See UNAIDS (2009) ibid.

Một phần của tài liệu Một số bài tập chọn lọc tìm hiểu sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV và các nhóm có hành vi nguy cơ cao tại Việt Nam (Trang 63)

MSM 1 GII TÍNH VÀ GII

► Trong một số nền văn hóa những người không thể hiện các đặc điểm giới và không thực hiện các vai trò giới mà họđược gán cho trên cơ sở các đặc điểm giới tính của mình thường không được xã hội chấp thuận. Ví dụ: ở một số

nước, quan hệ tình dục giữa nam giới bị coi là bất hợp pháp và những người nam có quan hệ tình dục với người nam khác có thể bị trừng phạt nặng nề5.

► Ở nhiều nơi trên thế giới, những người không chấp nhận giới được gán cho và/hoặc tự coi mình là thành viên của giới khác cũng thường bị kỳ thị nặng nề. Trong mắt của những người xung quanh họđã không ứng xử phủ hợp với các

đặc điểm giới và các vai trò giới của mình. Những người chuyển giới thường bị

kỳ thị vì vậy.

► Từ nhỏ chúng ta được học về các đặc điểm giới, vai trò giới, khuôn mẫu giới thông qua gia đình, nhà trường, cộng đồng, tôn giáo, phương tiện thông tin đại chúng, từ nhân viên y tế và những nhà nghiên cứu. Chúng ta được nuôi dậy để

thể hiện các đặc điểm giới theo những mong đợi của xã hội về nam tính và nữ

tính, ví dụ như : “Hãy xử sự như một người đàn ông!”; “Làm sao mà con trai lại cứ hay khóc thế?” “Con gái gì mà quậy phá như con trai”…

► Chúng ta có xu hướng tuân theo các mong đợi (các chuẩn mực) của xã hội để được chấp nhận và được tồn tại dù có thể chúng ta không muốn.

► Mặt khác, cũng như bất kỳ ai, những người nam có quan hệ tình dục đồng giới và những người chuyển giới cũng trải qua quá trình nhập tâm các vai trò giới và khuôn mẫu giới. Ý thức rằng mình không thực hiện đúng vai trò giới và khuôn mẫu giới làm cho họ bị dằn vặt và đau khổ, cho rằng mình không bình thường.

Một phần của tài liệu Một số bài tập chọn lọc tìm hiểu sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV và các nhóm có hành vi nguy cơ cao tại Việt Nam (Trang 63)