Nội dung quản trị RRTD tại Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNoPTNT Nam Hà Nội (Trang 62)

1. Tiền gửi dân cư 390 31,3 4.227 53,1 4.182 50,

2.2.2.2. Nội dung quản trị RRTD tại Chi nhánh.

Hàng quý HĐXLRR họp và thực hiện xét duyệt, phân loại nợ theo quy định, chuyển nợ vào từng nhóm phù hợp cho các món vay.

 Hàng quý, Chi nhánh thực hiện rất nhiều các khoản cho vay đối với cả khách hàng là doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức, hộ gia đình. Mỗi khách hàng vay vốn đều có những mục đích sử dụng khác nhau như: dùng để đầu tư vào chứng khoán, bất động sản; dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh; hay để tiêu dùng;… Chính vì vậy, Chi nhánh phải thực hiện xét duyệt, phân loại các khoản nợ này vào các nhóm nợ khác nhau theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam đồng thời chuyển nhóm cho các khoản nợ trước đó (nếu có) để theo dõi và thu nợ. Có như vậy mới dễ dàng phát hiện rủi ro của mỗi món vay và đưa ra các biện pháp kịp thời xử lý. Theo quyết định 636/QĐ-HĐQT-XLRR của NHNo&PTNT Việt Nam ngày 22/6/2007 phân loại nợ theo năm nhóm như sau:

+ Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: các khoản nợ trong hạn và được nơi cho vay đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn; các khoản NQH dưới 10 ngày được nơi cho vay đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn; và các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định.

+ Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: các khoản NQH từ 10 đến 90 ngày; các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu; các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định.

+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: các khoản NQH từ 91 đến 180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ

điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2; các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; các khoản nợ phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết quá hạn dưới 30 ngày; các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định.

+ Nhóm 4 ( Nợ nghi ngờ) bao gồm: các khoản NQH từ 181 đến 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; các khoản nợ phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết quá hạn từ 30 ngày đến 90 ngày; các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định.

+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: các khoản NQH trên 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên; các khoản nợ phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết quá hạn từ 91 ngày trở lên; các khoản nợ khoanh chờ xử lý; các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định.

 Khi xét duyệt và phân loại nợ, Chi nhánh đã giải quyết được những vấn đề sau:

Thứ nhất, khi xét duyệt được các khoản nợ và phân loại chúng vào các nhóm nợ khác nhau là Chi nhánh đã thực hiện đúng theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam cũng như các quy định của NHNN. Bất kỳ một chi nhánh phụ thuộc nào của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam đều phải tuân theo các quy định chung của hệ thống đó. Dựa vào các kết quả phân loại nợ và hồ sơ của các khoản nợ của các NHNo&PTNT nơi cho vay, Chi nhánh thực hiện xét duyệt và phân loại lại một lần nữa các khoản nợ đó.

nhóm nợ khác nhau chứng tỏ Chi nhánh rất quan tâm đến việc phòng ngừa rủi ro cho các khoản cho vay của mình, tránh tổn thất cho ngân hàng mình. Làm được như vậy giúp cho Chi nhánh thuận tiện hơn trong việc theo dõi giám sát các khoản nợ của khách hàng, dễ dàng xử lý được các rủi ro khi xảy đến.

Hàng quý, HĐXLRR tại Chi nhánh thực hiện trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định.

• Mỗi món vay của khách hàng đều chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn do các nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan của người vay. Tuy rằng, các khoản nợ này đã được xét duyệt và phân loại vào các nhóm nợ hàng quý để theo dõi nhưng khi rủi ro xảy ra thì ngân hàng phải tìm các nguồn khác để bù đắp tổn thất cho mình. Chính vì vậy, HĐXLRR của Chi nhánh phải trích lập dự phòng cho mỗi món vay để khi rủi ro xảy ra lấy phần đó để bù đắp tổn thất cho ngân hàng. Theo quyết định 636/QĐ-HĐQT-XLRR tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với mỗi món vay thuộc một trong năm nhóm nợ được phân loại như sau

+ Nhóm 1: 0% + Nhóm 2: 5% + Nhóm 3: 20% + Nhóm 4: 50% + Nhóm 5: 100%

 Tại Chi nhánh Nam Hà Nội năm 2005 trích tổng số tiền là hơn 5 tỷ đồng, năm 2006 trích hơn 6 tỷ đồng, năm 2007 trích là 59 tỷ đồng cho quỹ dự phòng rủi ro. Do Chi nhánh luôn luôn tìm kiếm mở rộng khách hàng nên các khoản cho vay ngày càng tăng lên, chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn nên số tiền trích cho quỹ dự phòng rủi ro của Nam Hà Nội trong năm 2007 là khá cao so với hai năm 2005 và 2006. Hơn nữa, lợi nhuận của năm 2007 là khá cao nên

Chi nhánh đã trích số tiền lớn hơn để đảm bảo chắc chắn hơn cho các khoản nợ, giảm thiểu thiệt hại khi rủi ro xảy ra.

 Ngoài các biện pháp trực tiếp đối với các khoản nợ ra Chi nhánh còn thực hiện các biện pháp khác để quản trị RRTD như: luôn luôn quán triệt tư tưởng làm việc nghiêm túc, thận trọng tới các cán bộ tín dụng cũng như các cán bộ khác của Nam Hà Nội; tổ chức đào tạo và đào tạo lại để nâng cao hơn nữa trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ trong Chi nhánh;… Bởi vì, con người là nhân tố rất quan trọng, đội ngũ cán bộ tín dụng nói riêng và cán bộ khác trong ngân hàng nói chung có đạo đức nghề nghiệp và trình độ nghiệp vụ tốt thì mới thực hiện tốt được các nhiệm vụ được giao mang lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng mình. Ngân hàng đạt được lợi nhuận cao thì cán bộ ngân hàng cũng được hưởng những chế độ đãi ngộ cao hơn. Hơn hết, đội ngũ cán bộ tốt hoàn thành tốt công việc của mình và giảm thiểu được những rủi ro cho ngân hàng mình.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNoPTNT Nam Hà Nội (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w