Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, tạo ra môi trường tốt cho

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tac xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia trên địa bàn huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa (Trang 102)

- GD nhà trường GD Xã hội nhằm hình thành cho HS có nhân cách với đủ chuẩn mực XH yêu cầu.

6 Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, tạo ra môi trường tốt cho

sắm trang thiết bị, tạo ra môi trường tốt cho

việc tiến hành các hoạt động dạy học, giáo dục.

7

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, phối hợp hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường.

83,0 3,0 14,0 0

8 Làm tốt công tác thi đua khen thưởng 92,0 1,0 7,0 0

Kết luận chương 3

Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia trên địa bàn huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá cho thấy cả 8 giải pháp được đề xuất là rất cần thiết và có tính khả thi cao. Mặc dù kết quả khảo sát này chưa thể chính xác tuyệt đối cho công tác xây dựng trường chuẩn QG tại tất cả các trường trên địa bàn nhưng tỉ lệ khảo sát như trên cũng có thể khảng định các giải pháp nêu trên có cơ sở thực tiễn và rất có giá trị.

Để quản lý công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn QG đạt chất lượng hiệu quả cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; của các cơ quan quản lý giáo dục, của các nhà trường và của toàn thể nhân dân. Đồng thời việc vận dụng sáng tạo, linh hoạt và mềm dẻo các giải pháp cho phù hợp với từng thời điểm, phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế, phát huy quyền chủ động, sáng tạo của lãnh đạo, của cán bộ giáo viên, cha mẹ học sinh và sự kết hợp các yếu tố, các thành viên tham gia vào công tác quản lý xây dựng trường THCS đạt chuẩn QG để đạt được hiệu quả cao nhất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận 1. Kết luận

Thế giới hiện nay đang trong bối cảnh toàn cầu hoá trên tất cả các lĩnh vực. Giáo dục các nước nói chung, ở nước ta nói riêng cũng không nằm ngoài xu thế phát triển chung đó. Những vấn đề lý luận, cùng với thực tiễn đã tạo cơ sở cho những nhận thức mới về vai trò của giáo dục. Giáo dục là động lực của sự phát triển xã hội. Giáo dục góp phần đào tạo nguồn nhân lực ở cả thời điểm hiện tại và tương lai. Đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho sản xuất, cho phát triển kinh tế - xã hội. Công cuộc đổi mới đất nước mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang tiến hành đặt ra yêu cầu là ngành giáo dục phải nâng cao chất lượng đào tạo.

Xây dựng trường THCS đạt chuẩn QG là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Xây dựng trường chuẩn QG nhằm đảm bảo tổ chức các hoạt động giáo dục có chất lượng toàn diện, tạo tiền đề để tiếp cận với trình độ phát triển giáo dục của các nước tiên tiến trên thế giới.

Xây dựng và đánh giá trường học theo chuẩn QG cũng là một giải pháp tổng thể để phát triển giáo dục nói chung, giáo dục THCS nói riêng trong giai đoạn cách mạng hiện nay, theo định hướng có tính chiến lược về giáo dục “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”. Để làm được điều đó, các nhà trường THCS đã và đang phấn đấu xây dựng nhà trường đạt các quy định theo 5 tiêu chuẩn của Quy chế công nhận trường trung học đạt chuẩn QG. Đây là con đường phấn đấu đi lên, để phát triển giúp cho ngành giáo dục giữ vững và phát huy được thành quả của phổ cập giáo dục tiểu học, hoàn thành nhiệm vụ phổ cập

giáo dục THCS và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diên.

Trên cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và thực tiễn giáo dục của địa phương, dựa vào những quy định của Quy chế công nhận trường trung học đạt chuẩn QG của Bộ Giáo dục và đào tạo, đề tài đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng xây dựng trường THCS đạt chuẩn QG ở huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, xác định những vấn đề cơ bản đặt ra trong việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn QG ở địa phương. Đề tài đã đề xuất hệ thống 8 giải pháp quản lý công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn QG trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Đó là:

1. Tăng cường công tác quản lý của các cấp, các ngành trong trong chỉ đạo và thực hiện xây dựng trường chuẩn QG

2. Quán triệt tư tưởng, nhận thức trong cán bộ, giáo viên, học sinh về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn QG.

3. Lập kế hoạch xây dựng trường THCS đạt chuẩn QG trong kế hoạch chiến lược phát triển của các nhà trường.

4. Cấu trúc tổ chức nhà trường theo hướng chuẩn hoá, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL, giáo viên đạt tiêu chuẩn theo quy định.

5. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các nhà trường.

6. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, tạo ra môi trường tốt cho việc tiến hành các hoạt động dạy học, giáo dục.

7. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, phối hợp hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường.

8. Làm tốt công tác thi đua khen thưởng.

Một số giải pháp này cũng đã được xin ý kiến tham khảo của cán bộ quản lý, giáo viên các trường THCS, chuyên viên Phòng GD&ĐT, lãnh đạo chính quyền địa phương, trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh của các trường THCS và đã thu được sự đồng tình ủng hộ của đa số ý kiến về tính cấp thiết và khả thi của 8 giải pháp nêu trên. Đồng thời đề tài cũng thu được thêm nhiều ý kiến đóng góp

quý báu, những kinh nghiệm từ thực tế của các trường THCS đã và đang phấn đấu vươn lên đạt danh hiệu trường chuẩn QG.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tac xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia trên địa bàn huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa (Trang 102)