phẩm gà thả vườn trên địa bàn xã không ổn định. Như sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của người chăn nuôi. Do vậy ta cần có những giải pháp đồng bộ và nhanh chóng để giúp thụ trường tiêu thụ sản phẩm ổn định hơn.

Trước tiên là giải pháp đối với sản phẩm gà thả vườn. Do sản phẩm gà thả vườn là một sản phẩm vốn rất quen thuộc, ta sẽ dần dần xây dựng lòng tin của người tiêu dùng bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm. Cùng với mục tiêu xây dựng thương hiệu gà thả vườn Hòa Sơn, thì chất lượng của thịt gà truyền thống luôn phải thơm, ngon...không được làm mất đi đặc trưng da vàng, mào đỏ. Vì đó là yếu tố quan trọng trong hành vi lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng.

Thứ hai, giải pháp đối với giá của sản phẩm gà thả vườn. Do gà thả vườn với chất lượng thịt tốt, nhu cầu tiêu thụ cao, và chi phí sản xuất cao, ta sẽ lựa chọn chiến lược giá cao. Như vậy, phần lớn người tiêu dùng đến với thịt gà thả vườn đều là vì chất lượng.Giá cao vì chất lượng vốn có của thịt gà thả vườn thì sẽ hạn chế nguy cơ giá giảm bất thường, hay giá bị lung lay bởi nhiều yếu tố khác như cạnh tranh… Giá gà thả vườn trong tháng 4 là 75.000 đồng/kg, do vậy ta sẽ chọn lựa mức giá lớn hơn 75.000 đồng/kg.

Thứ ba, địa bàn xã cần có nhân viên thị trường. Thứ nhất, để nắm bắt những thông tin thị trường về giá cả và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm và kịp thời thông báo cho người cho người chăn nuôi gà. Thứ hai, thị trường viên cần đi giới thiệu sản phẩm và liên kết với các lò mổ lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội, để đảm bảo đầu ra . Thứ ba, tuyên truyền và xây dựng thương hiệu sản phẩm gà thả vườn Hòa Sơn để tạo chỗđứng trên thị trường cũng như phát triển bền vững nghề chăn nuôi về sau.

Thứ tư, xây dựng khu quy hoạch chăn nuôi gà, vấn đề này có chút liên đới tới giải pháp quy hoạch lại cũng chăn nuôi tập trung. Tuy nhiên, chỉ như vậy mới thuận tiện nhất cho việc thu bán gà tập trung và làm tăng số lượng đầu ra cũng như tăng các thị trường tiêu thụ gà. Cũng như bảo vệ quyền lợi tối ưu cho người chăn nuôi.

Cuối cùng, liên kết sản phẩm gả thả vườn với thị trường. Sản phẩm gà thả vườn hầu như được bán cho các thương lái, họ thu mua gà tại nhà. Để mở rộng thêm thị trường tiêu thụ, các thị trường viên cũng như các chủ hộ chăn nuôi đi liên kết với các thương lái, các chợ truyền thống, chợ đầu mối, nhà hàng, khách sạn để phân phối và tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3.3. Quy hoch li li vùng chăn nuôi tp trung

Một hiện trạng đang đặt ra trước mắt của việc chăn nuôi gà hiện này trên địa bàn xã Hòa Sơn đó là hoạt động chăn nuôi của bà con nơi đây chưa được quy hoạch thành các vùng chăn nuôi tập trung, các hộ chăn nuôi kể cả các trang trại vẫn chủ yếu là tận dụng đất vườn của gia đình. Do vậy, công tác xử lý chất thải còn gặp nhiều khó khăn, ô nhiễm môi trường là một thực trang đang rất nhức nhối đối với

người dân nới đây. Hơn thế nữa, việc chăn nuôi rải rác, nhỏ lẻ khiến cho các chi phí đầu vào cao hơn, và việc tiêu thụđầu ra cũng khó khăn hơn rất nhiều.

Địa bàn xã hiện có 15 thôn, số lượng gà tập trung lớn tại các thôn Trung Hòa, Sở, Mít… do vậy cần có những quy hoạch cụ thể, định hướng chăn nuôi theo hướng hàng hóa, giảm bớt hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, rải rác. Các cấp chính quyền cần có những chính sách phù hợp để dần dần chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ thành các vùng quy hoạch chăn nuôi gà, hay có thể cho tiến hành thành lập hợp tác xã phát triển chăn nuôi gà, hay tổ hợp tác (THT) về chăn nuôi gà.

Xây dựng THT của xã. THT được xây dựng tại xóm trung tâm hoặc xóm có điều kiện thuận lợi nhất về giao thông, thuận lợi về thị trương đầu vào, đầu ra. Những thành viên tham gia THT trên tinh thần tự nguyện, và đóng góp tài sản xây dựng quỹ chung. Số lượng thành viên THT lớn hơn 3 người.

+ Xét về cách thức hoạt động THT: Phương thức hoạt động của đơn vị là tổ đứng ra chọn mua con giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh có chất lượng cao để cung cấp cho các thành viên; đồng thời mời cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm, liên hệ đầu ra cho sản phẩm gà thả vườn cũng như sản phẩm phụ. Nhờ đó, các thành viên trong tổ có nhiều điều kiện đểđầu tư phát triển chăn nuôi, tăng thu nhập cho gia đình.

+ Xét về quyền và trách nhiệm của tổ viên:

Tổ viên có các quyền: Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động của tổ hợp tác theo thoả thuận; Tham gia quyết định các vấn đề có liên quan đến hoạt động của tổ hợp tác, thực hiện việc kiểm tra hoạt động của tổ hợp tác.

Tổ viên có các nghĩa vụ:Thực hiện sự hợp tác theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, giúp đỡ lẫn nhau và bảo đảm lợi ích chung của tổ hợp tác; Bồi thường thiệt hại cho tổ hợp tác do lỗi của mình gây ra.

Với việc quy hoạch được các vùng chăn nuôi tập trung sẽ mang lại nhiều thuận lợi. Thứ nhất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm bớt những tác động xấu của hoạt động chăn nuôi đến môi trường sống của người dân địa phương. Thứ hai, người chăn nuôi có thể dễ dàng mở rộng quy mô sản xuất, phòng chống và kiểm soát dịch bệnh. Thứ ba, công tác thu gom và tiêu thụ sản phẩm trở nên dễ dàng hơn. Thứ tư, các cấp chính quyên có điều kiện thuận lợi hơn trong việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động chăn nuôi gà của người dân.

4.4. Những giải pháp đối với Nhà Nước và các cấp chính quyền địa phương

Cho dù người chăn nuôi có cố gắng đến đâu nhưng nếu không có sự hỗ trợ, giúp đỡ của các tổ chức cơ quan Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương thì cũng thật là khó để có thể đạt được kết quả tốt. Vai trò của Đảng và nhà nước cũng như các cấp chính quyền trong việc phát triển kinh tế, mà cụ thểở đây là hoạt động chăn nuôi gà trên địa bàn là vô cùng lớn. Mỗii một chủ trương chính sách lại có tác động nhất định đến quả trình SXKD của người dân. Chính vì vậy, nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm cho việc chăn nuôi gà trên địa bàn xã đề tài xin đưa ra một số giải pháp đối với Nhà nước và các cấp chính quyền như sau:

- Tổ chức các lớp tập huấn chăn nuôi về kỹ thuật chăn nuôi gà thường xuyên hơn.

- Kiểm tra thường xuyên tình hình dịch bệnh, triển khai tiêm phòng hằng năm. Thông báo về dịch bệnh đúng và kịp thời, khoanh vùng dịch khi dịch bệnh xuất hiện.

* Phát trin thương hiu to li thế trên th trường

Để thực hiện chiến lược lâu dài đến năm 2020 “Tạo lập, quản lý và phát triển chứng nhận thương hiệu gà thả vườn Hòa Sơn”. để đưa danh tiếng gà thả vườn Hòa Sơn được biết đến trên phạm vi các tỉnh.

Ngoài xây dựng các dự án phát triển thương hiệu, thì người chăn nuôi và các cơ quan chức năng cũng cần có các giải pháp để phát triển thương hiệu như:

+ Đối với hộ chăn nuôi:

- Thực hiện đúng quy trình sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đảm bảo các yêu cầu của các khâu sản xuất từ chọn giống đến chăn sóc và thu hoạch.

- Mở rộng quy mô chăn nuôi kết hợp với nuôi và trồng nhiều loại cây, con khác phù hợp với điều kiện của gia đình nhằm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

- Tự giác tham gia học hỏi, nâng cao kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi, về thương hiệu.

- Cùng với các cơ quan chức năng tiến hành xúc tiến giới thiệu quảng bá

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và mở rộng thị trường của việc chăn nuôi gà thả vườn tại xã Hòa Sơn - huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang. (Trang 66)