Quy hoạch lại lại vùng chăn nuôi tập trung

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và mở rộng thị trường của việc chăn nuôi gà thả vườn tại xã Hòa Sơn - huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang. (Trang 70)

Một hiện trạng đang đặt ra trước mắt của việc chăn nuôi gà hiện này trên địa bàn xã Hòa Sơn đó là hoạt động chăn nuôi của bà con nơi đây chưa được quy hoạch thành các vùng chăn nuôi tập trung, các hộ chăn nuôi kể cả các trang trại vẫn chủ yếu là tận dụng đất vườn của gia đình. Do vậy, công tác xử lý chất thải còn gặp nhiều khó khăn, ô nhiễm môi trường là một thực trang đang rất nhức nhối đối với

người dân nới đây. Hơn thế nữa, việc chăn nuôi rải rác, nhỏ lẻ khiến cho các chi phí đầu vào cao hơn, và việc tiêu thụđầu ra cũng khó khăn hơn rất nhiều.

Địa bàn xã hiện có 15 thôn, số lượng gà tập trung lớn tại các thôn Trung Hòa, Sở, Mít… do vậy cần có những quy hoạch cụ thể, định hướng chăn nuôi theo hướng hàng hóa, giảm bớt hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, rải rác. Các cấp chính quyền cần có những chính sách phù hợp để dần dần chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ thành các vùng quy hoạch chăn nuôi gà, hay có thể cho tiến hành thành lập hợp tác xã phát triển chăn nuôi gà, hay tổ hợp tác (THT) về chăn nuôi gà.

Xây dựng THT của xã. THT được xây dựng tại xóm trung tâm hoặc xóm có điều kiện thuận lợi nhất về giao thông, thuận lợi về thị trương đầu vào, đầu ra. Những thành viên tham gia THT trên tinh thần tự nguyện, và đóng góp tài sản xây dựng quỹ chung. Số lượng thành viên THT lớn hơn 3 người.

+ Xét về cách thức hoạt động THT: Phương thức hoạt động của đơn vị là tổ đứng ra chọn mua con giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh có chất lượng cao để cung cấp cho các thành viên; đồng thời mời cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm, liên hệ đầu ra cho sản phẩm gà thả vườn cũng như sản phẩm phụ. Nhờ đó, các thành viên trong tổ có nhiều điều kiện đểđầu tư phát triển chăn nuôi, tăng thu nhập cho gia đình.

+ Xét về quyền và trách nhiệm của tổ viên:

Tổ viên có các quyền: Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động của tổ hợp tác theo thoả thuận; Tham gia quyết định các vấn đề có liên quan đến hoạt động của tổ hợp tác, thực hiện việc kiểm tra hoạt động của tổ hợp tác.

Tổ viên có các nghĩa vụ:Thực hiện sự hợp tác theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, giúp đỡ lẫn nhau và bảo đảm lợi ích chung của tổ hợp tác; Bồi thường thiệt hại cho tổ hợp tác do lỗi của mình gây ra.

Với việc quy hoạch được các vùng chăn nuôi tập trung sẽ mang lại nhiều thuận lợi. Thứ nhất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm bớt những tác động xấu của hoạt động chăn nuôi đến môi trường sống của người dân địa phương. Thứ hai, người chăn nuôi có thể dễ dàng mở rộng quy mô sản xuất, phòng chống và kiểm soát dịch bệnh. Thứ ba, công tác thu gom và tiêu thụ sản phẩm trở nên dễ dàng hơn. Thứ tư, các cấp chính quyên có điều kiện thuận lợi hơn trong việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động chăn nuôi gà của người dân.

4.4. Những giải pháp đối với Nhà Nước và các cấp chính quyền địa phương

Cho dù người chăn nuôi có cố gắng đến đâu nhưng nếu không có sự hỗ trợ, giúp đỡ của các tổ chức cơ quan Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương thì cũng thật là khó để có thể đạt được kết quả tốt. Vai trò của Đảng và nhà nước cũng như các cấp chính quyền trong việc phát triển kinh tế, mà cụ thểở đây là hoạt động chăn nuôi gà trên địa bàn là vô cùng lớn. Mỗii một chủ trương chính sách lại có tác động nhất định đến quả trình SXKD của người dân. Chính vì vậy, nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm cho việc chăn nuôi gà trên địa bàn xã đề tài xin đưa ra một số giải pháp đối với Nhà nước và các cấp chính quyền như sau:

- Tổ chức các lớp tập huấn chăn nuôi về kỹ thuật chăn nuôi gà thường xuyên hơn.

- Kiểm tra thường xuyên tình hình dịch bệnh, triển khai tiêm phòng hằng năm. Thông báo về dịch bệnh đúng và kịp thời, khoanh vùng dịch khi dịch bệnh xuất hiện.

* Phát trin thương hiu to li thế trên th trường

Để thực hiện chiến lược lâu dài đến năm 2020 “Tạo lập, quản lý và phát triển chứng nhận thương hiệu gà thả vườn Hòa Sơn”. để đưa danh tiếng gà thả vườn Hòa Sơn được biết đến trên phạm vi các tỉnh.

Ngoài xây dựng các dự án phát triển thương hiệu, thì người chăn nuôi và các cơ quan chức năng cũng cần có các giải pháp để phát triển thương hiệu như:

+ Đối với hộ chăn nuôi:

- Thực hiện đúng quy trình sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đảm bảo các yêu cầu của các khâu sản xuất từ chọn giống đến chăn sóc và thu hoạch.

- Mở rộng quy mô chăn nuôi kết hợp với nuôi và trồng nhiều loại cây, con khác phù hợp với điều kiện của gia đình nhằm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

- Tự giác tham gia học hỏi, nâng cao kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi, về thương hiệu.

- Cùng với các cơ quan chức năng tiến hành xúc tiến giới thiệu quảng bá nâng cao giá trị của thương hiệu.

+ Đối với các cơ quan chức năng

- Cần củng cố và hoàn chỉnh các thủ tục xin bảo hộ và cấp giấy phép sử dụng thương hiệu mang tên gọi xuất xứ hàng hoá.

- Tăng cường tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chăn nuôi, thu gom, giết mổ và các hoạt động xúc tiến thương mại cho thương hiệu gà thả vườn Hòa Sơn.

- Xây dựng và kiến nghị với các cấp trong việc nhanh chóng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng thương hiệu sản phẩm trên thị trường.

- Quản lý và khai thác biểu tượng, logo của thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa (Phụ lục 2)

- Tìm nguồn tiêu thụ và ổn định đầu ra cho người dân bảo đảm cho họổn định sản xuất nâng cao năng suất chất lượng và quy mô đàn gà tại gia đình bằng cách thức tạo lập các Website.

Cần có quy định rõ về vai trò của các thành viên trong việc tiến hành xây dựng thương hiệu sản phẩm trên cơ sở xây dựng tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm.

Ngoài ra người dân cùng chính quyền và các cơ quan liên ngành xây dựng những chương trình du lịch kết hợp với các đơn vị sử dụng thương hiệu gà thả vườn Yên Thếđể quảng bá, bán sản phẩm và nâng cao uy tín thương hiệu, thu hút đầu tư, hỗ trợ cho sản phẩm.

* Ban hành các chính sách ưu đãi, h tr chăn nuôi

Việc ban hành chính sách của nhà nước cần phải xuất phát từ lợi ích của người chăn nuôi. Từđó làm cơ sởđể bảo vệ quyền lợi cho người chăn nuôi gà. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Trong trường hp phi thuê đất sn xut chăn nuôi:

- Miễn hoặc giảm tối thiểu 50% tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước trong 5 năm đầu và giảm tối thiểu 30% của 5 năm tiếp theo cho các cơ sở chăn nuôi nằm trong vùng quy hoạch khuyến khích phát triển chăn nuôi [9].

- Được giảm tối thiểu 50% tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước trong 5 năm đầu đối với cơ sở, doanh nghiệp phục vụ phát triển chăn nuôi nằm trong vùng được quy hoạch khuyến khích phát triển, bao gồm các lĩnh vực: giết mổ, chế biến thực phẩm và sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y thuộc nhóm khuyến khích phát triển [9].

* Chính sách đầu tư tín dng

+ Ngân sách Nhà nước hỗ trợ hạ tầng cơ sở khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp và giết mổ, chế biến tập trung công nghiệp, cụ thể:

- Hỗ trợ tối thiểu 50% kinh phí giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng phát triển các khu chăn nuôi tập trung bao gồm đường giao thông cấp 4, điện đến chân hàng rào của khu chăn nuôi tập trung. Khu chăn nuôi tập trung là khu quy hoạch dành riêng cho phát triển chăn nuôi đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh phòng dịch và môi trường. Việc xác định quy mô của khu chăn nuôi được hỗ trợ, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương do UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương quy định, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc được sử dụng lâu dài cho phát triển chăn nuôi, ít nhất là 20 năm.

- Hỗ trợ tối thiểu 30% kinh phí đầu tư cấp nước chăn nuôi và xử lý môi trường trong nội vùng cho các trang trại chăn nuôi, các cơ sở giết mổ tập trung, công nghiệp không nằm trong các khu chăn nuôi tập trung nhưng phải được quy hoạch và có thời gian khai thác ít nhất từ 15 năm trở lên [9].

+ Ngân sách nhà nước hàng năm ưu tiên cho triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ về chăn nuôi, thú y; chương trình phát triển giống vật nuôi bao gồm cảđộng vật rừng và công tác nuôi giữ giống gốc vật nuôi.

+ Ngân sách nhà nước, kết hợp với những nguồn kinh phí khác đảm bảo cho việc hoàn thiện và hoạt động của hệ thống khảo kiểm nghiệm, kiểm định đánh giá, công nhận chất lượng giống, thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y.

* Chính sách thuế

- Áp dụng khung thuế ưu đãi cao nhất về các loại thuế đối với các cơ sở, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực giết mổ, chế biến thực phẩm, kinh doanh chợ đấu giá con giống và các sản phẩm chăn nuôi, sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y mà nhà nước khuyến khích phát triển.

- Miễn 5 năm đầu thuế thu nhập doanh nghiệp và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp của 5 năm tiếp theo cho các các cơ sở, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực giết mổ, chế biến tập trung, công nghiệp [9].

- Miễn 2 năm đầu thuế thu nhập doanh nghiệp và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp của 3 năm tiếp theo cho các các cơ sở, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi mà trong nước khuyến khích phát triển, như: sản xuất các loại khô dầu, chế biến bột cá, bột thịt xương, bột máu, khoáng, vitamin và chế biến các loại phụ phẩm nông công nghiệp làm thức ăn chăn nuôi [9].

* Xúc tiến thương mi

- Hỗ trợ tối thiểu 30% kinh phí cho các doanh nghiệp, hiệp hội tham gia hoạt động hội chợở trong, ngoài nước nhằm giới thiệu, tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi.

- Trong trường hợp cần thiết, ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ lãi suất tín dụng cho các doanh nghiệp thu mua các sản phẩm chăn nuôi chủ lực (thịt lợn, thịt gia cầm và trứng) dự trữđể bình ổn thị trường và điều tiết sản xuất.

* Tăng cường năng lc qun lý nhà nước v chăn nuôi

Củng cố và hoàn thiện hệ thống tổ chức ngành chăn nuôi từ Trung ương đến các địa phương. Hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý ngành chăn nuôi:

- Đầu tư, xây dựng và hoàn thiện hệ thống trung tâm khảo kiểm nghiệm, kiểm định giống và thức ăn chăn nuôi quốc gia, bao gồm một trung tâm quốc gia và các trung tâm vùng, đảm bảo thuận lợi nhất cho việc phối hợp với các địa phương trong các hoạt động kiểm soát chất lượng con giống và thức ăn chăn nuôi.

- Hoàn thiện hệ thống thống kê, giám sát chuyên ngành cảnh báo chất lượng và thị trường các sản phẩm chăn nuôi. Xây dựng hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật về chăn nuôi.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Qua đánh giá hiệu quả của việc chăn nuôi gà thả vườn

trong các hộ chăn nuôi gà thả vườn tôi rút ra một số kết luận như sau:

1. Hòa Sơn là một xã có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gà thả vườn. Gà được coi là vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp xoá đói giảm nghèo, nâng cao đồi sống của người dân địa phương.

2. Đánh giá được hiệu quả kinh tế, xã hội của chăn nuôi thả vườn đem lại cho xã trong thời gian qua

- Về hiệu quả kinh tế: Quy mô chăn nuôi ngày càng được nhân rộng và phát triển ở hầu hết các hộ gia đình trong xã, tuy nhiên tổng đàn gà trong các năm gần đây có xu hướng giảm do ảnh hưởng từ dịch bệnh. Chăn nuôi gà vẫn đảm bảo thu nhập và lợi nhuận cho các hộ gia đình.

- Về hiệu quả xã hội: Chăn nuôi gà đã giúp xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho các hộ gia đình, từng bước tháo gỡ những khó khăn trong cuộc sống của người dân. Tạo thêm công ăn việc làm cho người dân không, nâng cao trình độ dân trí cho người dân do người dân được tập huấn và giảng dậy thêm về kỹ thuật chăn nuôi gà.

3. Từ kết quảđánh giá thực trạng đã rút ra được những thuận lợi, khó khăn, cơ hội thách thức trong chăn nuôi gà thả vườn ở địa phương:

- Những thuận lợi như: Địa phương có tiền năng về chăn nuôi gà, chăn nuôi gà phù hợp với người dân, chi phí và vốn đầu tư ban đầu nhỏ nên các hộ gia đình đều có thể tham gia chăn nuôi.

- Những khó khăn: Công tác lãnh đạo chỉ đạo của các cấp các ngành còn nhiều bất cập. Còn nhiều hộ chăn nuôi trình độ nhận thức chưa cao nên chăn nuôi chưa đạt hiệu quả cao, thời tiết diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng đến chăn nuôi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Những cơ hội: Nền kinh tế của địa phương phát triển có thể thu hút được vốn đầu tư, người dân được tiếp cận với phương thức kỹ thuật chăn nuôi mới, nâng cao thu nhập cho gia đình, nâng cao hiểu biết và kinh nghiệm cho chăn nuôi. Địa phương quy hoạch được diện tích đất nông nghiệp, môi trường được bảo vệ, quỹđất được sử dụng hiệu quả.

- Những thách thức: Khả năng nắm bắt thị trường còn chậm so với sự thay đổi của cơ chế thị trường, giá cả thị trường bấp bênh không ổn định phụ thuộc vào nhiều thương nhân, chính sách của nhà nước còn nhiều bất cập chưa đến được với người dân.

Kiến nghị

- Xây dựng thành lập các trung tâm thu mua, các cơ sở cung cấp dịch vụ đầu vào và đầu ra để cung ứng kịp thời và ổn định giá cả cho các hộ chăn nuôi.

- Cần tiếp tục khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi về vốn cho hộ chăn nuôi mở rộng quy mô chăn nuôi giúp nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi.

- Đồng thời cần có các chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa những nhà cung cấp dịch vụ chăn nuôi và người dân để giảm chi phí đầu vào trong chăn nuôi, giúp người dân yên tâm sản xuất.

- Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật và tập huấn phòng dịch, thường xuyên kiểm tra, phát hiện và chuẩn đoán bệnh ở gà tại các hộ chăn nuôi để có thông tin cụ thể về tình hình phát triển của đàn gà tại nông hộ và có cách thức tác động kịp thời khi có dịch bệnh

- Đối với các cơ quan, công ty cung cấp giống, thức ăn, thuốc thú y cần hướng dẫn các kỹ thuật sử dụng cũng như mức độ quan trọng của mỗi loại để giúp người dân hiểu rõ và áp dụng một cách dễ dàng và có hiệu quả

- Tích cực khuyến khích và tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi theo hướng gà gia trại, trang trại tập trung để tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý, chăm sóc, bên cạnh đó công tác thú y cần được quan tâm chặt chẽ hơn.

- Nâng cao vai trò năng lực của cán bộ thú y tại xã, tạo điều kiện giúp đỡ hộ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và mở rộng thị trường của việc chăn nuôi gà thả vườn tại xã Hòa Sơn - huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang. (Trang 70)