- GD nhà trường GD Xã hội nhằm hình thành cho HS có nhân cách với đủ chuẩn mực XH yêu cầu.
2.1.3.4. Về chất lượng giáo dục
Học sinh giỏi, học sinh đỗ vào các trường Đại học, cao đẳng ngày càng tăng. Trong những năm qua, ngành giáo dục đã bám sát yêu cầu chuẩn về chất lượng giáo dục. Tập trung chỉ đạo đổi mới phương pháp giáo dục, phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đồng thời chú trọng đến công tác phát hiện bồi dưỡng học sinh có năng khiếu ở các bộ môn. Vì vậy, chất lượng giáo dục toàn diện có chuyển biến tiến bộ, sự phân biệt chất lượng giữa các trường dần được rút ngắn khoảng cách. Giáo dục đạo đức, lối sống và hướng nghiệp ngày càng được quan tâm.
Học sinh xếp loại hạnh kiểm hàng năm tỷ lệ khá, tốt đều cao: Cấp Tiểu học đạt 100%, cấp THCS đạt 95,6%; cấp THPT và BT THPT đạt 96,1%. Học sinh xếp loại học lực khá giỏi ngày càng tiến bộ:
Cấp Tiểu học: Loại giỏi đạt 27.9%, loại khá đạt 36.7%. Cấp THCS: Loại giỏi đạt 6%, loại khá đạt 34.3%.
Cấp THPT: Loại giỏi đạt 1.0%, loại khá đạt 32.8%. Bổ túc THPT: Loại khá đạt 4.9%.
Chất lượng học sinh giỏi ngày càng xếp thứ bậc cao trong tỉnh. Học sinh giỏi các trường THPT hàng năm xếp thứ không quá 18 trên tổng số gần 100 trường. Đội tuyển học sinh giỏi THCS của huyện năm 2009-2010 đứng thứ 4/27 huyện thị. Đặc biệt học sinh giỏi THCS năm học 2010-2011 đứng thứ 3/27 huyện thị. Học sinh giỏi Bổ túc THPT xếp vào tốp đầu từ thứ 1 đến thứ 5. Nhiều học sinh đã đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Có 3-8 em đạt học sinh giỏi QG. Hàng năm toàn huyện trung bình có hơn 200 học sinh đạt giải qua các kỳ thi học sinh giỏi tỉnh và QG. Nhiều em đậu thủ khoa vào các trường Đại học.
Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học đạt: 99.8% Tỷ lệ học sinh được công nhận tốt nghiệp THCS đạt: 97.7%
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt: 99.5% và Bổ túc THPT đạt: 89.9%. Tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng năm sau cao hơn năm trước, năm nay học sinh đỗ vào đại học đạt: 631 em, cao đẳng 754 em; đạt tỷ lệ 50,6%.
Học nghề phổ thông: 4118/4118, tỷ lệ 100%. Thi đỗ vào THPT: 3763/4223, tỷ lệ 89.2%.
Bảng 2.6. Tổng hợp Chất lượng giáo dục toàn diện bậc THCS
+ Hạnh kiểm TT Năm học Tổng số HS Số liệu cụ thể Tốt Khá Trung bình yếu SL % SL % SL % SL % 1 2010 - 2011 9517 7432 78.1 1784 18.7 277 2.9 24 0.3 2 2011 - 2012 9166 7201 78.56 1696 18.50 259 2.83 10 0.11 3 2012 - 2013 7801 6238 80.0 1357 17.4 201 2.6 5 0.1 Tổng 26484 20871 78.8 4837 18,3 737 2,8 39 0.15
Nguồn: Phòng GD & ĐT Thiệu Hoá
+ Văn hoá
TT Năm học Tổng số HS
Số liệu cụ thể
Giỏi Khá Trung bình yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL % 1 2010 - 2011 9517 752 7.9 3640 38.2 4463 46.9 662 3.2 0 0 2 2011 - 2012 9166 817 8.91 3573 39.0 4132 45.1 637 7.0 7 0.08 3 2012 - 2013 7801 768 9.8 3131 40.1 3461 44.4 433 5.6 8 0.1 Tổng 26484 2337 8.8 10344 39.1 12056 45.5 1732 6.5 15 0.06
Nguồn: Phòng GD & ĐT Thiệu Hoá
Bảng 2.7. Kết quả tốt nghiệp THCS của Huyện Thiệu Hoá từ năm 2011 đến 2013 Tiêu chí Năm học 2010 - 2011 2011 - 2012 2012 - 2013 TB (2011 – 2013) Số dự xét TN 2564 2237 1936 6737 Số được TN 2490 2192 1901 6583 Tỷ lệ tốt nghiệp % 97.1 98.0 98.2 97.7
Nguồn: Phòng GD & ĐT Thiệu Hoá
Tỷ lệ phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS được duy trì và giữ vững. Công tác phát hiện bồi dưỡng HS giỏi , học sinh năng khiếu và phụ đạo HS yếu kém được đặc biệt quan tâm và duy trì hàng năm.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác QL dạy và học, phòng GD & ĐT Thiệu Hoá đã chỉ đạo các trường trên địa bàn huyện đầu tư mua sắm máy vi tính, xây dựng phòng máy, nối mạng internet, tổ chức tập huấn cho giáo viên về ứng dụng CNTT vào giảng dạy, sử dụng các phần mềm dạy học... đến nay đã có 100% các trường
nối mạng và hoạt động hiệu quả.
Về công tác xây dựng trường chuẩn, hiện nay trong huyện đã có 48 trường đạt chuẩn QG, trong đó có 8 trường THCS đạt chuẩn và ba trường còn lại cận chuẩn; 25 trường Tiểu học đạt chuẩn và 15 trường Mầm Non đạt chuẩn. Ngoài hoạt động chuyên môn, phòng đã chỉ đạo hoạt động tập thể trong các nhà trường. Phong trào xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là việc GD kĩ năng sống, giữ gìn và bảo tồn những giá trị truyền thống. CSVC, sân chơi, khu vệ sinh, nguồn nước sạch, cây xanh, tất cả được bổ sung trang bị tốt tạo cảnh quan môi trường GD lành mạnh, không có tệ nạn xã hội (TNXH) xảy ra trong nhà trường. 100% CBGV tham gia đóng góp quỹ cộng đồng. Các trường dã biết lồng ghép các cuộc vận động và phong trào thi đua xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” đạt hiệu quả cao.
Tất cả các trường đều triển khai và thực hiện tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; 100% các trường thực hiện tốt các hoạt động văn hoá, văn nghệ TDTT được GV và HS hưởng ứng tích cực. Tất cả CBGV đăng ký học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo chỉ thị 06 và 03 CT/TW của Bộ Chính trị.
Các cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tao” và thực hiện cuộc vận động “Hai không” được 100% các đơn vị tích cực tham gia và có chất lượng. Vận động thực hiện mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục, có chuyển biến về chất lượng, tỷ lệ học sinh giỏi tăng, yếu kém giảm. Kết quả nhiều năm không có giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo.
Xã hội hoá giáo dục ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, góp phần tích cực đưa phong trào giáo dục của huyện nhà ngày càng phát triển vững chắc.
Huyện đã tổ chức Đại hội giáo dục lần thứ nhất vào năm 1998, và lần thứ hai vào năm 2005. Các xã, Thị trấn đều đã tổ chức Đại hội giáo dục. Hội
đồng giáo dục từ huyện đến xã, thị trấn đã có nhiều hoạt động phối hợp với các nhà trường, hội cha mẹ học sinh để tham gia xây dựng kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ xây dựng trường đạt chuẩn QG. Hội cha mẹ học sinh các nhà trường, bước đầu đã có nhiều hoạt động đổi mới, để phối hợp với nhà trường giáo dục con em nhất là những em chậm tiến bộ; đồng thời huy động thêm các nguồn nhân lực bằng hình thức xã hội hoá, để tặng lại cho các nhà trường các công trình phục vụ cho giáo dục góp phần chuẩn hoá cơ sở vật chất. Các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội ở địa phương luôn phối hợp với các trường để giáo dục con em, đồng thời quyên góp, xây dựng, hỗ trợ cho các nhà trường các công trình để chuẩn hoá ngày càng tốt hơn như: Thư viện, vườn cây, đường đi.... trong nhà trường.
Hoạt động khuyến học từ huyện đến các xã, thị trấn đã kịp thời cổ vũ động viên giáo viên và học sinh thi đua dạy tốt - học tốt. Hàng năm có gần một tỷ đồng làm phần thưởng cho giáo dục, đồng thời tham gia với các địa phương tích cực hoàn thành các tiêu chuẩn trường chuẩn QG.
Tuy nhiên trong những thành tựu đã đạt được, việc thực hiện XHH ở Huyện Thiệu Hoá nói chung và bậc học THCS nói riêng vẫn còn gặp không ít khó khăn, trở ngại như: Nhận thức về mục đích ý nghĩa của việc xây dựng trường chuẩn QG để có điều kiện tốt cho việc nâng cao chất lượng giáo dục ở một số địa phương có lúc, có nơi chưa đầy đủ, còn xem nhẹ.
Việc xây dựng trường chuẩn QG những năm gần đây trong điều kiện nền kinh tế đất nước suy thoái, việc đầu tư công bị cắt giảm, do đó việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng của các địa phương còn hạn chế.
Công tác xã hội hoá trong giáo dục, nhất là việc tăng cường CSVC, trang thiết bị dạy học bằng nguồn xã hội hoá chưa được phát huy đúng mức, hiệu quả còn thấp nên huy động nguồn lực cho việc tăng cường CSVC và trang thiết bị dạy học còn hạn chế.