3.1.1.1. Vị trí địa lý
Hòa Sơn là một xã miền núi nằm ở phía tây của huyện Hiệp Hòa, cách trung tâm huyện 7 km. Địa bàn xã trải dài hơn 3 km dọc theo trục đường đê song cầu rất thuận lợi cho việc giao thông vận tải và lưu thông hàng hải của nhân dân. Xã Hòa Sơn có phía bắc giáp với xã Đông Cao, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, phía nam giáp xã Hùng Sơn, phía đông các xã Thái Sơn, phía Tây giáp xã Quang Minh của huyện Hiệp Hòa [1].
Hòa Sơn có vị trí thuận lợi cho quá trình giao lưu và phát triển hàng hóa nông nghiệp. Toàn bộ từ bắc xuống nam là hệ thống sông cầu, đây là hệ thống đường thủy phục vụ tốt cho việc khai thác sỏi đá và giao lưu hàng hóa với các xã bên và vùng lân cận.
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình của xã Hòa Sơn có địa hình không bằng phẳng, thấp dần từ hướng Tây Bắc xuống Đông Nam. Về mùa mưa khu vực phía nam của xã thường xảy ra úng lụt, tiêu úng chậm, gây ảnh hưởng không nhỏđến khả năng tăng vụ. Tuy nhiên xã có bố trí cây trồng hợp lý, ở những nơi có địa hình vàn và trũng thích hợp với trồng lúa và nuôi trồng thủy sản, cong những nơi co địa hình cao hơn thích hợp với trồng hoa màu [1] .
3.1.1.3. Đặc điểm thời tiết khí hậu
Thời tiết khí hậu của xã Hòa Sơn mang đặc điểm chung của vùng trung du miền núi phía đông bắc Việt Nam. Theo số liệu của trạm khí tượng thủy văn của tỉnh Bắc Giang, vùng nay có đặc điểm như sau:
Nhiệt độ không khí trung bình hằng năm là 23oC. Nhiệt độ cao nhất là 35oC và nhiệt độ thấp nhất là 9oC.
Lượng mưa: Trung bình hằng năm là 1800mm/năm. Cao nhất là 2700 mm/năm và thấp nhất là 1300 mm/năm.
Ở vùng này, phân bổ lượng mưa trong năm không đồng đều, từ tháng 4 đến tháng 9 lượng mưa chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm.
27
Độ ẩm không khí: Trung bình hằng năm là 85%, trung bình tối cao là 95%, và trung bình tối thấp là 74%.
3.1.1.4. Đặc điểm đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt không thể thay thế, trong nông nghiệp không thể sản xuất được nếu không có đất, đất đai là môi trường sống cho cây sinh trưởng và phát triển. Nó là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến năng suất chất lượng cây trồng, mỗi loại cây trồng có những đặc tính sinh học khác nhau, phù hợp với từng loại đất khác nhau, ở mỗi vùng miền khác nhau. Vì vậy muốn ngành trồng trọt đạt hiệu quả thì phải hiểu biết chất đất của từng vùng để bố trí cây trồng hợp lý, sử dụng đất, tổ chức sản xuất đạt hiệu quả cao nhất.
Từ những năm từ 2000- 2005, thực hiện nghị quyết của tỉnh ủy HĐND - UBND tỉnh Bắc Giang về việc chuyển đổi một phần diện tích hai vụ kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Do vậy các hộ nông dân trong xã đã lập dự án “ Dồn ô đổi thửa” thực hiện việc chuyển đổi ruộng từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, như vậy trong các năm 2002 - 2005, địa phương đã vận động nhân dân chuyển đổi từ diện tích hai vụ kém hiệu quả sang đào ao lập vườn trồng cây thả cá, được 28,8 ha đạt 100% kế hoạch [5].
Năm 2013, xã Hòa Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 497,15 ha với 371,33 ha đất nông nghiệp. Trong đó đất trồng cây hằng năm là 40,84 ha, đất trồng cây lâu năm là 24,07 ha, đất mặt nước nuôi trồng thủy sản là 5,51 ha. Đất phi nông nghiệp là 121,86 ha. Trong đó diện tích đất thổ cư là 42,7 ha, đất chuyên dùng là 57,2 ha, đất tôn giáo tín ngưỡng là 0,18ha, đất nghĩa trang nghĩa địa là 6,44ha, đất sông suối và ,mặt nước chuyên dùng là 15,34ha.
Trong những năm gần đây. Trong điều kiện phát triển của nền kinh tế thị tường, hội nhập kinh tế thế giới, đất đai tư liệu sản xuất chủ yếu càng trở nên quan trọng, trong 3 năm đất nông nghiệp giảm đi 0,4 ha, chuyển sang đất chuyên dùng và đất thổ cư (đất ở) [13]. Cụ thể:
Đất trồng lúa từ 204,46 ha năm 2011 giảm xuống còn 204,06 năm 2013. Đất chuyên dùng 2011 trên địa bàn xã là 57,14 ha, chiếm 11,49 % tổng diện tích đất tự nhiên, tăng lên 57,2 ha, chiếm 11,51 %.
Đất thổ cư tăng từ 42,36 ha năm 2011 đến 42,7 ha năm 2013. Do địa phương mở rộng diện tích đất làm đường giao thông, đất ở, phát triển giao thông dịch vụ thương mại, đất dùng cho văn hóa thể thao… Diện tích đất chưa sử dụng được triển khai sử dụng trong các năm tới.
28 Bảng 3.1: Tình hình đất đai của xã Hòa Sơn giai đoạn 2011 - 2013 TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển% SL % SL % SL % 12/11 13/12 BQ A Tổng diện tích đất tự nhiên Ha 497,15 100,0 497,15 100,0 497,15 100 100 100.00 100.00 I Đất nông nghiệp Ha 371,73 74.77 371,73 74.77 371,33 74.69 100 99.89 99.95 Đất trồng cây hằng năm Ha 40,84 8.21 40,84 8.21 40,84 8.21 100 100.00 100.00 Đất trồng lúa Ha 204,46 41.13 204,46 41.13 204,06 41.05 100 99.80 99.90 Đất trồng cây lâu năm Ha 24,07 4.84 24,07 4.84 24,07 4.84 100 100.00 100.00 Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản Ha 5,51 1.11 5,51 1.11 5,51 1.11 100 100.00 100.00
II Đất phi nông nghiệp Ha 121.46 24.43 121,46 24.43 121,86 24.51 100 100.33 100.16
Đất thổ cư Ha 42.36 8.52 42.36 8.52 42.7 8.59 100 100.80 100.40 Đất chuyên dùng Ha 57.14 11.49 57.14 11.49 57.2 11.51 100 100.11 100.05 Đất tôn giáo, tín ngưỡng Ha 0.18 0.04 0.18 0.04 0.18 0.04 100 100.00 100.00 Đất nghĩa trang, nghĩa địa Ha 6.44 1.30 6.44 1.30 6.44 1.30 100 100.00 100.00 Đất sông suối và ,mặt nước chuyên
dùng
Ha
15.34 3.09 15.34 3.09 15.34 3.09 100 100.00 100.00
III Đất chưa sử dụng Ha 3,96 0.80 3,96 0.80 3,96 0.80
B Một số chỉ tiêu bình quân
1 Đất nông nghiệp bình quân/ khẩu NN M2 729,2 723,3 654,4 102.67 104.12 103.39 2 Đất canh tác bình quân/ khẩu NN M2 529,2 524,5 474,4 102.67 104.08 103.37 3 Đất nông nghiệp bình quân /hộ M2 2,789 2.759,9 2.713,2 98.93 98.24 98.59 4 Đất canh tác bình quân/hộ M2 2,025 2.001,1 1.966,9 102.67 104.12 103.39
(Nguồn : UBND xã Hòa Sơn)
29
3.1.1.4. Dân số lao động
Dân số và lao động trong độ tuổi bất cứ quốc gia nào cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của nền kinh tếđất nước, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Vùng nông thôn và miền núi trình độ dân trí thấp có nguy cơ bùng nổ dân số, đây là vấn đề rất lan giải. Vì vậy Đảng và nhà nước ta cần có những chính sách, bước đi phù hợp để giải quyết tốt vấn đề dân số, giúp các hộ nông dân phát triển kinh tếở vùng nông thôn, chúng ta cần phải quan tâm giải quyết tốt nguồn lao động trong độ tuổi và sử dụng lao động một hợp lý có hiệu quả.
Về lực lượng lao động phần lớn tập trung vào sản xuất nông nghiệp, một số lao động làm nghề thủ công nghiệp, dịch vụ như: Sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, xay sát chế biến lương thực thực phẩm và buôn bán nhỏ... Song về quy mô sản xuất vẫn mang tính nhỏ lẻ và phân tán, chủ yếu vẫn mang tính nhỏ lẻ và phân tán, chủ yếu còn mang tính tự cung tự cấp, một số lao động đi làm ăn xa ở trong và ngoài tỉnh, đi làm việc ở nước ngoài theo hướng xuất khẩu lao động.
Tình hình dân số và lao động của xã được thể hiện qua bảng 2 cho thấy, đến ngày 31/12/2013 dân số trong toàn xã có 1332 hộ, 5.522 nhân khẩu và 3.140 lao động [13]. Trong những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các tổ chức chính trị xã hội ởđịa phương đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân, mà chủ trì là Hội Liên hiệp Phụ nữ và các ban trong ngành, Ban dân số kế hoạch hóa gia đình và trẻ em kết hợp với ngành y tế thực hiện nhịp nhàng trong tổ chức triển khai tuyên truyền vận động các chị em trong độ tuổi sinh đẻ, thực hiện nhịp nhàng trong tổ chức triển khai tuyên truyền vận động các chị em trong độ tuổi sinh đẻ, thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình đạt hiệu quả, vì vậy tình hình dân số của xã Hòa Sơn những năm qua luôn giữở mức ổn định, dân số tăng trung bình 0,9%/năm.
Hiện nay, lao động ở xã Hòa Sơn tham gia lao động ở mức 75% tổng số lao động trong độ tuổi, số lao động này có xu hướng giảm dần vì: Hằng năm số con em đến độ tuổi lao động, sau khi tốt nghiệp THCS hoặc THPT không thi đầu vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp thì hầu hết xin đi làm công nhân ở các xí nghiệp, công ty như: May mặc, giày da, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng...điều này làm ảnh hưởng lớn đến nguồn lao động sản xuất nông nghiệp phát triển kinh tếởđịa phương.
30
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xã Hòa Sơn giai đoạn 2011 – 2013
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh SL CC SL CC SL CC 12/11 13/12 BQ I Tổng số hộ Hộ 1.296 100 1.310 100,0 1.332 100 101,0 101,6 6,3 1 Hộ nông nghiệp Hộ 1.020 78,7 987 75,34 880 92,4 96,7 89,1 92,9 2 Hộ phi nông nghiệp Hộ 276 21,2 323 24,66 452 33,9 117,0 139,9 128,4
II Tổng số nhân khẩu Khẩu 5.435 100,0 5483 100,0 5.522 100,0 100,9 100,7 100,8
1 Khẩu nông nghiệp Khẩu 4.958 91,2 4.829 88,1 4.633 83,9 97,3 95,9 96,6 2 Khẩu phi nông nghiệp Khẩu 477 8,8 654 11,9 889 16,1 137,1 135,9 136,5
III Tổng số lao động LĐ 2.957 100,0 3.112 100,0 3.140 100,0 105,2 100,9 103,1
1 Lao động nông nghiệp LĐ 2.592 87,7 2.534 81,4 2.347 75,0 97,8 93,0 95,4 2 Lao động phi nông nghiệp LĐ 365 12,3 578 18,6 783 25,0 158,4 135,5 146,9
IV Các chỉ tiêu bình quân
1 Bình quân khẩu /hộ Khẩu 4,1 4,1 4,1 2 Bình quân lao dộng/ hộ LĐ 2,2 2,3 2,3
3 Bình quân khẩu NN/ hộ NN Khẩu 4,8 4,8 5,2 4 Bình quân lao dộng NN/ hộ NN LĐ 2,5 2,5 2,6
(Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Hòa Sơn 2014)
Từ tình hình trên vấn đề lao động và giải quyết việc làm tại địa phương là một vấn đề mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hòa Sơn đang trăn trở. Trong điều kiện hiện nay chúng ta đang phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thay đổi cách nhìn hộ nông dân trước đây mà thay vào đó mỗi hộ nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ. Năng suất lao động tăng lên, những tiến bộ KHKT được áp dụng vào sản xuất giảm chi phí đáng kể về vật chất, nguyên nhiên vật liệu và lao động. Như vậy, tình trạng thiếu lao động có trình độ KHKT, dư thừa lao động lão hóa về độ tuổi, người lao động sắp đến tuổi nghỉ chiếm tỷ lệ cao. Một bài toán khó đáng tìm lời giải cho Đảng ủy – HĐND – UBND xã Hòa Sơn cùng các cấp các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và toàn thể nhân dân, phải có biện pháp gì để phân bổ lại nguồn lao động trong độ tuổi phù hợp với quy hoạch, bố trí cây trồng một cách hợp lý theo hướng chuyên canh tập trung, đưa các loại giống cây trồng, con vật nuôi có năng suất chất lượng, giá trị kinh tế cao váo sản xuất, khai thác tốt hơn nguồn lao động trong nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.