Sau đó mời cả nhóm động não về những tác động (lời nói/ứng xử) của những người sử dụng ma túy khácđến người sử dụng ma túy (xem ví dụ

Một phần của tài liệu Một số bài tập chọn lọc tìm hiểu sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV và các nhóm có hành vi nguy cơ cao tại Việt Nam (Trang 113)

bên dưới).

Ví dụ về tác động của đám bạn bè sử dụng ma túy:

Đừng nghe họ. Họ lại nhốt mày lại - không thì lại theo dõi mày. Họ không tôn trọng mày đâu. Họ làm gì có thời gian nghe mày. Họ không tin tưởng mày. Chúng ta lúc nào cũng là bằng hữu. Họđã coi mày là đồ bỏ rồi - hãy ở lại với chúng tao. Họ làm sao hiểu được mày.

4. THẢO LUẬN

Trình bày cả 3 liệt kê trên và đặt câu hỏi để tiếp tục thảo luận:

Những thông điệp này có tác động như thế nào tới người sử dụng ma túy? Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu bạn quay trở về từ trung tâm cai nghiện và được nghe những lời nói đó với bạn?

IDU9 LỰC KÉO - LỰC ĐẨY

5. TÓM TẮT

Tóm tắt những điểm chính mà những người tham gia nêu ra. Có thể bổ

sung thêm những ý sau nếu như những người tham gia chưa đề cập tới: ► Chúng ta hãy suy nghĩ tại sao những yếu tố kéo người nghiện ma túy đến

với ma túy dường như có vẻ nhiều hơn những yếu tố khiến người nghiện rời xa ma túy. Những yếu tố quan trọng đẩy người nghiện đến với ma túy

đó là sự lôi kéo của bạn bè, sự ruồng rẫy, chê trách của những người thân. Ngược lại, những yếu tố như sự cảm thông, sự dung thứ và kiên trì giúp

đỡ của người thân và cộng đồng là những yếu tố khiến người nghiện ma túy có thêm quyết tâm rời bỏ ma túy.

► Những thông điệp thể hiện qua ngôn từ và cách hành xử của chúng ta có tác động quan trọng tới việc người nghiện/chích ma túy cảm thấy như thế

nào về bản thân họ, và việc họ cảm thấy như thế nào khi bị đụng chạm tới vấn đề và tình trạng của họ: Nếu những thông điệp mang tính tiêu cực và chỉ trích gay gắt, họ sẽ cảm thấy bị tổn thương và mất tự tin và lòng tự tôn,

điều này sẽ ảnh hưởng tới khả năng làm thay đổi cuộc đời của họ. Nếu những thông điệp mang tính tích cực, quả quyết và thể hiện sự hỗ trợ, họ

sẽđược khích lệ - họ sẽ cảm thấy họ có khả năng thay đổi và điều này sẽ

cho họ thêm sức mạnh để chịu trách nhiệm và cố gắng làm một điều gì đó

để thay đổi.

► Đúng là những người nghiện chích ma túy đã mắc lỗi (cũng như mọi người, ai cũng đã từng phạm lỗi), nhưng nếu chỉ chăm chú vào những lỗi lầm của họ, chúng ta sẽ không đem lại nghị lực và hy vọng mới cho người đó. Trên thực tế những người nghiện chích ma túy đã chỉ mắc một sai lầm vô cùng lớn - đó là sử dụng ma túy. Một khi họ đã bị dính vào đó, cơn nghiện ma túy đã chi phối hành vi và hành xử của họ.

IDU9LỰC KÉO - LỰC ĐẨY LỰC KÉO - LỰC ĐẨY

► Khi một người đã ngừng sử dụng ma túy, tốt nhất không nên đối xử với họ

như những người nghiện ma túy - để họ có trách nhiệm làm một việc gì đó, và hãy tin tưởng họ. Nếu chúng ta vẫn cư xử như là họ vẫn đang dùng ma túy, bạn sẽđẩy họđến với ma túy.

► Hãy làm sao để trong ứng xử của chúng ta và trong lời nói, thái độ của chúng ta thể hiện những điều tích cực, những lực đẩy giúp người sử dụng ma túy rời xa ma túy.

Một phần của tài liệu Một số bài tập chọn lọc tìm hiểu sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV và các nhóm có hành vi nguy cơ cao tại Việt Nam (Trang 113)