2.3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất kì tài liệu nào, người thu thập có được thông tin qua tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nghiên cứu bằng các phương pháp khác nhau như: Tìm hiểu, quan sát thực tế, đánh giá nông thôn, phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn bán cấu trúc, phân tích SWOT.
Trong phạm vi đề tài này, để thu thập được các thông tin sơ cấp phục vụ cho kết quả nghiên cứu, tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp nông dân nuôi gà thả vườn bằng bảng hỏi, với bộ câu hỏi này, số liệu thu thập trong quá trình điều tra được tổng hợp bằng bảng biểu.
2.3.2.2. Thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu có sẵn hoặc từ các số liệu đã được công bố. Các thông tin này thường được thu thập từ các cơ quan, tổ chức, văn phòng, dự án, các tài liệu trên Internet…
Trong phạm vi đề tài này, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp sử dụng để có được các số liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Hòa Sơn, tình
24
hình sản xuất chăn nuôi gia cầm của xã Hòa Sơn qua các năm, dựa trên các báo cáo thường kỳ của quý, của năm.
2.3.2.3. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia
* Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): Đi thực tế, quan sát đánh giá thực trạng và thu thập những thông tin về tình hình sản xuất rau qua người sản xuất ở vùng nghiên cứu.
* Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): PRA là viết tắt của cụm từ tiếng anh Participatory Rural appraisal - đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân. PRA bao gồm một loạt cách tiếp cận giao lưu và phương pháp khuyến khích, lôi cuốn người dân cùng tham gia điều tra, trao đổi, chia sẻ, thảo luận, phân tích những khó khăn, thuận lợi của cộng đồng những kiến thức kinh nghiệm của đời sống và điều kiện trong nông thôn để họ xây dựng kế hoạch, thực hiện trong hiện tại và tương lai [4].
Đề tài này sử dụng phương pháp PRA để phỏng vấn chính thức người sản xuất chăn nuôi gà thả vườn trên địa bàn xã Hòa Sơn trên cơ sở bộ câu hỏi đã được xây dựng sẵn để thu thập thông tin liên quan đến sản xuất trồng rau của nông hộ.
* Phương pháp phân tích SWOT: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của việc chăn nuôi gà thả vườn trên địa bàn xã Hòa Sơn.
* Tham vấn chuyên gia: Tiến hành tham vấn, trao đổi thảo luận với các cán bộ khuyến nông, các cán bộ chỉ đạo sản xuất trên địa bàn từđó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.2
2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin
- Phương pháp so sánh: Khi xem xét mức độ biến động của các chỉ tiêu giúp phản ánh vấn đề nghiên cứu, điều này giúp cho việc nghiên cứu khách quan và khoa học.
- Phương pháp phân tích và đánh giá tổng hợp: Sau khi thu thập được số liệu cần thiết cho các khía cạnh nghiên cứu của đề tài, tiến hành phân tích đánh giá tổng hợp để thấy được bản chất của những biến động. Tìm ra các nguyên nhân dẫn đến những biến động đó đểđưa ra các giải pháp khắc phục.
- Phương pháp dự báo thống kê: Dự báo đây là việc xác định các thông tin chưa biết có thể xảy ra trong tương lai của hiện tượng được nghiên cứu dựa trên số liệu thống kê, trong các giai đoạn nghiên cứu đặt ra.
- Trong việc phân tích thông tin, tôi sử dụng cách quy đổi đơn vị để đồng nhất đơn vị tính trong chi phí trong chăn nuôi gà thả vườn. Cụ thể, đó là quy đổi chi
25
phí của thức ăn chăn nuôi gà thả vườn, từ các đơn vị thức ăn như cám, ngô, rau… được quy đổi ra thóc.