1. Tiền gửi dân cư 390 31,3 4.227 53,1 4.182 50,
2.2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân.
Những hạn chế còn tồn tại:
Đầu tiên phải kể đến hạn chế trong việc xử lý các khoản nợ. Hàng năm, Chi nhánh vẫn luôn luôn thực hiện và đổi mới các biện pháp nhằm hạn chế RRTD nhưng các khoản nợ xấu, nợ khó đòi vẫn tồn tại trong Chi nhánh.
Cán bộ chủ yếu mới vào ngành chưa có kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ, trong khi khối lượng công việc lớn, thời gian dành cho công tác đào tạo chưa nhiều, do đó chất lượng cán bộ còn chưa theo kịp tốc độ phát triển như hiện nay.
Khối lượng thẩm định cho vay, mở L/C, bảo lãnh có yếu tố nước ngoài là rất lớn do đó đòi hỏi cán bộ phải có trình độ nhất định về thanh toán quốc tế cũng như nghiệp vụ ngoại thương. Hiện nay, hầu hết các cán bộ tín dụng mới chỉ tự tìm tòi, học hỏi hoặc tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn chứ chưa đào tạo một cách chính thức bài bản.
Trong hoạt động tín dụng ngoại tệ tại Nam Hà Nội còn gặp một số khó khăn đó là trình độ ngoại ngữ của cán bộ trực tiếp cho vay còn yếu. Việc
phân tích hợp đồng ngoại mới chỉ dừng lại ở việc đọc hiểu một số thông tin như mặt hàng nhập khẩu, thời gian giao hàng, giá cả, phương thức thanh toán, thời gian mở L/C,…
Kỹ năng thu thập, phân tích thông tin trong thẩm định còn yếu. Việc nắm bắt và sâu sát với khách hàng trong quản lý tín dụng còn chưa thực sự được quan tâm, cụ thể có trường hợp cho vay khách hàng là hộ, cá nhân mà không biết nơi ở của khách hàng ở đâu. Đối với cho vay các DNNQD đa số các cán bộ tín dụng, thẩm định không quan tâm đến nơi ở, họ khẩu thường trú của người đại diện pháp luật mà chỉ quan tâm đến trụ sở mà thực chất trụ sở là đi thuê. Việc phân tích cho vay còn sơ sài, chủ yếu cán bộ tín dụng thẩm định chỉ dựa trên các giấy tờ đơn vị cung cấp mà không trực tiếp phỏng vấn chủ doanh nghiệp để nắm bắt đầy đủ thông tin theo sổ tay tín dụng.
Môi trường pháp lý cho kinh doanh tín dụng ngân hàng chưa đầy đủ. Chính sách quy định quyền sở hữu đất đai chưa rõ ràng nên gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phát mại TSĐB, làm cho khoản vay của ngân hàng bị ứ đọng gây ra tốn kém nhiều chi phí. Ngoài ra, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau đôi khi không lành mạnh , thu hút khách hàng lẫn nhau, gây khó khăn cho Chi nhánh.
Nguyên nhân:
Về phía ngân hàng: Chính sách tín dụng mà Chi nhánh đang áp dụng còn cứng nhắc, không linh hoạt đã gây cho cán bộ ngân hàng không ít khó khăn khi thực hiện. Hơn nữa, Chi nhánh mới chính thức đi vào hoạt động được hơn 7 năm chưa phải là khoảng thời gian dài nên còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút các khách hàng lớn. Chi nhánh còn chưa có những chính sách đãi ngộ kịp thời, những phần thưởng xứng đáng cho những cán bộ làm việc xuất sắc mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Và đây là một ngân hàng quốc doanh nên lương của cán bộ, nhân viên được tính theo quy định
của Nhà nước không có sự phân biệt giữa các cán bộ làm việc rất tốt và chưa tốt. Chính vì vậy, chưa tạo được động lực làm việc hết sức mình cho các cán bộ, nhân viên trong ngân hàng.
Từ phía khách hàng: Hiện nay, Chi nhánh chủ yếu cấp tín dụng cho các DNNQD và đã có không ít trong số đó làm ăn không hiệu quả, lừa đảo để chiếm dụng vốn ngân hàng. Có nhiều doanh nghiệp còn cung cấp thông tin chưa đầy đủ cho ngân hàng: báo cáo tài chính thì không minh bạch, năng lực kinh doanh và quản lý của người điều hành còn kém,… tất cả những điều này đều gây khó khăn cho ngân hàng. Báo cáo tài chính mà nhiều khách hàng đưa ra cho Chi nhánh với những con số không chính xác, khi thẩm định dự án cán bộ tín dụn đánh giá khách hàng thông qua báo cáo tài chính đó đã gây ra những rủi ro cho ngân hàng. Năng lực kinh doanh và quản lý của người điều hành còn kém thì có thể đưa ra những quyết định sai lầm trong chiến lược kinh doanh dẫn đến làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ. Ngoài ra, còn có không ít các khách hàng đến vay vốn ngân hàng với mục đích cố tình lừa đảo cán bộ tín dụng để chiếm dụng vốn ngân hàng. Cũng có những trường hợp khách hàng vay vốn của ngân hàng được sự bảo đảm của các cơ quan cấp cao ở Trung ương, khi hoạt động đã vi phạm pháp luật bị xử lý đã không có khả năng thanh toán cho ngân hàng, gây tổn thất lớn cho ngân hàng.
Các nguyên nhân khác như: sự cạnh tranh về lãi suất giữa các ngân hàng, rủi ro chính sách, tính đầy đủ và chính xác của thông tin,…Ngoài ra, một nguyên nhân có thể kể đến đó là việc hướng dẫn thực hiện luật của Chính phủ và các ngành khác có liên quan đến công tác tín dụng còn chậm và thiếu sự đồng bộ (có thể thấy được điều này qua việc hướng dẫn thi hành luật đất đai trong thời gian gần đây). Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của ngân hàng vì đôi khi khách hàng có suy nghĩ ngân hàng gây khó dễ tạo nhiều thủ tục rườm rà, phức tạp.
CHƯƠNG 3