Khái quát tình hình chăn nuôi gàthả vườn trên địa bàn xã Hòa Sơn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và mở rộng thị trường của việc chăn nuôi gà thả vườn tại xã Hòa Sơn - huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang. (Trang 37)

Vốn lã xã trung du miền núi của có nhiều điều kiện phát triển chăn nuôi gà, đặc biệt là diện tích vườn đồi lớn. Người dân trong xã đã phát triển chăn nuôi theo hình thức bán công nghiệp, đó là tận dụng đặc điểm địa hình vườn, đồi núi vườn cây được che phủ bởi nhiều tán cây rộng nên không gian mát mẻ và dưới đất có nhiều thức ăn có sẵn như côn trùng, cỏ dại, mùn lá cây nên các hộ gia đình trong xã đã áp dụng phương thức nuôi gà thả vườn với nhiều giống gà ta, gà nuôi được thả tự nhiên trong vườn hoặc trên đồi, gà tự do chạy nhảy tìm kiếm nguồn thức ăn bổ sung sẵn có trong thiên nhiên, tiết kiệm được lượng thức ăn bổ xung. Gà lại có chất lượng thịt thơm ngon, ngoại hình đẹp nên giá bán trên thị trường cao, đặc biệt chất thải trong quá trình nuôi gà được sử dụng để bón cây rất tốt nên dù nuôi với số lượng rất đông nhưng không gây ô nhiễm môi trường. Vậy nuôi gà theo hình thức bán công nghiệp hiện nay là hình thức nuôi phổ biến ở xã nhiều hộ gia đình đã tập trung nuôi với số lượng lớn lên tới hàng nghìn con trên lứa

Bng 3.4: Tình hình chăn nuôi ca xã năm 2011 - 2013

ĐVT: Con

(Nguồn: UBND xã Hòa Sơn 2014)

Nhìn chung, đàn gia súc gia cầm trên địa bàn xã giảm về số lượng trong giai đoạn 2011 - 2013. Trong đó, số lượng trâu giảm bình quân 6 con/năm, chỉ số phát triển bình quân là 94,43%, số lượng bò có chỉ số phát triển bình quân là 101,49%, chỉ số phát triển bình quân của ngựa là 114,68 %, còn chỉ số BQ của lợn thấp nhất là 97,1%. Đàn gia cầm tăng hàng nghìn con trên một năm chỉ số BQ là 102,62 %. Nguyên nhân cụ thể khiến tổng đàn gia cầm tăng lên do đàn gà toàn xã tăng mạnh, tăng hơn 700 đầu con/năm. Số lượng đàn ngan, vịt tăng lần lượt là 227,27 và 161,92. Tuy nhiên, số con ngan vịt không đáng kể nên không có nhiều tác động để tăng cao tổng đàn gia cầm. Vai trò của vật nuôi gà trong tổng đàn gia cầm trên toàn xã được thể hiện rõ hơn ở dưới bảng sau:

Vật nuôi Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 2013/2012 BQ ± % ± % % 1. Trâu 111 105 99 -6 94,59 -6 94,28 94,43 2. Bò 512 605 627 -7 98,63 22 104,35 101,49 3. Ngựa 161 220 204 59 136,64 -16 92,72 114,68 4. Lợn 7300 6300 6800 -1000 86,3 +500 107,93 97,1 5. Gia cầm 46700 47400 48834 700 101,5 1434 103,02 102,62 Gà 45968 46743 47497 775 101,68 754 101,61 102,25 Vịt 120 239 387 119 50,20 148 61,75 161,92 Ngan 612 418 950 194 68,30 523 44,00 227,27

Bng 3.5: Cơ cu đàn gia cm toàn xã năm 2014, quý 1

ĐVT: con

TT Thôn Gà (con) Vịt (con) Ngan (con)

1 Đội Mới 1597 17 39 2 Tăng Sơn 2371 15 23 3 Trung Hòa 9965 29 34 4 An Khánh 2706 18 47 5 Mít 3576 15 15 6 Sở 4305 11 19 7 Đồng Hòa 2620 27 50 8 Quyết Tiến 2497 30 60 9 Thi Đua 1969 16 35 10 Đoàn Kết 2203 20 35 11 Giếng 1385 45 27 12 Dậy 1190 12 34 13 Yêm 2431 19 22 14 Chùa 905 8 19 15 Cửa Đền 2164 5 22 Toàn xã: 42.652 41.884 287 481

(Báo cáo thống kê số lượng gia súc gia cầm UBND xã Hòa Sơn)

Từ bảng 3.5 cho ta thấy chăn nuôi gia cầm trên địa bàn xã có sự chênh lệch rất lớn về số lượng các loại gia cầm trong tổng đàn gia cầm. Chủđạo chính trong chăn nuôi gia cầm là chăn nuôi gà với tổng số con là 41.884 con, chiếm 98,1 %. Chăn nuôi ngan chiếm 1,23 %, chăn nuôi vịt chiếm 0,67% trong tổng sốđàn gia cầm.

Trên địa bàn xã có tổng số 1312 hộ chăn nuôi gà. Đàn gà được thống kê vào quý I nên số lượng tương đối thấp, do nhu cầu tiêu dùng gà trong dịp trong tết Nguyên Đán rất lớn, nên số lượng thấp tương đối so với những thời điểm khác trong năm. Số gà phân bổ trên các thôn có sự không đồng đều. Nhiều nhất là thôn Trung Hòa có 9965 con. Thấp nhất là thôn Chùa có 905 con gà

Chăn nuôi vịt, ngan trên địa bàn xã với số lượng thấp, hình thức chăn nuôi chủ yếu là chăn thả, phục vụ mục đích tự cung tự cấp cho các hộ gia đình.

Số lượng đàn gà trên toàn xã giảm nhanh chóng qua 3 năm. Nguyên nhân sâu xa do người chăn nuôi nhận biết được những khó khăn và rủi ro trong chăn nuôi gà. Mà tác động trực tiếp tới vấn đề này đó là giá gà bán ra có xu hướng giảm, mà các chi phí đầu vào cao, khiến cho thu nhập của hộ từ chăn nuôi gà giảm. Số lượng đàn

gà năm 2012 giảm 5,77 % so với năm 2011. Số lượng đàn gà năm 2013 giảm 13,55% so với năm 2012.

Theo nhưđiều tra, các hộ chăn nuôi ở đây cho biết 3 năm trước chăn nuôi gà đạt hiệu quả rất cao, thời điểm người chăn nuôi có lãi nhất là thời điểm giá một quả trứng gà lên đến 6000đ/quả, và giá gà thịt lên đến 170.000 đ/kg. Và đó là thời điểm mà quy mô chăn nuôi gà của xã đạt cao nhất, lên đến khoảng 62.000 con. Tuy nhiên giá gà thời điểm chỉ giữở mức cao một khoảng thời gian rất ngắn, sau đó giá gà ổn định ở mức 110.000 - 120.000 đồng/kg kéo dài trong năm 2012. Chăn nuôi gà năm 2013 có nhiều diễn biến phức tạp về nhiều mặt, giá cả giảm nhanh, dịch bênh khó kiểm soát và thị trường tiêu thụ thịt gà chậm.

Theo ông Thành thôn Trung Hòa, một hộ chăn nuôi gà cho biết “ Cho đến khoảng quý cuối năm 2013, do thông tin về dịch cúm gia cầm khiến thị trường chăn nuôi gà rơi vào trạng thái “đóng băng” , “chăn nuôi gà không có lãi mà còn bị lỗ

nặng”. Hiện tại gia đình nhà ông có 500 con gà trứng và 200 con gà thịt, mỗi ngày nhặt 400 trứng thì ít nhất nhà ông cũng phải lỗ 500 nghìn vì giá trứng chỉ còn 1700 đồng/quả, giảm đi 1000 đồng/quả. Còn chưa tính chi phí thức ăn gà thịt đến ngày xuất chuồng rồi mà không được giá nên gia đình không thể bán. Đó là những nhức nhối chưa thể giải quyết ngay đối với việc chăn nuôi gà trên toàn xã.

Ông Ngọ Văn Bình (Thôn Quyết Tiến) cho biết:

“Gia đình nuôi được 400 gà, lúc ban đầu chưa công bố dịch bán 80 ngàn/kg, từ khi công bố dịch rồi gà còn 50 - 60 nghìn mà không có ai mua, không ai mua nhưng cũng phải cho gà ăn, tính bình quân 1 con, ngày ăn 2 nghìn, thậm chí gà đẻ trứng rồi mà cũng không ai tới mua. Đó là thiệt hại rất lớn cho người nông dân, sống ở

nhà quê nhờ ruộng nhờ chăn nuôi mà từ ngày công bố là như vậy thôi, ở thôn 4 - 5 hộ nuôi hàng trăm con bây giờ cũng phải bó tay chịu thua”.

Tình hình chăn nuôi trên địa bàn xã có nhiều diễn biến phức tạp. Và ngành chăn nuôi gà thường xuyên bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thông tin dịch cúm gia cầm. Số lượng đàn gà tăng rất chậm qua các năm. Do vậy các cấp chính quyên cần có những biên pháp tuyên truyền cho người dân giúp có thể chủđộng phòng chống dịch bệnh để nhanh chóng đưa chăn nuôi về trạng thái ổn định.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và mở rộng thị trường của việc chăn nuôi gà thả vườn tại xã Hòa Sơn - huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang. (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)