Hạn chế RRTD ở NHTM.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNoPTNT Nam Hà Nội (Trang 39)

Xây dựng cơ chế tín dụng hợp lý:

Hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn vay ngân hàng, có doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn ngân hàng chiếm 80% vốn lưu động, có DNNN 100% vốn hình thành từ tài sản cố định bằng vốn vay của NHTM. Chính vì vậy, ngân hàng cần xây dựng cơ chế tín dụng hợp lý để hạn chế rủi ro cho mình. NHTM nên cho tập trung cho vay ngắn hạn với các hình thức chủ yếu sau:

 Cho vay chiết khấu thương phiếu: thực chất là cho bên bán chịu hàng hoá vay với thời hạn vay vốn sản xuất ra sản phẩm là vốn của doanh nghiệp. Khi sản phẩm có người mua chịu, ngân hàng mới tiến hành cho doanh nghiệp đó vay – theo mô hình chiết khấu thương phiếu. Số tiền vay được này doanh nghiệp sẽ dùng cho hoạt động sản xuất kỳ tiếp theo và số tiền thu được từ khách hàng sẽ dùng để trả nợ vay ngân hàng. Tuy nhiên, những khách hàng có uy tín sẽ được ngân hàng thực hiện việc chiết khấu thương phiếu một cách dễ dàng, còn những khách hàng không đủ độ tín nhiệm muốn được ngân hàng cho vay theo hình thức này sẽ cần phải có người thứ ba đứng ra bảo lãnh.

 Đối với hoạt động cho vay trung, dài hạn để giảm thiểu rủi ro và thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp trước quyết định đầu tư vào tài sản cố định của mình, NHTM chỉ nên cho vay 50% giá trị tài sản cố định.

 Các NHTM cần linh hoạt nữa trong cho vay theo bộ hồ sơ xuất khẩu hàng hoá (hàng hoá đã chuyển giao cho bên vận tải, đã nộp bảo hiểm hàng hoá, đã có vận đơn, đã nộp thuế cho Nhà nước… và bên mua đã mở L/C cho nhà xuất khẩu hưởng). Nhưng ngân hàng chỉ nên cho nhà xuất khẩu vay tối đa bằng 70% giá trị hàng hoá ghi trên hoá đơn.

Thực hiện cơ chế đảm bảo tiền vay:

Mỗi khách hàng của ngân hàng luôn phải đối đầu với những rủi ro trong kinh doanh do những biến cố không mong đợi có thể xảy đến với họ bất cứ lúc nào. Như thế, họ có thể mất khả năng trả nợ cho ngân hàng do thu nhập từ hoạt động giảm sút. Chính vì vậy, trừ những khách hàng có uy tín cao, các khách hàng phải có TSĐB khi nhận tín dụng của ngân hàng. Thực hiện cơ chế đảm bảo tiền vay góp phần giảm rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Các hình thức bảo đảm tiền vay như:

Bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp: tài sản thế chấp có thể là động sản bao gồm: phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị,…hoặc bất động sản là nhà cửa, nhà xưởng, cơ sở sản xuất kinh doanh,…

Bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố: Tài sản cầm cố có thể bao gồm các loại tài sản như: tài sản hữu hình (xe cộ, máy móc, hàng hoá, vàng bạc, tàu biển,…); tiền trên tài khoản tiền gửi hoặc ngoại tệ; giấy tờ có giá; quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,…

Bảo đảm tiền vay bằng hình thức bảo lãnh: Bảo lãnh bằng tài sản của bên bảo lãnh hoặc bằng tín chấp của tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội.

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đánh giá khách hàng.

 Các NHTM cần quan tâm hơn nữa các nội dung của thẩm định, cần xác định việc thẩm định các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh là một khâu quan trọng nhất trước khi cho vay. Cán bộ thẩm định cần kiểm tra tư cách pháp nhân người vay; mức độ tín nhiệm trong quá trình giao dịch với

ngân hàng, nếu khách hàng là hộ nông dân thì cần được sự bảo lãnh của các tổ chức chính trị - xã hội; xem xét cơ sở khoa học của việc lập dự án đầu tư, thời gian lập đến khi xin vay vốn, đối chiếu với các quy định của Nhà nước; dự kiến năng lực sản xuất kinh doanh, mặt hàng, dịch vụ, giá thành, thị trường cung ứng vật tư hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm, dự kiến thu nhập, lãi và thời gian hoàn vốn của dự án,…

 Đối với các báo cáo tài chính, một căn cứ quan trọng để xem xét tình hình hoạt động, kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng vay vốn là phải có xác nhận của kiểm toán nhà nước hoặc các tổ chức kiểm toán độc lập. Vì hiện nay, các báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân gửi cho NHTM đều mang tính chất đối phó hơn là chuẩn mực kế toán của Bộ Tài chính, thiếu nhiều thông tin quan trọng phục vụ cho việc thẩm định, hoặc các chỉ tiêu còn thiếu tin cậy,…

Xử lý các khoản tín dụng có vấn đề:

Hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro đặc biệt và thường xuyên là RRTD, bất kỳ một khoản cho vay nào đều tiềm ẩn những rủi ro với các mức độ khác nhau. Vì vậy, lúc nào ngân hàng cũng phảo chuẩn bị tâm lý để đưa ra các biện pháp để phòng ngừa và xử lý rủi ro như:

 NH phải thường xuyên phân loại NQH theo quyết định 493/2005/QĐ- NHNN, phân tích nguyên nhân và đưa ra các biện pháp xử lý

• Trường hợp các khách hàng khó khăn về tài chính tạm thời song vẫn còn khả năng và ý chí trả nợ thì ngân hàng có thể đưa ra các chính sách hỗ trợ như: cho vay thêm, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm nợ, xoá nợ,…

+ Cho vay thêm: Khi món nợ của khách hàng có vấn đề là do các

nguyên nhân khách quan như dịch bệnh, thiên tai, hạn hán,… khách hàng không có đủ khả năng trả nợ. Nhưng nếu khách hàng lại có dự án mới khả thi, lợi nhuận dự tính đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng có thể xem

xét cho khách hàng vay thêm để đầu tư.

+ Cơ cấu lại thời hạn trả nợ: Khi ngân hàng đánh giá khách hàng suy

giảm khả năng trả nợ gốc hoặc lãi đúng thời hạn ghi trong hợp đồng tín dụng nhưng ngân hàng lại có đủ cơ sở để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ đã cơ cấu lại, thì ngân hàng có thể cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng.

+ Giảm nợ: Khi khách hàng gặp phải những rủi ro bất khả kháng như

thiên tai, lũ lụt, đại dịch bệnh,… dẫn đến kinh doanh thua lỗ, không thể trả đầy đủ và kịp thời các khoản nợ đang trong hạn hoặc đã đến hạn cho ngân hàng. Khi đó, ngân hàng có thể giảm bớt một phần trong khoản vay để tạo điều kiện cho khách hàng có thể trả được nợ cho ngân hàng.

+ Xoá nợ: đối với những khoản vay của khách hàng đang trong hạn hoặc

hết hạn, ngân hàng đã xử dụng các biện pháp trên mà khách hàng vẫn không trả hết nợ; hoặc xoá nợ theo chính sách chỉ định của Chính phủ (xoá nợ cho các khách hàng gặp rủi ro bất khả kháng mà không thể khắc phục lại được như lũ quét, động đất, sóng thần,…) nhằm ổn định kinh tế - xã hội, ổn định đời sống cho nhân dân.

• Trường hợp khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng, chây ì không trả nợ thì ngân hàng áp dụng các biện pháp như: bán tài sản thế chấp, phong toả tiền gửi trên tài khoản, khởi kiện,…

• Trường hợp sai sót do cán bộ tín dụng gây ra thì cán bộ đó phải có trách nhiệm đòi nợ, bồi thường.

 Ngoài ra, ngân hàng có thể xử lý các khoản nợ có vấn đề bằng quỹ dự phòng hay bằng cách chuyển nợ tồn đọng sang cho các công ty mua bán nợ.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

các khoản vay, kiểm tra lại điều kiện cho vay, đánh giá tình trạng kinh doanh của khách hàng, khả năng tài chính của khách hàng,…

Đối với công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ: Cần làm rõ trách nhiệm của bộ phận kiểm tra, kiểm tón nội bộ trong ngân hàng đối với các dự án vay vốn. Để nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát tín dụng nội bộ các ngân hàng nên tách bộ phận kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập khỏi phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ hoặc nếu trực thuộc như vậy thì cán bộ của bộ phận này phải là những cán bộ chuyên trách, chỉ kiểm tra, giám sát riêng hoạt động tín dụng của ngân hàng mà thôi. Hơn nữa, cán bộ kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập cần quan tâm hơn nữa đến các dấu hiệu cảnh báo rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng như: sự đánh giá và phân loại của cán bộ phân tích không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng, việc cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính bảo đảm của khách hàng, tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát cũng như nguồn vốn của ngân hàng, soạn thảo các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng mập mờ không rõ ràng, hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ hay tuân thủ không đầy đủ các quy định hiện hành về quy trình tín dụng, phê duyệt tín dụng,…

Đối với công tác giám sát việc sử dụng vốn vay: Ngân hàng cần tổ chức theo dõi chặt chẽ tiến độ hoàn thành từng hạng mục dự án đầu tư, quá trình nhập vật tư, hành hoá thông qua các báo cáo định kì do khách hàng cung cấp,… Ngoài ra, việc nhận diện rủi ro thông qua các dấu hiệu cảnh báo cũng là một công việc quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, nó đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải luôn theo dõi, giám sát khoản vay để phát hiện kịp thời những dấu hiệu phát sinh rủi ro.

Thực hiện phân tán rủi ro:

cách có thể đa dạng hoá rủi ro hoặc chuyển rủi ro.

Chuyển rủi ro: Khi thực hiện hoạt động tín dụng có khả năng xảy ra rủi ro cao nhưng ngân hàng lại không muốn bỏ lỡ phần lợi nhuận kếch xù từ hoạt động này thì ngân hàng có thể hạn chế rủi ro bằng cách chuyển bớt một phần rủi ro tiềm ẩn đó cho các chủ thể khác có khả năng và sẵn sàng chịu rủi ro bằng việc trả phí cho họ (ví dụ công ty bảo hiểm,…). Hơn nữa, ngân hàng luôn mong muốn mở rộng và tìm kiếm các khách hàng, nếu từ chối cho vay sẽ khó tạo được sự hài lòng của khách hàng, ngân hàng sẽ mất khách. Vì vậy, các ngân hàng thường thực hiện việc chuyển rủi ro dưới các hình thức như: Đồng tài trợ (khi khách hàng có dự án mà nhu cầu về vốn lớn hoặc nhiều rủi ro thì có thể nhiều ngân hàng cùng tài trợ vốn cho khách hàng), mua bảo hiểm tín dụng, bán rủi ro sang cho các chủ thể có khả năng chịu rủi ro lớn hơn đó có thể là các ngân hàng lớn hơn hay các trung gian tài chính khác hưởng phí hoa hồng,…

Đa dạng hoá rủi ro: Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thì “không nên cho hết trứng vào một giỏ” tức là khi cấp tín dụng ngân hàng thường đa dạng hoá danh mục tín dụng của mình, giúp loại trừ một số rủi ro, tránh được rủi ro dây chuyền.

Nắm bắt và ứng dụng những công nghệ mới vào ngân hàng:

Đây cũng là một phương pháp hữu hiệu giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro. Ngân hàng cần nắm bắt và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động của mình. Những công nghệ mới sẽ giúp cho các nghiệp vụ của ngân hàng không chỉ riêng nghiệp vụ tín dụng tránh được các rủi ro không đáng có khác.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNoPTNT Nam Hà Nội (Trang 39)