Thường xuyên phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNoPTNT Nam Hà Nội (Trang 78)

1. Tiền gửi dân cư 390 31,3 4.227 53,1 4.182 50,

3.2.1.3.Thường xuyên phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.

Rủi ro luôn rình rập và có thể xảy đến bất kỳ lúc nào đối với các khoản cho vay gây tổn thất cho ngân hàng. Chính vì vậy để quản trị tốt RRTD Chi nhánh cần thường xuyên phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Điều này được quy định chi tiết trong quyết định 636/QĐ-HĐQT-XLRR hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro là công việc không thể thiếu đối với bất kỳ một khoản cho vay nào. Thường xuyên phải phân loại nợ để giám sát, theo dõi tốt hơn các khoản nợ để có thể phát hịên sớm các rủi ro có thể xảy đến, nhanh chóng đưa ra các biện pháp xử lý. Trích lập dự phòng theo các tỷ lệ quy định cho mỗi khoản vay thuộc một trong năm nhóm nợ để bù đắp phần nào thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Theo quy định hiện hành thì các trường hợp được phép sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất khi RRTD xảy ra bao gồm: khách hàng (người vay hay người bảo lãnh) mất năng lực pháp lý như doanh nghiệp giải thể, cá nhân chết, mất tích, bị toà án kết án tù giam từ một năm trở lên và không còn tài sản để trả nợ,…và khách hàng (người vay hoặc người bảo lãnh) mất khả năng thanh toán nợ do bị phá sản, do những nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh hoặc do Nhà nước thay đổi cơ chế chính sách. Thủ tục bù đắp tổn thất từ quỹ dự phòng rủi ro khi RRTD xảy ra được tiến hành như sau:

Thứ nhất, lập hội đồng xử lý rủi ro do Giám đốc Chi nhánh làm chủ tịch. Thứ hai, lập hồ sơ pháp lý để làm căn cứ xử lý, gồm: Hồ sơ tín dụng, biên bản xác nhận khả năng tài chính của khách hàng vay do cơ quan có thẩm quyền ký, xác nhận cá nhân không còn tài sản để trả nợ của Uỷ ban nhân dân xã, phường nơi khách hàng cá nhân cư trú. Ngoài ra, trong các trường hợp cụ

thể cần có giấy tờ pháp lý chứng minh người vay / người bảo lãnh bị phá sản hay giải thể hoặc xác nhận không có khả năng thực hiện nghĩa vụ do những nguyên nhân bất khả kháng,…

Thứ ba, tiến hành xử lý tổn thất từ quỹ dự phòng như sau: Trước khi sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất, giá trị tổn thất phải được bù đắp bằng tiền bồi thường của tổ chức, cá nhân và các tổ chức bảo hiểm. Sau đó, hội đồng xử lý sẽ tiến hành xoá các khoản nợ không có khả năng thu hồi với những trường hợp được phép. Nếu giá trị tổn thất nhỏ hơn dự phòng rủi ro thì ngân hàng tiến hành thanh lý nợ bằng quỹ dự phòng, sau khi dùng quỹ dự phòng để bù đắp ngân hàng sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng, hoặc có thể chỉ xoá khoản tín dụng trong nội bảng và tiếp tục theo dõi ở ngoại bảng trong một thời gian nhất định để tiếp tục truy đòi người đi vay và các bên có liên quan. Nếu giá trị tổn thất lớn hơn dự phòng rủi ro (thường là do ngân hàng đánh giá sai mức độ rủi ro của danh mục vay từ đó lập dự phòng thấp hơn thực tế tổn thất hay do suy thoái kinh tế nên quỹ dự phòng được lập theo quy định nhưng rủi ro thực tế quá cao). Khi đó, sẽ dùng các nguồn khác để bù đắp tổn thất khi RRTD xảy ra như: bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính, bù đắp bằng hạch toán vào chi phí bất thường.

Chính vì vậy, ngân hàng phải thường xuyên phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro hợp lý để tránh được các rủi ro cũng như để có nguồn bù đắp tổn thất khi RRTD xảy ra.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNoPTNT Nam Hà Nội (Trang 78)