Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong sản xuất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và mở rộng thị trường của việc chăn nuôi gà thả vườn tại xã Hòa Sơn - huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang. (Trang 61)

nâng cao tối đa thu nhập trên một diện tích đất. Do vậy bà con nên nuôi gà thả vườn vừa thích hợp khả năng của của các hộ gia đình trên địa bàn, vừa có nhiều thuận lợi trong quá trình chăn nuôi.

3.7. Đánh giá những thuận lợi , khó khăn, cơ hội, thách thức trong sản xuất chăn nuôi gà thả vườn nuôi gà thả vườn

Chăn nuôi gà là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất của ngành nông nghiệp. Do trong chăn nuôi hay gặp rủi ro về thiên tai dịch bệnh như dịch dịch cúm gia cầm. Không chỉ vậy, giá thức ăn chăn nuôi càng ngày càng tăng, giá cả bấp bênh gây khó khăn cho nông dân. Dưới đây là bảng tổng hợp các ý kiến của chủ hộ chăn nuôi gà:

Bng 3.17: Tng hp các ý kiến khó khăn trong chăn nuôi gà ĐVT: số ý kiến STT Những khó khăn chủ yếu Tổng hợp Tổng số ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Thiếu diện tích chăn nuôi 15 25,0 2 Thiếu vốn 25 41,06 3 Khó tiêu thụ sản phẩm 32 53,33 4 Thiếu kiến thức kỹ thuật 22 36,6 5 Thiếu thông tin thị trường 47 78,33

6 Giá cả không ổn định 58 96,67

7 Giá mua các loại đầu vào cao 43 71,6

8 Dịch bệnh 49 81,67

Từ bảng số liệu trên chúng ta thấy: Hầu hết các hộ chăn nuôi gà thả vườn đều gặp rủi ro ở những cấp độ khác nhau theo từng yếu tố. Trên thực tế có rất nhiều nhân tố tác động gây khó khăn không nhỏ tới việc chăn nuôi của các hộ. Một số yếu tố gây ảnh hưởng rất lớn tới nông hộ đó là giá cả không ổn định, dịch bệnh, thiếu thông tin về thị trường,... những yếu tố này có tác động rất lớn tới kết quả chăn nuôi của các hộ.

Bng 3.18: Đánh giá đim mnh, đim yếu, cơ hi, thách thc đối vi chăn nuôi gà th vườn trên địa bàn xã Hòa Sơn

Điểm mạnh Điểm yếu

- Địa phương có tiềm năng về chăn nuôi gà nên coi chăn nuôi gà là ngành mũi nhọn và có nhiều chính sách hỗ trợ như: chính sách phát triển nông nghiệp, chính sách xã hội hoá khuyên nông, chính sách tín dụng trong sản xuất và còn xây dựng các đề án phát triển chăn nuôi gà.

- Có thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Có địa hình thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gà.

- Diện tích vườn đồi rộng lớn. - Thời tiết khí hậu thuận lợi.

- Chăn nuôi gà mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Nguồn lao động ở địa phương dồi dào.

- Người dân có kinh nghiệm chăn nuôi lâu năm và chịu khó, nhiệt tình, mạnh dạn trong sản xuất. Ham học hỏi, quan tâm tới tiến bộ KHKT mới, quen dần với sản xuất hàng hoá.

- Kỹ thuật chăn nuôi gà phù hợp với người dân.

- Chi phí cho xây dựng chuồng trại ít tốn kém.

- Công tác lãnh đạo chỉ đạo, của các cấp các ngành còn nhiều bất cập, chưa làm tốt công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch trong chăn nuôi gà.

- Kinh phí cho việc thực hiện các hoạt động khuyến nông trong chăn nuôi còn thiếu. - Đàn gà của địa phương phát triển nhưng không bền vững. - Đầu ra cho sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn. - Tỷ lệ rủi ro còn cao. - Một bộ phận hộ chăn nuôi chưa tuân thủđúng quy trình kỹ thuật. - Khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn hạn chế. - Một số hộ chưa đủđiều kiện kinh tếđể phát triển chăn nuôi gà với quy mô lớn.

- Người dân thiếu thông tin về thị trường giá cả. - Gặp khó khăn khi khắc phục những hậu quả do thời tiết. - Nhà nước còn hạn chế trong các chính sách, và chưa có quy hoạch phát triển cụ thể. - Cơ sở hạ tầng trang thiết bị còn hạn chế.

Cơ hội Thách thức

- Phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

- Nền kinh tế của địa phương đang phát triển.

- Phát triển đàn gà của địa phương một cách bền vững giúp hướng tới sản xuất hàng hoá theo định hướng thị trường.

- Thu hút được vốn đầu tư mở rộng sản xuất.

- Giúp người dân tiếp cận với phương thức làm ăn mới.

- Nâng cao thu nhập cho gia đình. - Nâng cao hiểu biết và kinh nghiệm chăn nuôi gà.

- Người dân có việc làm những lúc nông nhàn.

- Quy hoạch được diện tích đất nông nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Môi trường được bảo vệ.

- Quỹ đất của địa phương sử dụng có hiệu quả.

- Đối với nhà nước hoàn thiện được chính sách, tạo lòng tin cho CBKN và người dân, tạo cơ hội trao đổi, hợp tác và phát triển, hoàn thiện bộ máy quản lý, tạo ra sự phát triển đa dạng và mạnh mẽ. - Khả năng nắm bắt thị trường của địa phương còn chậm so với sự thay đổi của cơ chế thị trường, và vẫn phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu so với các địa phương khác. - Một số bộ phận nông dân còn thờ ơ và không chịu áp dụng quy trình kỹ thuật.

- Phát triển quy mô và chất lượng của đàn gà sao cho xứng với thương hiệu.

- Quy mô chăn nuôi chưa tập trung. - Giá cả thị trường bấp bênh, không được ổn định, phụ thuộc vào thương nhân (hay bị thương nhân ép giá).

- Sản phẩm phải cạnh tranh với nhiều nơi khác.

- Chưa có tổ chức nào đứng ra thu mua cho nông dân.

- Tình hình thiên tai dịch bệnh diễn biến phức tạp.

- Thời tiết khí hậu thay đổi bất thường. - Chính sách của nhà nước thường thay đổi qua các năm, hệ thống khuyến nông, và người dân gặp khó khăn trong việc bắt kịp những thay đổi đó.

CHƯƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CHO

CÁC HỘ CHĂN NUÔI GÀ THẢ VƯỜN.

Có thể nói, những kết quả mà các hộ chăn nuôi gà đạt được trong những năm qua đã rất cao, tuy nhiên cũng có nhiều cản trở khiến hiệu quả chăn nuôi gà chưa được như mong muốn của người chăn nuôi. Dựa vào tiềm năng, năng lực của người chăn nuôi kết hợp với những điều kiện sẵn có với một cơ chế quản lý phù hợp thì các hộ chăn nuôi hoàn toàn có thể làm được nhiều hơn thế.

Chính vì vậy, trước nhũng tồn tại và khó khăn trên đòi hỏi phải có những giải pháp cụ thể và đồng bộ từ người chăn nuôi tới các cơ quan quản lý, có như vậy hiệu quả mới tăng lên được.

Qua những kết quả tìm hiểu về thực trạng sản xuất và tiêu thụ, các nhân tố ảnh hưởng, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm của việc chăn nuôi gà thịt tôi xin đưa ra một số giải pháp khắc phục những hạn chế và đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ nâng cao hiệu quả kinh tế của sản phẩm của việc chăn nuôi gà thịt trên địa bàn. Cụ thể như sau:

4.1 Phương hướng phát triển Kinh tế - Xã hội của xã Hòa sơn nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng giai đoạn 2015 - 2020

4.1.1 Mc tiêu phát trin

Mục tiêu chung của cả nước đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất phương thức trang trại, công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu. Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42%, trong đó năm 2010 đạt khoảng 32% và năm 2015 đạt 38%; Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi. Các cơ sở chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo phương thức trang trại, công nghiệp và cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm phải có hệ thống xử lý chất thải, bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trường.

Phát triển chăn nuôi gà phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2010 - 2020 về việc phát triển tổng hợp các ngành các lĩnh vực, từng bước chuyển dịch cơ cấu phù hợp với quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn là mục tiêu quan trọng nhất. Nhận thấy những yếu tố thuận lợi cho phát

triển chăn nuôi gà tại nông hộ chăn nuôi là một trong những yếu tố tạo nên điều kiện tốt cho quá trình triển khai chăn nuôi gà trên thực tế.

Nhiều đề án phát triển chăn nuôi bền vững được triển khai trên toàn tỉnh Bắc Giang , đã được triển khai trên thực tế trên địa bàn xã Hòa Sơn và đã có những ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển kinh tế nông thôn đặc biệt là kinh tế hộ nông dân. Giúp người dân có thêm thu nhập và từng bước xoá đói giảm nghèo ở những nơi khó khăn trong xã. Mục tiêu đặt ra trong giai đoạn từ 2015 đến 2020 ngành chăn nuôi gà thả vườn trên địa bàn hoàn toàn chuyển từ chăn nuôi gà theo cách thức tự cấp tự túc sang chăn nuôi theo hướng hàng hóa, đặc biệt xây dựng thương hiệu “gà thả vườn Hòa Sơn” trong chiến lược phát triển lâu dài. Gà thả vườn ngày càng được tiêu dùng nhiều hơn vì chất lượng thịt, mùi vị thơm ngon và thị trường tiêu thụ còn rất nhiều tiền năng, đặc biệt từ khi chăn nuôi gà thả vườn theo xu hướng hàng hóa đã thúc đẩy mạnh khả năng tiêu thụ gà thả vườn hơn, gà được bán ở hầu hết các chợ huyện, chợ xã lân cận, một số chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp nông thôn tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, đưa ngành chăn nuôi đặc biệt chăn nuôi gà ngày càng phát triển phát huy hết tiền năng và thế mạnh của vùng. Với mục tiêu đặt ra đối với ngành chăn nuôi của xã năm 2014 - 2015 là rất lớn: Tổng đàn trâu bò ngựa là 1.200 con; Tổng đàn lợn là 7.200 con và đặc biệt chú ý tới tổng đàn gia cầm là 48.500 con. Chăn nuôi gà vườn theo hướng chăn thả ngày càng mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần từng bước nâng cao thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống và giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn tại hộ nhiều hộ chăn gà đã từng bước thoát khỏi đói nghèo và từng bước vươn lên làm giàu bằng chính trên mảnh đất quê hương của mình.

Việc căn cứ vào mục tiêu phát triển có ý nghĩ rất quan trọng trong việc phát triển cân đối các ngành và không xa rời định hướng phát triển của xã Hòa Sơn trong tương lai. Bên cạnh đó cần xây dựng các mô hình chăn nuôi theo hướng tập trung, hình thành những vùng sản xuất những vùng sản xuất có quy mô và chuyên môn hoá, xây dựng các trang trại chăn nuôi gà thả vườn với quy mô lớn đảm bảo mở rộng thị trường cung cấp trong và ngoài tỉnh. Vì vậy, xây dựng hình thành các nguồn cung ứng con giống có chất lượng tốt đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định nguồn gen con giống để cung cấp cho hộ chăn nuôi.

4.1.2. Phương hướng chăn nuôi gà trong định hướng phát trin lâu dài

trong phát triển kinh tế xã hội của vùng, cùng với việc phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thì việc phát triển nông nghiệp ổn định đóng vai trò quan trọng lâu dài. Như đã biết diện tích đất nông nghiệp ổn định đóng vai trò quan trọng lâu dài. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp và nông nghiệp là ngành mang lại thu nhập không cao và chịu nhiều rủi ro nên nhiều hộ nông dân đã chuyển đổi không làm nông nghiệp mà sang làm các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của xã Hòa Sơn một phần đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp nên diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp chịu nhiều rủi ro của tự nhiên đây cũng là nguyên nhân làm cho tình hình sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp và người nông dân không còn thiết tha với đồng ruộng và với sản xuất nông nghiệp.

Phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp nông thôn ngành chăn nuôi ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế vùng nông thôn.

Vì vậy, cần tăng cường hợp tác, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành trong huyện hỗ trợ triển khai mở rộng quy mô chăn nuôi trên phạm vi toàn huyện, đưa chăn nuôi gà trở thành ngành mang lại thu nhập cao cho hộ nông dân trên địa bàn thoát nghèo và từng bước vươn lên trở thành hộ khá, hộ giàu.

Cần xây dựng chiến lược xây dựng thương hiệu “gà thả vườn Hòa Sơn ”, đưa thương hiệu “gà thả vườn Hòa Sơn” để nhiều người biết đến nhiều hơn không chỉ trong phạm vi huyện, tỉnh mà trên phạm vi quốc gia. Đồng thời phát triển quy mô đàn gà lớn hơn để xứng tầm với thương hiệu trên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và mở rộng thị trường của việc chăn nuôi gà thả vườn tại xã Hòa Sơn - huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang. (Trang 61)