1. Tiền gửi dân cư 390 31,3 4.227 53,1 4.182 50,
3.2.1.4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ ngân hàng.
Rủi ro trong hoạt động ngân hàng ở nước ta hầu hết đều bắt đầu từ việc thực hiện những nghiệp vụ cụ thể, với những con người cụ thể. Do trình độ chuyên môn nghiệp vụ và hiểu biết về pháp luật còn bất cập, hoặc do ý thức trách nhiệm không cao, hoặc do thiếu đạo đức nghề nghiệp, ... của cán bộ nhân viên đã vi phạm các qui trình nghiệp vụ, cơ chế, chính sách, pháp luật
dẫn đến những thất thoát tài sản của Ngân hàng. Bởi vậy, nếu đội ngũ cán bộ nhân viên đáp ứng được những yêu cầu hoạt động kinh doanh ngân hàng chắc chắn sẽ giảm thiểu những rủi ro do chủ quan gây ra. Hơn nữa, hoạt động tín dụng rất phức tạp, khi cán bộ tín dụng thực hiện bất kỳ một khoản tín dụng nào đều phải tuân thủ sáu bước của quy trình tín dụng. Mỗi bước trong quy trình đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có những kỹ thuật nhất định, nếu để xảy ra sai sót ở bất kỳ khâu nào cũng có thể dẫn đến rủi ro gây tổn thất cho ngân hàng. Đặc biệt, ở bước phân tích tín dụng đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có sự nhạy cảm, sự hiểu biết rộng về các ngành nghề liên quan, phải có khả năng phân tích, đánh giá được thị trường, phải nắm chắc các nghiệp vụ thẩm định, … như thế mới có thể đánh giá được một cách chính xác về khách hàng vay vốn. Có như thế mới ra được các quyết định cho vay chính xác bởi vì mỗi bước là một mắt xích của quy trình tín dụng, chỉ một mắt xích có vấn đề sẽ kéo theo sự kém chất lượng cho cả quy trình đó. Chính vì vậy, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ là một giải pháp quan trọng nhằm làm cho hoạt động của ngân hàng tốt hơn.
Đây là một giải pháp quan trọng không chỉ cho việc quản trị rủi ro của ngân hàng mà còn góp phần giúp ngân hàng tăng trưởng hơn, đây có thể coi là một yếu tố cạnh tranh giữa các NHTM hiện nay. Hiện nay, ngân hàng nào có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, có trình độ sẽ rất phát triển, lợi nhuận thu được rất cao. Chính vì vậy, Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội cần phải có phương pháp bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của mình để nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng, theo đó mỗi cán bộ ngân hàng trong chức năng, nhiệm vụ của mình phải thực hiện một cách đầy đủ, hết trách nhiệm và thái độ tất cả vì công việc chung trong xử lý mối quan hệ giữa các bộ phận. Đặc biệt, cần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, có kiến thức và khả năng nhanh nhạy khi xem xét, đánh giá các đề xuất tín dụng.
Ngân hàng có thể xây dựng một hệ tiêu chuẩn đối với cán bộ rủi ro tín dụng như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, có thời gian trải qua công tác tại bộ phận quan hệ khách hàng… Những yêu cầu này sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng có đủ trình độ, kinh nghiệm thực tế để xử lý nhanh chóng, hiệu quả và một sự thận trọng hợp lý trong quá trình phân tích, thẩm định và giám sát tín dụng.