Thực hiện đầy đủ quy trình cấp tín dụng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNoPTNT Nam Hà Nội (Trang 71)

1. Tiền gửi dân cư 390 31,3 4.227 53,1 4.182 50,

3.2.1.1.Thực hiện đầy đủ quy trình cấp tín dụng.

của ngân hàng và bất kỳ một khoản cấp tín dụng nào cũng phải tuân theo. Tuy nhiên, để giảm thiểu RRTD cần phải tuân thủ một cách nghiêm túc hơn quy trình này. Nếu thực hiện thiếu hay coi nhẹ bất cứ một khâu nào của quy trình thì có thể dẫn đến các quyết định cho vay sai lầm gây ra rủi ro cho ngân hàng.

 Quy trình cấp tín dụng được bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ của khách hàng và kết thúc khi kế toán viên tất toán – thanh lý hợp đồng tín dụng, được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Lập hồ sơ: Các cán bộ tín dụng hướng dẫn cho khách hàng hoàn tất hồ sơ theo quy định của ngân hàng bao gồm:

• Giấy đề nghị vay vốn.

• Tài liệu pháp lý: gồm chứng minh nhân dân; sổ hộ khẩu đối với khách hàng là cá nhân và quyết định thành lập; đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động của doanh nghiệp; quyết định bổ nhiệm tổng giám đốc, giám đốc, kế toán trưởng; mã số thuế, con dấu, chữ ký đăng ký với cơ quan có thẩm quyền đối với khách hàng là tổ chức kinh tế, pháp nhân.

• Tài liệu thuyết minh về việc vay vốn: là tài liệu thuyết minh về mục đích sử dụng tiền vay của khách hàng.

• Tài liệu về tài chính: là các báo cáo tài chính của 2 năm liền kề hoặc 2 kỳ liên tiếp đối với doanh nghiệp mới thành lập.

• Tài liệu liên quan đến bảo đảm tín dụng.

Bước 2: Phân tích tín dụng: là khâu vô cùng quan trọng khi ra quyết định cho vay đối với bất kỳ một khoản tín dụng nào. Các cán bộ tín dụng thực hiện phân tích về:

Uy tín của khách hàng: quyết định thiện chí trả nợ của khách hàng, được đánh giá thông qua việc kiểm tra hồ sơ lưu trữ tại ngân hàng (nếu đã có quan hệ vay vốn hoặc gửi tiền tại ngân hàng), thông qua các phương tiện

thông tin đại chúng, qua bạn hàng, hay thông qua việc cán bộ tín dụng thăm cơ sở thực tế của khách hàng và phỏng vấn trực tiếp, thậm chí thông qua cảm nhận, độ nhạy bén của cán bộ tín dụng,…

Năng lực kinh doanh của khách hàng: Để đánh giá được năng lực kinh doanh của khách hàng vay vốn thì các cán bộ tín dụng cần phân tích về thị trường, sản phẩm mà doanh nghiệp đạt được và các nguồn lực của doanh nghiệp. Về thị trường, sản phẩm mà doanh nghiệp đạt được: xác định những sản phẩm chủ yếu mà khách hàng hiện nay đang cung cấp, thị phần mà họ chiếm lĩnh được, khả năng nghiên cứu thị trường của khách hàng và hệ thống thông tin marketing, xác định mức độ đa dạng hoá thị trường của doanh nghiệp, các danh mục sản phẩm có đa dạng không, sản phẩm của doanh nghiệp có giá bán cạnh tranh trong phân đoạn thị trường của nó hay không, xác định các kênh phân phối sản phẩm và việc phát triển sản phẩm của doanh nghiệp,… Về nguồn lực của doanh nghiệp thì cán bộ tín dụng cần đánh giá về nguồn nhân lực và nguồn lực vật chất của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp được đánh giá có chất lượng kinh doanh tốt thì doanh nghiệp đó phải có nguồn nhân lực có chất lượng cao. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp được thể hiện ở số lượng lao động; chất lượng lao động về trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt tình, đạo đức nghề nghiệp; và chất lượng bộ máy lãnh đạo, các quản trị viên. Để đánh giá về nguồn lực vật chất của doanh nghiệp cần đánh giá về cơ sở kỹ thuật đó là các tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, công nghệ của doanh nghiệp và về nguồn cung ứng nguyên vật liệu gồm: nhà cung ứng nguyên vật liệu chủ yếu của doanh nghiệp là ai, nguyên liệu được mua trực tiếp hay qua trung gian, những nhân tố ảnh hưởng đến giá cả nguyên vật liệu,…

Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp: Để phân tích được môi trường kinh doanh các cán bộ tín dụng cần xác định được các yếu tố thuộc

môi trường vĩ mô và môi trường vi mô ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô bao gồm: các yếu tố về pháp lý, thể chế chính trị (thể hiện ở luật pháp, hệ thống văn bản pháp lý,…); các yếu tố về sức ép toàn cầu; các yếu tố về công nghệ; về kinh tế (thể hiện ở diễn biến của chu kỳ kinh tế và các chính sách kinh tế của Nhà nước); các yếu tố về văn hoá xã hội (đó là về dân số, cơ cấu dân số, thói quen thị hiếu của người tiêu dùng) và các yếu tố về địa lý. Khi phân tích môi trường vĩ mô phải tìm ra được cơ hội, thách thức của khách hàng vay vốn. Các yếu tố của môi trường vi mô bao gồm: Thứ nhất, là rào cản của sự gia nhập ngành (đó là các thủ tục hành chính, pháp lý, rào cản về vốn, về công nghệ, và chất lượng nguồn nhân lực); thứ hai, là yếu tố về sức mạnh của nhà cung cấp, nhà cung cấp có thể tạo ra các khó khăn cho doanh nghiệp như: ép giá, cung cấp không đủ hàng hoá, cung cấp hàng kém chất lượng,…; thứ ba, là yếu tố về sức mạnh của người mua, người mua có thể đòi giảm giá, đòi tăng chất lượng và các tiện ích của sản phẩm dịch vụ,…; thứ tư, là các yếu tố về hàng hoá thay thế và cuối cùng là yếu tố về sức cạnh tranh trong nội bộ ngành. Phân tích các yếu tố của môi trường vi mô tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng vay vốn. Từ đó, có thể phân tích, đánh giá chính xác hơn khi quyết định cho vay.

Tình hình tài chính của doanh nghiệp: Đây là công việc rất quan trọng, phân tích tình hình tài chính thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp (gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ). Các cán bộ tín dụng phải thực hiện phân tích cơ cấu tài sản có, tài sản nợ, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và phân tích các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp. Khi phân tích các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp, cần kết hợp sử dụng hai phương pháp so sánh ( là phương pháp so sánh theo chuỗi thời gian để rút ra xu hướng của doanh nghiệp hoặc so sánh tình hình của doanh nghiệp đang phân tích với

các doanh nghiệp khác trong cùng ngành) và phương pháp dupont (là so sánh chéo mối liên hệ giữa các chie tiêu với nhau). Các chỉ tiêu đó bao gồm: Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán (gồm hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán tổng quát), nhóm chỉ tiêu về hoạt động (gồm vòng quay các khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải trả và vòng quay tổng tài sản), nhóm chỉ tiêu về cơ cấu vốn của doanh nghiệp (gồm hệ số nợ, tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất tự tài trợ đối với tài sản dài hạn, khả năng chi trả lãi vay) và nhóm chỉ tiêu hệ số sinh lời (gồm tỷ lệ lãi gộp, tỷ lệ lãi ròng, ROA, ROE). Tuy nhiên, cần ưu tiên phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp lên hàng đầu bởi vì trị giá tài chính của bất cứ một doanh nghiệp hay một tài sản nào đều bắt nguồn từ dòng tiền tệ mà người ta mong đợi doanh nghiệp hoặc tài sản đó mang lại. Ngân hàng khi cho vay cần quan tâm trước hết đến năng lực tạo ra tiền của khách hàng tức là cần phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của khách hàng đó.

Bảo đảm tín dụng: là việc thiết lập các cơ sở kinh tế và pháp lý, tạo điều kiện cho ngân hàng thoả mãn nhu cầu thu hồi tín dụng đã cấp trong trong trường hợp người vay không thực hiện trả nợ theo quy định.

Tóm lại, khi kết thúc phân tích tín dụng cán bộ tín dụng phải trả lời được hai câu hổi đó là: Thứ nhất, khách hàng có sẵn sàng trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn không? Thứ hai, khách hàng có khả năng để trả nợ cho ngân hàng hay không? Muốn vậy phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các phân tích trên. Nếu cả hai câu trả lời là không thì quyết định từ chối không cho vay, còn ngược lại cả hai câu trả lời là có thì chuyển sang bước thứ ba là quyết định tín dụng.

Bước 3: Quyết định tín dụng: có cơ sở là kết quả phân tích tín dụng, chính sách tín dụng của ngân hàng (thu hẹp hay mở rộng cho vay), các thông tin bổ sung và khả năng về nguồn vốn của ngân hàng. Từ đó, chấp nhận hoặc từ chối cho vay; quyết định mức cho vay, thời hạn cho vay và lãi suất cho vay (thời hạn cho vay thời gian sử dụng vốn của khách hàng và mục đích

sử dụng tiền vay. Nếu tiền vay được sử dụng đầu tư vào tài sản ngắn hạn thì thời hạn cho vay cao nhất là một năm, còn tiền vay sử dụng mua sắm tài sản cố định thì tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng loại tài sản và phương thức khấu hao tài sản của doanh nghiệp mà thời hạn cho vay là trên một năm); cuối cùng bên đi vay và bên cho vay ký kết: hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tín dụng và hợp đồng bổ sung bảo đảm tín dụng.

Bước 4: Giải ngân: là việc ngân hàng cấp tiền cho khách hàng theo hợp đồng tín dụng và các tài liệu khác có liên quan (chứng từ nhập - xuất vật tư hàng hoá, hợp đồng thương mại,…). Giải ngân phải thực hiện theo đúng nguyên tắc đó là: Giải ngân theo mục đích và tiến độ sử dụng tiền vay của khách hàng và giải ngân bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt.

Bước 5: Giám sát tín dụng: nhằm ngăn ngừa những hành vi vi phạm của khách hàng, phát hiện kịp thời những biểu hiện vi phạm qua đó có biện pháp xử lý thích hợp. Giám sát tín dụng là giám sát mục đích sử dụng vốn vay (xem tiền vay có được sử dụng đúng mục đích hay không) và giám sát tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, bảo đảm tín dụng của khách hàng để ngân hàng có thể ngừng giải ngân hoặc chuyển nhóm nợ. Giám sát tín dụng phải dựa vào các điều khoản hợp đồng và những yếu tố mà điều khoản hợp đồng tác động đến (gồm: việc công khai thông tin, duy trì tình hình tài chính là duy trì giá trị ròng, duy trì chất lượng tài sản có và khả năng thanh khoản của tài sản có, duy trì khả năng trả nợ và quản lý lưu chuyển tiền tệ, duy trì sự tồn tại của công ty). Phải làm tốt khâu này thì cán bộ tín dụng mới có thể giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Bước 6: Thanh lý tín dụng: là việc ngân hàng tiến hành thu hồi nợ vay khi đến các kỳ hạn nợ. Khi không thu đủ hoặc không thu được nợ đúng hạn ngân hàng có thể thực hiện gia hạn nợ đối với các đối tượng có đề nghị gia hạn nợ với ngân hàng và nguyên nhân dẫn đến việc không hoàn trả nợ đúng hạn là do nguyên nhân khách quan như dịch bệnh, lũ lụt, hạn hán, thiên

tai,…Khi gia hạn nợ nhưng khách hàng vẫn không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ hoặc không có đề nghị gia hạn nợ hoặc có đề nghị nhưng do nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân không thích đáng hoặc cố tình chây ì không trả nợ gốc và lãi thì ngân hàng sẽ chuyển nợ quá hạn. Cuối cùng, ngân hàng sẽ tiến hành thu hồi nợ quá hạn bằng cách phát mại tài sản đảm bảo.

Như vậy, với việc thực hiện đầy đủ quy trình cấp tín dụng như trên sẽ giúp cho hạn chế được các rủi ro tín dụng cho ngân hàng từ đó mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNoPTNT Nam Hà Nội (Trang 71)