Hoàn thiện các hình thức bảo đảm tín dụng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNoPTNT Nam Hà Nội (Trang 81)

1. Tiền gửi dân cư 390 31,3 4.227 53,1 4.182 50,

3.2.1.5.Hoàn thiện các hình thức bảo đảm tín dụng.

Hoàn thiện các hình thức bảo đảm tín dụng sẽ là một trong những rào chắn rủi ro hữu hiệu nhất cho ngân hàng. Bảo đảm tín dụng sẽ giúp cho ngân hàng có nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn thu nợ thứ nhất từ thu nhập của khách hàng không thực hiện được, nó tạo uy tín cho khách hàng để được cấp tín dụng đồng thời nâng cao trách nhiệm của người đi vay trong việc sử dụng tín dụng và thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Bảo đảm tín dụng là điều kiện bắt buộc để khách hàng được cấp tín dụng, nó gắn liền với trách nhiệm vật chất của người đi vay trong quá trình sử dụng vốn vay hạn chế được việc sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc thiếu hiệu quả gây nên tổn thất và rủi ro cho ngân hàng.

Ngân hàng cần hoàn thiện hơn nữa các hình thức bảo đảm tín dụng gồm: Thế chấp, cầm cố, và bảo lãnh. Tài sản thế chấp có thể là động sản (gồm: vàng, bạc, hàng hoá, nguyên vật liệu,…) hoặc bất động sản (gồm: đất đai, nhà cửa, quyền sử dụng đất,…). Tài sản cầm cố bao gồm tài sản thực (như xe cộ, máy móc, hàng hoá, vàng, tàu biển, máy bay,…), tiền (gồm tiền mặt và tiền trên tài khoản), giấy tờ có giá, lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố,… Cán bộ tín dụng cần nắm được các điều kiện đối với tài sản đảm bảo bao gồm: Thứ nhất, tài sản phải thuộc quyền sở hữu của khách hàng vay vốn hoặc quyền quản lý và sử dụng đối với khách hàng vay là doanh nghiệp nhà nước. Thứ hai, tài sản phải được phép giao dịch tức là tài sản phải được pháp luật cho phép mua bán, chuyển nhượng hợp pháp. Thứ ba, tài sản không có

tranh chấp và cuối cùng tài sản phải được mua bảo hiểm theo quy định. Từ đó phải đưa ra được các đánh giá chính xác về tài sản đảm bảo. Để xác định được mức cho vay thì ngân hàng cần xác định giá trị của tài sản đảm bảo. Giá trị của tài sản đảm bảo do các bên thoả thuận hoặc các tài sản phức tạp khó định giá thì ngân hàng có thể thuê các tổ chức chuyên môn xác định trên cơ sở giá thị trường. Đối với giá trị quyền sử dụng đất thì đất giao hoặc nhận quyền chuyển nhượng sử dụng hợp pháp xác định theo giá thị trường còn đất thuê thì giá trị bao gồm tiền đền bù giải phóng mặt bằng và tiền thuê đất đã trả trừ đi thời gian sử dụng. Đối với bảo lãnh thì ngân hàng cần đánh giá điều kiện đối với người bảo lãnh trên các khía cạnh: uy tín, năng lực pháp lý, khả năng tài chính, tài sản đảm bảo của người bảo lãnh. Tóm lại, các cán bộ tín dụng khi quyết định cho vay cần xem xét, đánh giá thật kỹ các tài sản đảm bảo của khách hàng để hạn chế rủi ro cho ngân hàng của mình.

Hình thức bảo đảm tín dụng hữu hiệu nhất là sử dụng tài sản thế chấp, trong trường hợp khách hàng ko trả được nợ ngân hàng có thể bán TSĐB để bù lại tổn thất của mình do món vay gây nên. Ngoài ra, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng mở tài khoản tại Chi nhánh ngân hàng mình và giữ lại một khoản vốn vay tối thiểu 5% vốn vay để dự phòng. Bằng cách này ngân hàng có thể giám sát người vay tiền một cách chặt chẽ và hiệu quả hơn đồng thời giúp tăng khả năng hoàn trả món vay. Khi người vay không trả được nợ ngân hàng lấy phần đó để bù đắp một phần tổn thất cho mình. Tuy nhiên, cũng không nên quá chú trọng đến yếu tố này, không nên coi bảo đảm là cơ sở để ra quyết định cho vay còn các yếu tố khác không chú trọng đúng mức vì như vậy có thể sẽ bỏ qua những món cho vay tốt.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNoPTNT Nam Hà Nội (Trang 81)