Công tác tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNoPTNT Nam Hà Nội (Trang 51)

1. Tiền gửi dân cư 390 31,3 4.227 53,1 4.182 50,

2.1.3.2.Công tác tín dụng

 Năm 2005 là năm khó khăn của công tác cho vay, đầu năm nguồn vốn không tăng nên không có vốn để cho vay, có sự thay đổi về cách thức phân loại nợ nhưng đến 31/12/2005 Chi nhánh đã hoàn thành vượt mức kế hoạch giao ban đầu 6,6% đạt tốc độ tăng trưởng 28% - khá cao so với mức tăng trưởng của toàn ngành 13,3%. Tuy nhiên, bình quân dư nợ đầu người cũng chưa vượt qua ngưỡng 10 tỷ đồng (9,9 tỷ) chưa tương xứng với quy mô nguồn vốn của Chi nhánh và là mức thấp trên địa bàn Hà Nội.

 Sang năm 2006 việc tăng trưởng tín dụng của Nam Hà Nội vẫn còn nhiều khó khăn, các dự án đầu tư dài hạn có chỉ tiêu kế hoạch cao nhưng giải ngân chậm. Tuy nhiên, đánh giá chung công tác tín dụng năm 2006 cũng là năm tăng trưởng cao nhất vượt mức chỉ tiêu đề án phát triển kinh doanh trên địa bàn đô thị đã giao.

 Năm 2007 công tác tín dụng của Chi nhánh Nam Hà Nội có sự tăng trưởng nhanh, tăng 343 tỷ đồng và tăng 21% so với năm 2006. Tuy nhiên, dư nợ cho vay đối với các đơn vị trực thuộc NHNo&PTNT Nam Hà Nội lại giảm (giảm 1069 tỷ đồng) do giảm hết dư nợ của công ty chứng khoán. Điều này dẫn đến tổng dư nợ toàn chi nhánh năm 2007 là 2,481 tỷ đồng, giảm 1,266 tỷ

so với năm trước.

Phân tích dư nợ theo thời hạn

Bảng 2.4: Bảng dư nợ theo thời hạn.

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Dư nợ tại địa

phương 1.119 100 1.601 100 1.945 100

1. Dư nợ ngắn hạn 805,5 71,98 952 59,46 863 44,37 2. Dư nợ trung, dài

hạn 313,5 28,02 649 40,54 1.081 55,63

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội )

Theo bảng số liệu trên ta thấy dư nợ tại địa phương của Chi nhánh Nam Hà Nội tăng qua các năm, năm 2006 tăng 482 tỷ đồng so với năm 2005, năm 2007 tăng 344 tỷ đồng so với năm 2006. Dư nợ trung dài hạn có xu hướng tăng lên rất nhanh qua các năm, năm 2005 là 313.5 tỷ đồng, năm 2006 gấp hơn 2 lần so với năm 2005 và năm 2007 cũng gấp hơn 1,6 lần so với năm 2006. Còn dư nợ ngắn hạn thì không thay đổi nhiều qua các năm, năm 2005 là 805.5 tỷ đồng, đến năm 2006 tăng 146.5 tỷ đồng so với năm 2005 và năm 2007 lại giảm 89 tỷ đồng so với năm 2006. Nhưng nhìn chung dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm một tỷ lệ cao trong tổng dư nợ tại địa phương.

Phân tích dư nợ theo loại tiền

Bảng 2.5: Bảng dư nợ theo loại tiền.

Đơn vị: tỷ đồng

Số tiền So với

2005 Số tiền

So với 2006

Dư nợ tại địa phương 1.119 1.601 + 482 1.945 + 344

1. Nội tệ 543 763,5 + 220,5 1.021 + 257,5

2. Ngoại tệ 576 837,5 + 261,5 924 + 86,5

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội )

Từ bảng số liệu trên ta thấy: cả dư nợ nội tệ và dư nợ ngoại tệ đều tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng của dư nợ nội tệ tăng nhanh hơn dư nợ ngoại tệ. Đối với dư nợ nội tệ năm 2005 là 543 tỷ đồng, năm 2006 tăng lên 220,5 tỷ đồng và năm 2007 thì tăng lên 257,5 tỷ đồng. Đối với dư nợ ngoại tệ năm 2005 là 576 tỷ đồng, năm 2006 tăng 261,5 tỷ đồng so với năm 2005 và đến năm 2007 chỉ tăng 86,5 tỷ đồng so với năm 2006. Các năm 2005 và 2006 thì tỷ trọng dư nợ nội tệ đều nhỏ hơn dư nợ ngoại tệ, nhưng năm 2007 thì tỷ trọng dư nợ nội tệ lại cao hơn dư nợ ngoại tệ. Như vậy, đến năm 2007 thì cơ cấu dư nợ theo loại tiền có sự thay đổi, dư nợ nội tệ có xu hướng tăng lên. Đây cũng là một trong những cố gắng của Chi nhánh trong việc giảm dần dư nợ cho vay bằng ngoại tệ nhằm hạn chế việc sử dụng vốn ngoại tệ của Trung ương và cải thiện chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra.

Phân tích dư nợ theo thành phần kinh tế

Bảng 2.6: Bảng dư nợ theo thành phần kinh tế.

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dư nợ tại địa phương 1.119 100 1.601 100 1.945 100

Dư nợ của DNNN 876 78,3 989 61,8 1.207 62

Dư nợ của DN ngoài

Dư nợ của hộ gia đình 61 5,5 61 3,8 263 13,5

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội )

Từ bảng số liệu trên ta thấy cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế của Chi nhánh không thay đổi nhiều qua các năm. Dư nợ của DNNN vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tại địa phương, năm 2005 là 78,3%, năm 2006 là 61,8% và năm 2007 là 62% tuy có giảm hơn so với năm 2005 nhưng vẫn ở mức khá cao. Dư nợ của hộ gia đình thì tăng nhanh trong năm 2007 gấp 4,3 lần so với năm 2006 và 2005, tuy nhiên nó vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ tại địa phương (năm 2005 là 5,5%, năm 2006 là 3,8%, năm 2007 là 13,5%).

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNoPTNT Nam Hà Nội (Trang 51)