- GD nhà trường GD Xã hội nhằm hình thành cho HS có nhân cách với đủ chuẩn mực XH yêu cầu.
2. Một số kiến nghị:
2.1.Đối với Bộ GD&ĐT, ban ngành Trung ương.
- Bộ GD&ĐT khi ban hành quy định về chuẩn chất lượng giáo dục nên có sự phân biệt giữa học sinh các vùng miền vì điều kiện, phương tiện học tập của học sinh vùng nông thôn và miền núi còn nhiều thiệt thòi và khó khăn hơn học sinh ở các đô thị.
-Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ cần quy định cụ thể số tổ chuyên môn của các trường THCS, số viên chức làm việc trong Tổ văn phòng nhà trường.
-Để phát huy tính chủ động và sáng tạo của các nhà trường, khi quy định nội dung chương trình Bộ nên dành một thời lượng thoả đáng để các địa phương, các nhà trường, các thầy cô giáo có quyền chủ động lựa chọn các nội dung giáo dục, tiến hành các hoạt động giáo dục nhằm phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của địa phương cho học sinh.
2.2. Đối với chính quyền địa phương các cấp.
-Quan tâm đầu tư hỗ trợ ngân sách, giúp ngành giáo dục địa phương xây dựng cho các trường có nhà cửa, phòng học kiên cố và tiện nghi, mua sắm trang thiết bị, phương tiện dạy học, giáo dục, cũng như dành một quỹ đất xứng đáng cho các nhà trường. Đây là khó khăn lớn nhất mà các nhà trường phổ thông gặp phải mà tự bản thân các nhà trường không thể khắc phục được trong quá trình phấn đấu để đạt danh hiệu trường chuẩn QG.
- UBND tỉnh, UBND huyện cho các trường phổ thông được tuyển dụng đủ số nhân viên hành chính - văn phòng theo Thông tư liên Bộ số 35/2006/TTLB- BGDĐT-BNV.
2.3. Đối với các Sở, các Phòng GD&ĐT.
-Chỉ đạo và giúp đỡ các trường THCS lập kế hoạch xây dựng trường THCS đạt chuẩn QG phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, tình hình thực tế của mỗi nhà trường và từng địa phương.
-Tổ chức kiểm tra định kỳ việc thực hiện tiến độ xây dựng trường THCS đạt chuẩn QG của các đơn vị, có biện pháp hỗ trợ kịp thời giúp các nhà trường phấn đấu và giữ vững danh hiệu trường chuẩn QG.
- Các Phòng GD&ĐT tham mưu với UBND huyện để giúp các nhà trường có đủ số giáo viên, nhân viên cả về số lượng và chất lượng, tạo điều kiện về thời gian và tài chính để cán bộ, giáo viên được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Đồng thời tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của chính quyền và nhân dân địa phương nhằm giúp các nhà trường xây dựng cơ sở vật chất.
2.4. Đối với các trường THCS
- Tăng cường tuyên truyền giáo dục, động viên đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh nâng cao nhận thức, quyết tâm xây dựng nhà trường đạt danh hiệu trường chuẩn QG. Đối với các trường đã được công nhận là trường chuẩn QG cũng phải phấn đấu không ngừng để giữ vững danh hiệu này và xây dựng nhà trường ngày càng hoàn thiện.
-Các trường THCS cần có kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn QG chuẩn QG. Thường xuyên kiểm tra đánh giá tiến độ để duy trì củng cố những tiêu chuẩn đã đạt được, đồng thời xây dựng và hoàn thiện những tiêu chuẩn chưa đạt được, coi đây là một trong những điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục.
-Giữ gìn và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với chính quyền và nhân dân địa phương, làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục. Các nhà trường cũng cần phải xác định rằng, trong quá trình phấn đấu xây dựng trường chuẩn QG, sự ủng hộ và giúp đỡ của chính quyền và nhân dân địa phương là rất quan trọng. Các nhà trường sẽ không đạt được mục tiêu phấn đấu xây dựng trường chuẩn QG nếu không có sự đồng tình tham gia và giúp đỡ của chính quyền và nhân dân địa
phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 15/6/2004 của
Ban Bí thư Trung ương Đảng Hướng dẫn về việc đánh giá hiệu trưởng, đánh giá
giáo viên theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Chỉ thị số 06/CT-
TW ngày 07/11/2006 về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh”.
3. Bộ GD&ĐT (2007), Chỉ thị số 2516/CT-BGDĐT ngày 18/5/2007 của Bộ trưởng
Bộ GD&ĐT về việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong ngành giáo dục.