3.5.1. Khảo sát về các loại chi phí trong quá trình chăn nuôi gà tại hộ điều tra năm 2013
3.5.1.1. Sử dụng con giống trong chăn nuôi gà thả vườn tại hộđiều tra
Con giống trong chăn nuôi gà thả vườn trên địa bàn xã Hòa Sơn đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình sản xuất, chất lượng con giống có ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh trưởng và khả năng đề kháng đối với dịch bệnh của đàn gà nuôi tại hộ. Nên trước khi tiến hành chăn nuôi hộ thường lựa chọn con giống rất kỹ. Trong việc lựa chọn con giống trên địa bàn xã, phân ra hai luồng rõ rệt. Đối với các hộ chăn nuôi gà quy mô lớn trên 1000 con, thường mua giống tại trung tâm con giống Thụy Phương - Từ Liêm - Hà Nội hoặc các cơ sỏ có uy tín trên địa bàn Hoài Đức, Hà Tây - Hà Nội. Con giống tại các cơ sở này đảm bảo uy tín về chất lượng nên giá rất cao, dao động từ 15.000 - 17.000 đồng/ con. Còn đối với các hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ hơn thì thường mua con giống 1 ngày tuổi tại các cơ sở ấp trứng trên địa bàn xã, giá con giống tại các lò có sự chênh lệch giao động từ 4.000 - 8.000
đồng/ con. Rất ít hộ mua giống gà trên thị trường các chợ vì cho rằng nguồn cung cấp đó không đảm bảo chát lượng. Giống gà nuôi chủ yếu ở các hộ là giống gà lương phượng, gà mía lai. Con giống khi các hộ mua về thường đã được các cơ sở cung cấp giống tiêm phòng Marek.
3.5.1.2. Tình hình sử dụng thức ăn của các hộđiều tra
Gà nuôi tại nông hộ chủ yếu chăn theo hình thức bán công nghiệp được chăn thả tại diện tích vườn cây của của gia đình, nguồn thức ăn chăn nuôi gà tại nông hộ một phần là cám thẳng cho gà ăn vào giai đoạn đầu, giai đoạn sau nông hộ tận dụng các sản phẩm từ trồng trọt tại hộ phối trộn các sản phẩm này với nhau thành thức ăn tổng hợp đầy đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho gà, nhưng một số hộ chăn nuôi với quy mô lớn thường phải mua thức ăn như thóc, ngô ở các nông hộ khác hoặc ở các đại lý để làm nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi cho gà.
Với diện tích vườn đồi chăn nuôi gà tại nông hộ khá lớn đây là điều kiện thuận lợi để gà tự tìm kiếm thức ăn trong tự nhiên và giảm chi phí thức ăn trong chăn nuôi gà. Đặc biệt trong chăn nuôi gà thả vườn thức ăn sử dụng trong chăn nuôi gà chủ yếu là nguồn thức ăn từ sản phẩm của ngành nông nghiệp, các thức ăn mà nông hộ tận dụng được từ quá trình sản xuất nông nghiệp. Hộ chăn nuôi gà thả vườn hầu như không cho gà ăn nhiều các loại thức ăn tổng hợp, các loại thức ăn đã qua chế biến công nghiệp vì khi sử dụng các loại thức ăn này thường ảnh hưởng tới chất lượng thịt gà thương phẩm. Các hộ chỉ cho gà ăn cám chế biến ở giai đoạn gà vừa mới nởđể gà dần làm quen với điều kiện sống, sau 3 tuần khi gà đã cứng cáp hơn thì tiến hành chăn thả tại vườn, đồi và cho gà tự tìm kiếm thức ăn và các nông hộ cung cấp một phần thức ăn phối trộn nữa để gà có đủ chất dinh dưỡng và lớn nhanh hơn.
Việc cung cấp thức ăn trong các giai đoạn phát triển của đàn gà đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của đàn gà nên đòi hỏi các hộ chăn nuôi đã chú ý phối trộn các loại cám với nhau để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong các giai đoạn phát triển của gà để không làm ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của đàn gà, ở giai đoạn đầu gà được nuôi hoàn toàn bằng cám ăn thẳng, nhưng ở giai đoạn sau các hộ đã sử dụng các loại thức ăn từ nông nghiệp để phối trộn với nhau tạo thành thức ăn tổng hợp cho gà. Gà thả vườn được chăn chủ yếu là ngô, bên cạnh đó không thể thiếu thóc, rau xanh bổ sung, cám đậm đặc, và thức ăn tận dụng.
Cách thức phối trộn thức ăn cho gà từ 3 tuần tuổi đến lúc xuất bán của các hộ gia đình rất khác nhau, chủ yếu các hộ phối trộn bằng cách tận dụng những nông sản có trong gia đình. Theo điều tra thì 100% số hộ chăn nuôi sử dụng cám ngô làm thức ăn chính cho gà, tỷ lệ cám ngô phải chiếm 70% trong hỗn hợp thức ăn của gà, có rất nhiều lý do để hộ chăn nuôi lựa chọn cám ngô.
Theo như bà Hồng (vợ ông Ngọ Văn Bình) thôn Quyết Tiến cho biết: Cám ngô vừa rẻ mà cho gà ăn bằng cám ngô gà lớn nhanh, thịt gà vàng hơn, ngon hơn, thịt ăn chắc hơn gà công nghiệp nuôi toàn bằng cám nhiều. Ngô do nhà trồng được nên không bao giờ phải đi mua cả.
Ngoài ra các hộ cũng sử dụng các loại cám khác để phối trộn thêm vào cám ngô như cám sắn được rất nhiều số hộ sử dụng, ngoài ra hộ chăn nuôi cũng sử dụng nhiều loại nông sản khác như thóc nghiền thành cám, cám sắn, các phụ phẩm khác … trộn cùng cám ngô để cho gà ăn. Có một số hộ còn sử dụng cám đậm đặc tổng hợp để phối trộn với hỗn hợp cám để gà lớn nhanh vào các giai đoạn gà đang phát triển, nhưng số hộ sử dụng cám này ít chỉ có các hộ chăn nuôi với quy mô lớn tỷ lệ số hộ sử dụng là nhiều hơn hai nhóm hộ kia. Ngoài các loại cám các hộ chăn nuôi còn sử dụng rau xanh cho gà ăn, để cung cấp thêm chất sơ và làm giảm bớt lượng cám trong chăn nuôi.
4.4.1.3. Thuốc thú y và thuốc khử trùng cho đàn gà của các hộ chăn nuôi gà
Do chăn nuôi gà phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, dịch bệnh nên các nông hộđiều tra có sự hiểu biết rất rõ về tầm quan trọng của việc phòng chống dịch bệnh xảy ra đối với đàn gà nên 100% các hộ của 3 khu vực điều tra đều tiến hành tiêm phòng đầy đủđối với đàn gà nuôi tại gia đình.
Các loại vaccin và thuốc kháng sinh, thuốc khử trùng mà các hộ chăn nuôi gà thả vườn sử dụng:
Bảng 3.11: Lịch dùng thuốc thú y tại hộđiều tra
Chỉ tiêu Số lần tiêm (cho ăn)
/con/lứa Ngày thứ 1. Vacxin - Lasota 2 7- 30 - Gumboro 2 7- 21 - Chủng đậu 1 10 - Newcastle 2 6 - 30 - Tụ huyết trùng 1 45 - Cúm gia cầm 2 15- 45 2. Thuốc kháng sinh - E.coli 3.Thuốc tẩy giun 4 30-45-75-95
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ chăn nuôi gà năm 2014)
Các quy trình phòng bệnh chăn nuôi ở gà được phổ biến khá rộng rãi tới bà con thông qua cán bộ phòng thú y, các lớp tập huấn kỹ thuật kỹ thuật về phòng dịch, ngoài ra các hộ tham gia tập huấn còn được phát tài liệu về các biểu hiện dịch bệnh ở gà và cách thức điều trị.
Việc cung cấp các thông tin kỹ thuật về dịch bệnh đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển đàn gà trên địa bàn huyện. Việc phòng chống dịch hiệu quả có tác động to lớn đối với tâm lý của người dân, giúp người chăn nuôi yên tâm hơn đối với sản xuất, chăn nuôi gà.
Do đàn gà thả vườn được nuôi thả tại các vườn đồi rộng gà có cơ hội được vận động nhiều nên sức đề kháng cao ít mắc bệnh và các đàn gà được thả tại các đồi cách xa các khu dân cưđông người và giữa các đàn gà của hộ cách xa nhau, nên khả năng lây bệnh giữa các đàn gà là rất thấp, nếu khi một đàn gà bị nhiễm bệnh thì khả năng lây lan bệnh cũng chậm ta có cơ hội phòng chống kịp thời thì các đàn gà của các hộ chăn nuôi khác sẽ không sao, đây là một thế mạnh trong chăn nuôi gà thả vườn tại huyện, và vì gà thả vườn của huyện ít mắc bệnh nên chi phí thuốc cho đàn gà thấp lợi nhuận cho chăn nuôi gà sẽ cao, đặc biệt gà không phải tiêm nhiều thuốc kháng sinh chất lượng thịt gà sẽ ngon và đảm bảo cho sức khoẻ con người.
Bên cạnh việc tiêm phòng đầy đủ việc vệ sinh chuồng trại, vườn đồi trong chăn nuôi gà đóng vai trò quan trọng trong việc phòng trừ dịch bệnh xảy ra đối với đàn gà tại nông hộ. Hai loại thuốc khử trùng chuồng nuôi và khu vực vườn đồi hộ áp dụng là vôi và
gói thuốc khử trùng. Việc phun thuốc khử trùng có nhiều hộ sử dụng chế phẩm Balasa, chỉ sử dụng 1 lần/ 1 lứa, còn vôi thì rắc 3 lần/2 tuần phạm vi chuồng trại và khu vực chăn thả.
Bảng 3.12: Lịch dùng thuốc khử trùng tại các hộđiều tra
Thuốc khử trùng số lần sử dụng/ lứa Giá thành
- Vôi bột 3 lần/ 2 tuần 10.000đ/kg
- Phun khử trùng 1 lứa/1 lần 50.000đ/l
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ chăn nuôi gà năm 2014) 3.5.1.3. Tài sản phục vụ trong chăn nuôi tại các hộđiều tra
Do gà thả vườn được chăn thả theo hình thức bán công nghiệp, nên tài sản phục vụ trong chăn nuôi gà của các hộ gia đình không nhiều, và giá trị không cao chủ yếu tận dụng những thứ có trong gia đình để phục vụ chăn nuôi.
Cụ thể, chuồng trại có thể xây dựng đơn giản và tận dụng các vật liệu sẵn có như tre lứa, bạt che, nilon, lưới... hay được làm từ các vật liệu rẻ tiền. Sân bãi thường được tận dụng ở vườn cây của gia đình. Các công cụ dụng cụ như máng ăn, máng uống có thể tận dụng từ các nắp, các khay đựng, các ống nhựa.
Vì cách thức chăn nuôi gà thịt theo quy mô hộ gia đình nên chỉ có số ít có một số may móc để phục vụ chăn nuôi như máy nghiền cám.
3.5.2. Chi phí chăn nuôi của hộđiều tra
Để thấy hết được hiệu quả kinh tế của chăn nuôi gà thả vườn trong các hộ chăn nuôi ở địa bàn xã, để tài tiến hành phân tích chi phí của chăn nuôi gà tại các hộđiều tra theo quy mô chăn nuôi.
Từ bảng 3.13 cho thấy tiền giống của ba nhóm hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, quy mô TB, và quy mô lớn có sự chênh lệch về giá. Nguyên nhận do một số hộ gia đình nuôi với quy mô lớn chọn mua những con giống chất lượng từ những trung tâm con giống trên địa bàn thành phố Hà nội. Nhưng chi phí cho 1 kg gà xuất chuồng của nhóm hộ có quy mô nhỏ là lớn nhất với tổng cho phí là 47,59 nghìn đồng/kg gà xuất bán, rồi đến quy mô TB với tổng chi phí là 43,25 nghìn đồng/kg gà xuất bán, nhóm hộ quy mô lớn có chi phí thấp nhất là 40,24 nghìn đồng/kg gà xuất bán, lý do có sự chênh lệch đó là chi phí trung gian của các nhóm hộ khác nhau cụ thể là:
Giá gà của nhóm hộ nhỏ và TB được mua tại các lò nhân giống trên địa bàn xã do vậy giá mua 6 nghìn đồng/con, giá rẻ chỉ bàng nửa giá mua của các nhóm hộ có quy mô lớn 15 nghìn đồng/con. Sự chênh lệch này nói lên sự khác biệt về chất lượng con giống. giữa những con giống không qua chọn lọc và những con giống đã qua chọn lọc.
Bảng 3.13: Chí phí trong chăn nuôi gà thả vườn của các nhóm hộ
ĐVT: nghìn đồng/ kg gà xuất bán
Chỉ tiêu Quy mô
nhỏ Quy mô TB Quy mô lớn
1. Chi phí trung gian
- Giồng 2,40 2,38 5,52 - Thức ăn Giai đoạn 1:1 – 4 tuần tuổi 1,82 1,69 1,58 Giai đoạn 2: 5- 9 tuần tuổi 5,25 5,21 5,14 Giai đoạn 3: 9 tuần – xuất bán 19,56 19,41 19,1 - Thuốc thú y 0,68 0,30 0,09 - Thuốc khử trùng, chất độn chuồng 0,26 0,16 0,13 - Điện 0.62 0.33 0.28 - Dụng cụ thiết bị chăn nuôi 1,04 0,83 0,46 - Chi phí khác 0,25 0,22 0,14 2. Chi phí lao động 11,76 10,50 6,4 3. Chi phí phân bổ 3,95 0,002 0,45 4. Chi phí vốn vay 0 0,42 1,01 Tổng chi phí 47,59 43,24 40,24
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ chăn nuôi gà, năm 2014)
Thức ăn cho 1 kg gà xuất chuồng của nhóm hộ chăn nuôi quy mô nhỏ cao nhất với 26,63 nghìn đồng/kg gà xuất bán, chi phí TĂ được tính theo 3 giai đoạn, giai đoạn đàn gà tiêu thôn nhiều thức ăn nhất là GĐ 3. Các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ thường cung cấp lượng thức nhiều hơn các hộ chăn nuôi quy mô TB và lớn do vậy kiên chi phí cao hơn. Không những vậy mà còn gây nên lãng phí thức ăn.
Ngoài thức ăn ra thì chi phí thuốc tiêm phòng, thuốc kháng sinh của nhóm hộ chăn nuôi quy mô nhỏ cũng cao hơn hơn nhóm hộ chăn nuôi quy mô TB và lớn, do chăn nuôi với quy mô lớn khi mua thuốc thường mua với số lượng lớn khi đó tiền thuốc sẽ rẻ hơn rất nhiều so với mua với số lượng nhỏ, ví dụ như vaccine cúm liều dùng cho 1 trăm gà là 37.000đ, trong khi đó liều cho 500 gà chỉ có 160.000đ, vậy ta mua nhiều sẽ rẻ hơn rất nhiều so với mua ít, các loại thuốc hay vaccine khác cũng vậy, nếu nuôi với số lượng lớn ta mua cả thùng thì rẻ hơn rất nhiều so với mua lẻ từng lọ.
Chi phí cho thuốc khử trùng và chất độn chuồng của nhóm hộ chăn nuôi có sự chênh lệch. Nhóm hộ chăn nuôi quy mô nhỏ tốn nhiều chi phí hơn cho việc mua chất dộn chuồng, vôi, trấu. giá vôi trấu ban đầu thì rẻ tuy nhiên thời gian chỉ được từ 3 đến 5 ngày là phải vệ sinh chuồng trại một lần.Còn hầu hết các nhóm hộ chăn nuôi quy mô lớn sử dụng chế phẩm Balasa độn chuồng vi sinh giá mua vào tương đối cao so với các nguyên liệu khác với mức gia 40.000 đồng/gói. Sử dụng cho 40m2 diện tích chuồng nuôi, thời gian sử dụng trong 1 một lứa. Nhóm quy mô lớn tính ra chỉ mất 0,13 nghìn đồng/kg gà xuất bán, còn chi phí của nhóm quy mô nhỏ và vừa cao hơn lần lượt là 0,26 và 0,16 nghìn đồng/kg.. Trong khi các nhóm hộ mua vôi và trấu để sử dụng là chất độn chuồng với giá ban đầu rẻ hơn nhưng lại phải sử dụng nhiều lần. Không những vậy, các hộ quy mô nhỏ còn mất đi công lao động để vệ sinh chuồng trại thường xuyên hơn.
Còn chi phí điện mà hộ dùng trong thời gian úm gà thì nhóm hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ và quy mô TB hết 0,62 nghìn/kg gà xuất bán cũng cao hơn nhóm hộ chăn nuôi quy mô lớn 0,28, do khi úm gà với quy mô lớn thường úm gà với mật độ dày hơn quy mô nhỏ nên nhiệt độ trong chuồng luôn cao hơn nhiệt độ quây úm thưa vì vậy số lượng bóng đền cần sưởi ẩm cho đàn gà cũng được đảm bớt đi cho nên tiền điện ở hộ chăn nuôi quy mô lớn thường ít hơn quy mô nhỏ. Bên cạnh đó, thời gian thắp điện như nhau song số lượng đàn gà quy mô lớn nhiều hơn do vậy chi phí vềđiện thắp sáng tính trên khối lượng xuất chuồng cho nhóm hộ có quy mô lớn sẽ nhỏ hơn so với quy mô nhỏ và TB.
Ngoài ra chí phí phân bổ tính trên 1kg gà xuất chuồng của nhóm hộ chăn nuôi quy mô lớn cũng nhỏ nhất so với nhóm hộ chăn nuôi quy mô TB và nhỏ, còn chí phí phân bổ của nhóm hộ TB thì nhỏ hơn nhóm hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ. Nhưng chi phí khác như tiền xăng xe đi lại, bao tay, thùng chứa tiền phục vụ khác cho đàn gà của nhóm hộ quy mô lớn lại thấp hơn nhóm hộ chăn nuôi quy mô TB và nhỏ. Vậy để đêm lại lợi nhuận cao cho một lứa gà thì các hộ chăn nuôi nên chăn nuôi với quy mô lớn.
3.5.3. Kết quả sản xuất của các hộ chăn nuôi gà thả vườn
Hiệu quả kinh tế là rất quan trọng đối với mọi thành phần kinh tế, nó phản