Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNoPTNT Nam Hà Nội (Trang 88)

1. Tiền gửi dân cư 390 31,3 4.227 53,1 4.182 50,

3.2.3.3.Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam.

 Việc định giá TSĐB tiền vay còn nhiều bất cập, cụ thể như giá trị quyền sử dụng đất theo khung giá của Nhà nước là rất thấp. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cán bộ tín dụng chỉ có thể cho vay tối đa 50% giá trị của TSĐB, tỷ lệ cho vay này quá thấp dẫn đến sự không hài lòng của khách hàng. Việc định giá tài sản cầm cố thế chấp không đáp ứng được vì trình độ của cán bộ ngân hàng còn thấp không có khả năng và thẩm quyền để thẩm định giá… Đề nghị NHNo&PTNT Việt Nam sớm ban hành các tiêu thức đánh giá giá trị TSĐB tiền vay để giúp cho cán bộ tín dụng thực hiện tốt hơn công việc được giao.

 Đề nghị đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn, bám sát lãi suất thị trường để thu hút khách hàng nâng cao sức cạnh tranh với các ngân hàng khác. Phải có biện pháp quản lý lãi suất huy động vốn của các đơn vị trong cùng hệ thống, xem xét lại tỷ lệ dự trữ thanh toán và lãi suất điều vốn thanh toán để đảm bảo tính cạnh tranh. Cải thiện hệ thống thông tin đáp ứng yêu cầu kinh doanh đối ngoại.

 Đề nghị NHNo&PTNT Việt Nam mở các lớp tập huấn, nâng cao nghiệp vụ và chuyên sâu về tín dụng ngành nghề, về pháp luật, thị trường và môi trường kinh doanh nhằm giúp cho công tác tín dụng đạt kết quả tốt và đạt được hiệu quả nhiều hơn.

KẾT LUẬN

Kinh doanh tiền tệ là một nghề cực kỳ khó, sự thành công không dành cho “người quản trị tồi”. Hoạt động của NHTM ngày nay càng trở nên khó khăn hơn, do có hàng loạt NHTM ra đời, sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Nếu không có quản trị thì hiệu quả, an toàn sẽ không cao, không thể phát triển được. Trong quản trị NHTM thì quản trị RRTD là vấn đề khó khăn nhưng rất bức thiết đặc biệt đối với NHTM Nhà nước ở Việt Nam, do tỷ trọng dư nợ chiếm phần lớn trong tài sản Có. Thu nhập của tín dụng là chủ yếu, chiếm hơn 90% doanh thu của ngân hàng, hoạt động tín dụng đầy rẫy những rủi ro. Chính vì vậy trong quá trình thực tập tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội, em đã nghiên cứu và tìm hiểu rất nhiều về quản trị RRTD nơi đây. Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị phòng tín dụng Chi nhánh Nam Hà Nội cùng với sự chỉ bảo tận tình của PGS.TS Nguyễn Thị Bất em đã hoàn thành được bài luận văn này. Qua bài viết này em đã nêu lên được những vấn đề lý thuyết cơ bản về NHTM và RRTD trong hoạt động kinh doanh của NHTM, tiếp đó là thực trạng hoạt động quản trị RRTD tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội cùng những giải pháp nhằm tăng cường quản trị RRTD nơi đây. Qua đây em cũng hiểu rõ hơn về hoạt động của Chi nhánh và thu được những kiến thức thực tế thật bổ ích cho mình trong quá trình thực tập ở Nam Hà Nội.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo cùng các anh chị phòng tín dụng của Chi nhánh Nam Hà Nội đã giúp em hoàn thành tốt bài luận văn này.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNoPTNT Nam Hà Nội (Trang 88)