Các chỉ tiêu đánh giá RRTD.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNoPTNT Nam Hà Nội (Trang 26)

Từ những nguyên nhân nảy sinh RRTD, ngân hàng cụ thể hoá thành những chỉ tiêu hoặc dấu hiệu chính phát sinh trong hoạt động tín dụng, phản ánh RRTD như:

NQH và tỷ lệ NQH trên tổng dư nợ:

NQH: là những khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thoả thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. Khi một món nợ không trả được vào kỳ hạn nợ, toàn bộ nợ gốc của hợp đồng sẽ được chuyển thành NQH. NQH là các khoản nợ thuộc các nhóm 2,3,4,5 theo quyết định 493/2005/QĐ- NHNN, trong đó:

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản NQH dưới 90 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại; các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 2 theo quy định NHNN.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản NQH từ 90 ngày đến 180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ <90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3 theo quy định của NHNN.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản NQH từ 181 ngày đến 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả NQH từ 90-180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4 theo quy định của NHNN.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản NQH trên 360 ngày; các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả NQH >180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại; các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5 theo quy định của NHNN.

Tỷ lệ NQH = Số dư NQH / Tổng dư nợ:

Tỷ lệ NQH phản ánh phần trăm các khoản nợ đến hạn chưa được thanh toán đã chuyển thành NQH. Tỷ lệ này phản ánh trực tiếp chất lượng tín dụng của ngân hàng, tỷ lệ này càng cao thì mức độ rủi ro càng lớn.

Tỷ lệ lãi treo:

Lãi treo: là tiền lãi của khoản cho vay mà ngân hàng chưa thu hồi được.

Tỷ lệ lãi treo: được đo bằng thương số giữa số lãi treo phát sinh với tổng thu nhập từ hợp đồng tín dụng. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ thiệt hại trong thu nhập dự tính của ngân hàng do RRTD, nó cho biết mỗi đồng thu được từ hợp đồng tín dụng thì có bao nhiêu đồng lãi chưa thu được.

Tỷ lệ NQH và gia hạn nợ trên tổng dư nợ: được đo bằng thương của tổng NQH và nợ gia hạn với tổng dư nợ.

 Nợ gia hạn là các khoản nợ của khách hàng đã được gia tăng thêm thời hạn, khách hàng được vay thêm một khoảng thời gian mà không phải chịu lãi suất hay hình thức phạt nào cả, điều này tạo điều kiện cho khách hàng trong quá trình sản xuất kinh doanh.

 Tỷ lệ này trực tiếp phản ánh mức độ rủi ro của các khoản nợ đồng thời nó còn phản ánh những rủi ro tiềm ẩn khác mà tỷ lệ NQH trên tổng dư nợ không phản ánh hết. Tỷ lệ này thường lớn hơn tỷ lệ NQH trên tổng dư nợ.

Tỷ lệ NQH trên tổng tài sản: được xác định bằng NQH chia cho tổng tài sản.

 Tỷ lệ này cho biết mỗi một đồng NQH được tài trợ bởi bao nhiêu đồng vốn hiện có của ngân hàng nghĩa là ngân hàng dành bao nhiêu đồng vốn của mình để bù đắp cho các RRTD mà mình gặp phải.

 Nhìn vào tỷ lệ này của ngân hàng ta cũng có thể thấy được chất lượng tín dụng của ngân hàng là tốt hay xấu, thấy được mức độ RRTD của ngân hàng đang gặp phải.

Các chỉ tiêu khác:

Ngoài các chỉ tiêu chủ yếu trên, ngân hàng còn sử dụng rất nhiều chỉ tiêu khác để đánh giá RRTD như: các khoản vay có TSĐB và không có TSĐB, chấm điểm khách hàng, quan hệ tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng,…

Các khoản vay có tài sản đảm và không có TSĐB: Các khoản vay có TSĐB thường ít rủi ro hơn các khoản không có TSĐB vì khi xảy ra rủi ro đối với các khoản vay này thì rủi ro đó được bù đắp bởi giá trị của các TSĐB. Với những hình thức bảo đảm khác nhau thì mức đọ rủi ro cũng khác nhau và ngân hàng cũng quản lý những khoản vay này theo những phương thức khác nhau. Thông thường thì khoản vay nào cũng cần có TSĐB trừ các khoản ngân hàng cho vay theo chỉ thị của cấp trên hoặc của các công ty uy tín, có mối quan hệ mật thiết với ngân hàng.

Chấm điểm khách hàng: Trước khi thực hiện một khoản cho vay đối với các khách hàng, ngân hàng phân tích tình hình tài chính, hiệu quả phương án đi vay, năng lực quản lý doanh nghiệp,… sau đó dựa vào những thông số đó để xếp loại và cho điểm. Ngân hàng sẽ lập một thang điểm chuẩn rồi dựa vào đó để đánh giá và chấm điểm xếp loại khách hàng. Nhìn vào đây có thể thấy được chất lượng các khoản vay và các rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra.

Quan hệ tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng: Đối với những khách có mối quan hệ lâu dài và tốt đẹp với ngân hàng thì mức độ rủi ro sẽ thấp hơn. Những khách hàng sẽ được ngân hàng cho vay với nhiều ưu đãi như: lãi suất thấp, không cần đảm bảo tiền vay, không phải chịu nhiều giám sát chặt chẽ của ngân hàng. Và đối với những khách hàng này ngân hàng mất

ít chi phí cho các khoản vay này hơn vì giảm bớt được các chi phí phân tích tìm hiểu khách hàng. Còn đối với những khách hàng mới của ngân hàng thì ngân hàng cần dành nhiều thời gian để thu thập thông tin, phân tích khách hàng do vậy chi phí ngân hàng bỏ ra sẽ cao hơn và thông tin có thể không đầy đủ gây rủi ro cho ngân hàng. Chính vì vậy, các khoản vay đối với những khách hàng mới của ngân hàng rủi ro có thể cao hơn đối với những khách hàng có mối quan hệ lâu dài và tốt đẹp của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNoPTNT Nam Hà Nội (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w