Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tac xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia trên địa bàn huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa (Trang 33)

- GD nhà trường GD Xã hội nhằm hình thành cho HS có nhân cách với đủ chuẩn mực XH yêu cầu.

2.1.1.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Thiệu Hóa là Huyện có một vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở trung tâm các huyện đồng bằng của tỉnh Thanh Hóa và có ranh giới giáp với nhiều huyện: Phía Đông: giáp Thành phố Thanh Hóa và huyện Hoằng Hóa. Phía Tây: giáp huyện Triệu Sơn và Thọ Xuân.

Phía Nam: Giáp huyện Đông Sơn và Triệu Sơn. Phía Bắc: giáp huyện Yên Định.

Trung tâm huyện là Thị trấn Vạn Hà.

Về hành chính Huyện bao gồm Thị trấn Vạn Hà và 27 xã là: Thiệu Ngọc, Thiệu Vũ, Thiệu Phúc, Thiệu Tiến, Thiệu Công, Thiệu Phú, Thiệu Long, Thiệu Giang, Thiệu Duy, Thiệu Nguyên, Thiệu Hợp, Thiệu Thịnh, Thiệu Quang, Thiệu Thành, Thiệu Toán, Thiệu Chính, Thiệu Hòa, Thiệu Minh, Thiệu Tâm, Thiệu Viên, Thiệu Lý, Thiệu Vận, Thiệu Trung, Thiệu Đô, Thiệu Châu, Thiệu Giao, Thiệu Tân.

2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên

Địa hình: Thiệu Hóa có địa hình tương đối bằng phẳng, không quá phức tạp, đại đa số các xã đều là đồng bằng, ít hoặc không có đồi núi. Tổng thể địa hình nghiêng dần từ Bắc xuống Nam. Địa hình thuộc dạng đồng bằng do chênh lệch cao của các vùng canh tác không lớn khoảng 0,4- 0,5m, thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh tập trung có diện tích tương đối lớn.

Khí hậu:

Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ trung bình năm từ 8.500-8.6000C. Nhiệt độ thấp tuyệt đối chưa dưới 20C. Nhiệt độ cao tuyệt đối chưa quá 41,50C. có 4

tháng nhiệt độ trung bình dưới 200C (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau) và có 5 tháng nhiệt độ trung bình trên 250C (từ tháng 5 đến tháng 9).

Mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1.500-1.900mm, riêng vụ mùa chiếm khoảng 86-88%, mùa mưa kéo dài 6 tháng (từ tháng 5-10). Những tháng mùa đông nhiệt độ thường khô hanh, độ ẩm chỉ dưới 84%, còn các tháng 3, 4, tháng 8 và tháng 9 có độ ẩm trên 88%.

Gió: Chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính phân bố theo mùa. Gió mùa đông bắc về mùa đông và gió mùa đông nam về mùa hè có tốc độ trung bình 1,5-18m/s. Tốc độ mạnh nhất trong bão đo được là 35-40m/s và trong gió mùa đông bắc không quá 25m/s. Khí hậu thời tiết của huyện trong tiểu vùng khí hậu đồng bằng Thanh Hóa có các đặc điểm: Nền nhiệt độ cao, mùa đông không lạnh lắm, sương muối ít xảy ra vào tháng 1, tháng 2, mùa hè nóng vừa phải, mưa vừa phải, gió bão chịu ảnh hưởng tương đối mạnh.

Tài nguyên

Tài nguyên đất: Tổng quỹ đất toàn huyện quản lý sử dụng là 17.547,52 ha, trong đó đã sử dụng 14.842,83 ha bằng 84,6% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Diện tích đất chưa sử dụng là 2.704,69 ha, bằng 15,4% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích sông suối chiếm 1.702.87 ha bằng 10% diện tích đất tự nhiên.

- Đất nông nghiệp: 11.045,06 ha chiếm 62,94% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất lâm nghiệp: 130,70 ha chiếm 0,75% diện tích đất tự nhiên.

- Đất chuyên dùng 2.644,28 ha chiếm 15,4 % diện tích đất tự nhiên. - Đất ở: 968,73 ha chiếm 5,6% diện tích đất tự nhiên.

- Đất chưa sử dụng: 2.704,69 ha chiếm 15,4% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất tự nhiên của huyện được phân ra gồm các loại đất sau:

- Nhóm đất sám: 52,84 ha

- Nhóm đất phù sa biến đổi 14.068 ha. - Nhóm đất tầng máng 119 ha.

Tóm lại đất đai của huyện Thiệu Hóa chủ yếu là nhóm đất phù sa có đặc tính lý hóa tốt, phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng.

Tài nguyên nước:

- Nước mặt khá dồi dào được cung cấp bởi hệ thống sông ngòi và lượng nước mưa tại chỗ. Loại nước này chủ yếu dùng cho việc tưới cho cây trồng nông nghiệp và sinh hoạt hàng ngày, Chất lượng nước mặt của huyện Thiệu Hóa là tốt, chưa bị ô nhiễm.

- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm khá phong phú. Theo tài liệu dự báo và phục vụ khí tượng thủy văn, đất Thiệu Hóa thuộc trầm tích hệ thứ 4 có bề dầy trung bình 60m, có nơi 100m, có 3 lớp nước có áp chưa trong cuộn sỏi của trầm tích Plextoxen rất phong phú. Lưu lượng hố khoan tới 22-23 l/s, có độ khoáng hóa 1-2,2 g/l. Hiện nay nhân dân đang sinh hoạt chủ yếu qua hệ thống giếng khơi, giếng khoan. Chất lượng nước nhìn chung không đồng đều về hàm lượng Can xi cacbonnát cao nhưng độ trong đáp ứng được yêu cầu vệ sinh.

Tài nguyên khoáng sản

Do chưa có điều kiện thăm dò, khảo sát nên chưa phát hiện đầy đủ các loại khoáng sản tiềm năng trong lòng đất. Các mỏ đá có thể khai thác làm vật liệu xây dựng được phân bố rải rác ở một số xã như Thiệu Dương, Thiệu Vũ, Thiệu Tiến, Thiệu Thành nhưng trữ lượng nhỏ. Cát sông Chu trữ lượng khoảng 500.000 tấn. Đây là bãi cát có chất lượng tốt trong xây dựng, đặc biệt là cát vàng dùng để đổ bêtông. Sét làm gạch có trữ lượng lớn phân bố ở nhiều xã trong huyện.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tac xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia trên địa bàn huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa (Trang 33)