Mục tiêu giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tac xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia trên địa bàn huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa (Trang 80)

- GD nhà trường GD Xã hội nhằm hình thành cho HS có nhân cách với đủ chuẩn mực XH yêu cầu.

15 Thiệu Hoà Đạt Đạt Đạt Chưa đạt Đạt 4218

3.2.3.1. Mục tiêu giải pháp

- Xây dựng kế hoạch để phối hợp các hoạt động của các bộ phận có liên quan trong công tác xây dựng trường chuẩn QG. Kế hoạch sẽ tập trung vào thực hiện các mục tiêu của nhà trường.

-Xây dựng kế hoạch để khẳng định sự phát triển của nhà trường trong tương lai ở một thời điểm nào đó.

trường và tạo khả năng huy động các nguồn lực.

Kế hoạch có tác dụng kiểm tra, nó tạo điều kiện cho người quản lý kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động của các cá nhân và tổ chức

3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện

Nội dung giải pháp:

a) Chú trọng việc lập kế hoạch xây dựng trường THCS đạt chuẩn QG và kiểm tra công tác xây dựng nhà trường theo các tiêu chuẩn của trường THCS đạt chuẩn QG.

Lồng ghép kế hoạch xây dựng trường THCS đạt chuẩn QG vào kế hoạch năm học và kế hoạch chiến lược của các nhà trường.

b) Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường THCS đạt chuẩn QG.

Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường THCS đạt chuẩn QG nhằm xác định rõ trách nhiệm cho những người được phân công nhiệm vụ, nhờ đó các công việc cụ thể sẽ được tiến hành nhịp nhàng, trôi chảy, đúng tiến độ theo kế hoạch đã đề ra.

c) Chú trọng kiểm tra công tác xây dựng nhà trường theo các tiêu chuẩn của trường THCS đạt chuẩn QG.

Kiểm tra, thanh tra là một trong những nội dung cơ bản của công tác quản lý, lãnh đạo. Nếu không thực hiện kiểm tra hoặc kiểm tra hình thức, không có sự đổi mới cho phù hợp với thực tiễn trong từng giai đoạn, từng nội dung công việc thì coi như không có quản lý. Kiểm tra, thanh tra thực chất là thu thập thông tin phản hồi từ phía đối tượng quản lý để biết kết quả hoạt động của bộ máy, kịp thời điều chỉnh các sai lệch, làm cho sự hoạt động đạt hiệu quả, đạt được mục đích đã đề ra.

Cách thức thực hiện

a) Khi lập kế hoạch xây dựng trường THCS đạt chuẩn QG cần chú ý các nội dung:

- Có tầm nhìn xa, khoảng thời gia dài. - Mục tiêu rộng lớn, dài hạn.

- Tính bao quát rộng.

- Các giải pháp thực hiện có cả định tính và định lượng

b) Kế hoạch xây dựng trường THCS đạt chuẩn QG cần tập trung những nội dung sau:

- Phân tích, đánh giá tình hình, đặc điểm bên trong và bên ngoài nhà trường:

- Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu và biện pháp thực hiện các mặt hoạt động của trường trong quá trình xây dựng trường THCS đạt chuẩn QG.

- Trong mỗi mặt công tác của kế hoạch xây dựng trường THCS đạt chuẩn QG có thể nêu ra:

+Nội dung các hoạt động

+Các mục tiêu và chỉ tiêu cần đạt được, kể cả số lượng và chất lượng.

+Các biện pháp thực hiện.

+Các điều kiện, yêu cầu để đảm bảo chất lượng cho hoạt động.

+Đơn vị hoặc cá nhân phụ trách

c) Tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo xây dựng trường THCS đạt chuẩn QG. Về tổ chức, Ban chỉ đạo xây dựng trường THCS đạt chuẩn QG bao

gồm:

- Trưởng ban: Hiệu trưởng nhà trường.

- Thành viên của Ban gồm: Bí thư Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn giáo dục nhà trường, Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ trưởng chuyên môn, và Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh của trường, một số giáo viên có kinh nghiệm. Ban chỉ đạo cũng cần có người làm Thư ký.

d) Kế hoạch kiểm tra công tác xây dựng nhà trường theo các tiêu chuẩn của trường THCS đạt chuẩn QG.

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn QG phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể cho phép của trường và có

tính khả thi.

Kế hoạch kiểm tra công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn QG cần được thiết kế dưới dạng sơ đồ hóa và được treo ở văn phòng trường, trong đó ghi rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành, hình thức, đơn vị và cá nhân được kiểm tra, thời gian kiểm tra…đảm bảo tính ổn định tương đối của kế hoạch kiểm tra. Kế hoạch kiểm tra cần công bố công khai, thông báo về các bộ phận ngay từ đầu năm học để mọi người cùng biết và phối hợp thực hiện.

Hiệu trưởng cần xây dựng các loại kế hoạch kiểm tra: Kế hoạch kiểm tra toàn năm học, kế hoạch kiểm tra học kỳ, kế hoạch kiểm tra hàng tháng, kế hoạch kiểm tra hàng tuần… với những lịch biểu cụ thể.

Kế hoạch kiểm tra năm được ghi toàn bộ các đầu việc theo thứ tự thời gian từ tháng 9 năm trước đến tháng 8 năm sau.

Nhà trường căn cứ vào các tiêu chuẩn trong Quy chế công nhận trường THCS đạt chuẩn QG để kiểm tra. Kết quả kiểm tra được thông báo rộng rãi để mọi người, các tổ chức, ban ngành… được biết, bàn giải pháp khắc phục. Dựa vào kết quả kiểm tra, Hiệu trưởng cùng Ban chỉ đạo tiến hành các công việc tiếp theo như: bổ sung biện pháp để thực hiện kế hoạch, tăng cường hiệu lực quản lý để khắc phục những vấn đề tồn tại, yếu kém lập tờ trình báo cáo cấp trên và cơ quan hữu quan để thông báo và xin hỗ trợ….

Nội dung kiểm tra cần chi tiết, dựa vào các tiêu chuẩn của trường THCS đạt chuẩn QG, đó là các tiêu chuẩn về tổ chức nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất và thiết bị, công tác xã hội hoá giáo dục.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tac xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia trên địa bàn huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa (Trang 80)