Nội dung và cách thực hiện

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tac xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia trên địa bàn huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa (Trang 71)

- GD nhà trường GD Xã hội nhằm hình thành cho HS có nhân cách với đủ chuẩn mực XH yêu cầu.

15 Thiệu Hoà Đạt Đạt Đạt Chưa đạt Đạt 4218

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện

Nội Dung: Huyện uỷ lãnh đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng trường đạt chuẩn QG. UBND huyện thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn QG. Trên cơ sở tình hình thực tế của địa phương, xây dựng đề án đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trường đạt chuẩn QG trong giai đoạn 2011 – 2015; ban chỉ đạo thực hiện đề án do đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, Phòng giáo dục và Đào tạo là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo, đồng chí Trưởng phòng là Phó ban, các cơ quan thành viên gồm Phòng Tài chính Kế hoạch, Phòng Nội vụ, Phòng Tài nguyên - Môi trường, Phòng Y tế, Phòng Văn hoá - Thông tin. Đồng thời phân cấp, phân quyền quản lý; tạo thành một hệ thống quản lý hoàn chỉnh, đồng bộ, chặt chẽ để cụ thể hoá chỉ đạo của các cấp thực hiện các thông tư quy chế về xay dựng trường chuẩn QG của BGD & ĐT

Cách thực hiện:

* Quản lý của Ủy ban nhân dân Huyện Thiệu Hóa:

Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng đề án trong cả giai đoạn và trong từng năm học cụ thể. Định kì 2 lần/ năm tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm việc thực hiện đề án với thành phần: Ban chỉ đạo của Huyện, lãnh đạo và chuyên viên phòng GD&ĐT, chủ tịch UBND các xã, thị trấn và hiệu trưởng các nhà trường; thông qua việc làm này từng bước và thường xuyên nhắc nhở, đốc thúc, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện đề án hàng năm, kiểm tra đôn đốc các địa phương, các trưòng học thực hiện nhiệm vụ tổ chức sơ kết, tổng kết từng kỳ và năm học.

Ban chỉ đạo Huyện tham mưu cho Huyện Ủy ra các nghị quyết về đẩy mạnh xây dựng và nâng cao chất lượng trường học đạt chuẩn QG trên địa bàn huyện giai đoạn 2011 – 2015. Hội đồng nhân dân ra nghị quyết về việc hỗ trợ, kích cầu xây dựng trường chuẩn QG, để thúc đẩy công tác xây dựng trường chuẩn QG phát triển nhanh và bền vững hơn.

Phòng Giáo dục - Đào tạo chủ trì phối hợp với các phòng chuyên môn liên quan, chỉ đạo các trường nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục, thực hiện nhiệm vụ và giải pháp đã nêu trong đề án; chủ động giúp Ban chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn nghiệp vụ xây dựng trường chuẩn QG cho các đơn vị trường học. Phân công hợp lý các chuyên viên trực tiếp phụ trách công tác xây dựng chuẩn ở các trường THCS, giúp các nhà trường trong việc quy hoạch khuôn viên, tư vấn việc hoàn thiện hồ sơ; thường xuyên tham mưu UBND huyện ban hành các văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Cùng với phòng nội vụ tham mưu xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên của từng cấp học để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định. Qua đó, giúp cho các trường trực thuộc triển khai thực hiện kế hoạch về xây dựng trường chuẩn QG đạt hiệu quả cao nhất. Thành lập đoàn khảo sát và lập hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền kiểm tra công nhận các hạng mục đúng theo quy định. Trong xét thi đua hàng năm của ngành, phòng GD&ĐT đưa công tác xây dựng trường chuẩn vào một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá

* Quản lý của các Phòng ban phối hợp:

Phòng Nội vụ: Chủ trì phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo sắp xếp, điều chỉnh cán bộ quản lý, giáo viên , nhân viên ở các trường đúng quy định chuẩn QG.

Phòng Tài nguyên – Môi trường: Chủ trì phối hợp với các phòng chuyên môn hướng dẫn các trường học quy hoạch khuôn viên, diện tích phù hợp xem xét tham mưu UBND huyện giao đủ diện tích đất xây dựng trường chuẩn cho các địa phương đúng theo quy định và làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trường.

Phòng Tài chính – Kế hoạch: Tham mưu cho UBND huyện có cơ chế chính sách hợp lý, tạo điều kiện huy động mọi nguồn lực tài chính phù hợp để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học và chế độ chính sách đối với cán bộ giáo viên ngành giáo dục.

Mặt trận và các đoàn thể cấp huyện, các địa phương có trách nhiệm tuyên truyền, vân động nhân dân tham gia thực hiện cuộc vận động xây dựng trường đạt chuẩn QG.

* Quản lý của Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn:

UBND các xã, thị trấn thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch thực hiện đề án theo từng năm học và cả giai đoạn. Thành phần Ban chỉ đạo: Chủ tịch UBND là Trưởng ban, các uỷ viên là Hiệu trưởng các trường MN, TH, THCS; cán bộ phụ trách Văn hoá xã hội, kế toán ngân sách xã, cán bộ địa chính, Chủ tịch Hội khuyến học.

Lập kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng trường đạt chuẩn QG, hoàn thiện các hồ sơ liên quan đến hoạt động của ban chỉ đạo cấp cơ sở.

Lập kế hoạch quy hoạch mạng lưới trường lớp theo hướng chuẩn hóa, kiên cố hóa, hiện đại hóa và kế hoạch xây dựng trường chuẩn QG cho cả giai đoạn , kế hoạch cụ thể hàng năm, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và nhà trường.

Khẩn trương hoàn thành quy hoạch đủ diện tích mặt bằng cho các cơ sở giáo dục đóng trên địa bàn để kịp thời phục vụ cho nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường chuẩn QG.

Huy động khai thác triệt để các nguồn lực của địa phương , để tập trung đầu tư cơ sở vật chất trường học.

Thành lập đoàn kiểm tra để kiểm tra , đánh giá kết quả xây dựng trường đạt chuẩn QG của xã, tiến hành kiểm tra theo các nội dung sau:

+ Kiểm tra kết quả xây dựng trường chuẩn QG của nhà trường theo 5 tiêu chuẩn; hoàn thiện biên bản kiểm tra của ban chỉ đạo , các hồ sơ khác liên quan.

+ Kiểm tra công tác chuẩn bị hồ sơ và các điều kiện về cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác kiểm tra, thẩm định của hội đồng cấp Huyên, cấp tỉnh.

- Tập trung chỉ đạo, khẩn trương hoàn thiện các hạng mục công trình, cơ sở vật chất, xây dựng cảnh quan môi trường sư phạm đúng tiến độ thời gian ; hoàn thiện báo cáo đánh giá kết quả xây dựng trường đạt chuẩn QG, các biên bản kiểm tra theo quy chế công nhận trường đạt chuẩn QG của cấp học quy định.

* Quản lý của các nhà trường THCS:

Mỗi trường thành lập một ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn cấp trường. Tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo xây dựng trường THCS đạt chuẩn QG.

Về tổ chức, Ban chỉ đạo xây dựng trường THCS đạt chuẩn QG bao gồm: - Trưởng ban: Hiệu trưởng nhà trường.

- Thành viên của Ban gồm: Bí thư Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn giáo dục nhà trường, Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ trưởng chuyên môn, và trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh của trường, một số giáo viên có kinh nghiệm. Ban chỉ đạo cũng cần có người làm Thư ký.

Về hoạt động, trưởng ban cần có kế hoạch hoạt động cho Ban chỉ đạo trong từng giai đoạn. Mỗi hoạt động cần có sự chuẩn bị cụ thể, chu đáo.

Trong quá trình hoạt động, nếu xét thấy cần thiết, Trưởng ban có thể mời thêm đại diện Đảng, chính quyền và các đoàn thể địa phương tham dự các cuộc họp.

Trong hoạt động của Ban chỉ đạo thì Trưởng ban cần đặc biệt chú trọng đến quan hệ giữa các bộ phận, thành phần của Ban để có sự điều tiết hài hoà, phù hợp. Quan hệ ấy cũng có nhiều tầng bậc, do vai trò, vị trí của từng bộ phận trong mối quan hệ phối hợp.

Sự tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo cần đảm bảo các nguyên tắc: Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, nhân dân làm chủ, các lực lượng xã hội cùng tham gia trong khuôn khổ các quy định của Nhà nước và của ngành.

Trong mỗi một thời gian, sự điều hoà, phối hợp của Ban chỉ đạo cần có sự cụ thể hoá các hoạt động sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, tận dụng được các cơ hội thuận lợi ở địa phương và đơn vị. Sau mỗi thời gian phải có sơ kết, đánh giá kết quả công việc, rút ra bài học kinh nghiệm, có kế hoạch cụ thể cho thời gian tiếp theo.

đoàn thể, tổ chức khác như: Hội đồng giáo dục, Ban đại diện cha mẹ học sinh… Sự hoạt động của Ban chỉ đạo cần quán triệt tinh thần xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tổ chức, các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế – xã hội lành mạnh, tạo thuận lợi cho các hoạt động xây dựng trường THCS đạt chuẩn QG. Cùng với việc vận dụng và hoàn thiện cơ chế phối hợp, Ban chỉ đạo cần phải có các biện pháp duy trì, cải tiến và củng cố sự phối hợp ấy. Các biện pháp đó là: cùng tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động, thông tin đầy đủ để phối hợp chặt chẽ và đồng bộ, cùng nhau tổ chức thực hiện các giải pháp xây dựng trường THCS đạt chuẩn QG, cùng nhau giải quyết khó khăn, phát huy mọi sáng tạo để hoàn thành công việc, cùng nhau phân công, phân nhiệm hợp lý và rõ ràng, cùng nhau đôn đốc, theo dõi, động viên, kiểm tra, giám sát đánh giá kêt quả công tác. Hiệu trưởng và ban chỉ đạo chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường chuẩn QG. Hiệu trưởng các nhà trường trên cơ sở kế hoạch đề án đã xây dựng, chủ động báo cáo với cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, ban chỉ đạo cấp xã về hiện trạng và tham mưu những biện pháp cụ thể để xây dựng củng cố cơ sở vật chất, đội ngũ quản lý, cán bộ giáo viên, nhân viên; nâng cao chất lượng giáo dục, từng bước đạt các tiêu chuẩn của trường chuẩn QG.

Tích cực huy động các nguồn lực của địa phương để tăng cường các điều kiện cho nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, đặc biệt là các nguồn lực từ xã hội hóa giáo dục.

Phối hợp chặt chẽ với ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể ở địa phương nhằm huy động các lực lượng xã hội ở địa phương tham gia tích cực vào nhiệm vụ xây dựng trường chuẩn, tích cực chủ động xây dựng đạt các tiêu chuẩn thuộc khả năng chủ quan của nhà trường ( trừ tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, thiết bị)

Chủ động tích cực đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ, tuyệt đối tránh tư tưởng ỷ lại, trông chờ. Chú trọng kiểm tra công tác xây dựng nhà trường theo các tiêu chuẩn của trường THCS đạt chuẩn QG.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tac xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia trên địa bàn huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w