ĐỐI PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG KHÓ KHĂN A

Một phần của tài liệu Một số bài tập chọn lọc tìm hiểu sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV và các nhóm có hành vi nguy cơ cao tại Việt Nam (Trang 41)

C. Đó không phải là kỳ thị - cách ly bệnh nhân AIDS là các biện pháp nghiệp vụ

y tếđể bảo vệđa số bệnh nhân khác.

D. Một người phản ứng sau khi nghe trình bày về kỳ thịđối với HIV: “Anh chỉ

nói như vậy vì anh đang làm việc cho một cơ quan làm về AIDS, và anh được trả tiền để nói những điều này. Bản thân anh chưa chắc đã thực sự tin vào điều này. Nhưng nếu anh không nói như vậy, anh không được lương”.

E. Người dân nói họđã chán ngấy với các cuộc nói chuyện về HIV/AIDS. F. Nghiện rồi trộm cắp, nhiễm HIV phải trả giá là đáng đời.

G. Tôi cảm thấy thương hại những đứa trẻ bị nhiễm HIV.

H. Tôi không muốn các con tôi đi học ở trường có trẻ em bị HIV(+). I. Nếu anh bị bệnh hoa liễu, rõ là anh đã đi chơi bời ởđâu đó rồi.

J. Một người nói rằng người nghiện ma túy trông kinh và sẽ nguy hiểm cho người khác.

Người điều hành có thể bổ sung hoặc đưa ra những nhận định mang tính kỳ thị

khác hiện đang phổ biến trên thực tế.

BƯỚC 2: THỰC HÀNH ỨNG PHÓ VỚI KỲ THỊ QUA ĐÓNG VAI

Đóng vai: Giải thích rằng chúng ta sẽ cùng nhau thực hành các cách đối phó với sự kỳ thị và phân biệt đối xử trong các tình huống khác nhau nhưng xảy ra khá phổ

biến. Việc thực hành sẽ diễn ra đối với từng tình huống một. Dưới đây là hướng dẫn đóng vai:

Người điều hành hướng dẫn thực hành đóng vai Tình huống G: “Mọi người hãy đứng dậy, và mỗi người tìm một người để thực hành với mình. Sau đó, từng

đôi đứng quay mặt vào với nhau. Hai bạn sẽ quyết định với nhau ai sẽđóng vai người kỳ thị (người A) và ai là người phản bác (người B). (Người điều hành chờ vài phút để các đôi đã quyết định xong phần phân vai). Bây giờ chúng ta sẽ thực hành tình huống G như sau: người A bình luận với người B về một người nghiện ma túy trong cộng đồng. Người A nói rằng người nghiện ma túy này thật là kinh và nguy hiểm cho mọi người. Người B cần trả lời với người A bằng một thái độ mạnh mẽ và tự tin. Bây giờ, từng đôi hãy BẮT ĐẦU THỰC HÀNH”.

A9 ĐỐI PHÓ VI CÁC TÌNH HUNG KHÓ KHĂN

BƯỚC 3: PHÂN TÍCH ĐÓNG VAI

Dành khoảng 3 - 5 phút cho một lần thực hành tình huống. Sau đó, người điều hành yêu cầu một vài đôi lên trình diễn lại phần thực hành của mình (mọi người đứng thành vòng tròn, và đôi thực hành sẽđứng ở giữa vòng).

Sau khi đôi diễn đã thực hành xong, người điều hành đặt câu hỏi để mọi người cùng thảo luận:

Trong thực hành trên, người “đối phó” đã làm gì?

Phản ứng của người B (người “đối phó”) có thuyết phục và có hiệu quả hay không? Cách mà người B đáp lại người A như vậy có mang lại sự thay đổi nào không?

Sau mỗi thực hành, yêu cầu những cặp khác chia sẻ các cách ứng phó của họđối với người kỳ thị. Sau đó, mọi người sẽ cùng nhau thảo luận xem trong các cách

ứng phó đưa ra, cách làm nào là hiệu quả dựa theo câu hỏi gợi ý sau: “Điều gì sẽ

là quan trọng để tạo được hiệu quả trong ứng phó với sự kỳ thị như vậy?” (như, lập luận tốt, cường độ giọng nói - to hay nhỏ, ngôn ngữ cơ thể, mức độ tỏ ra tự tin, v.v)

Đưa ra một tình huống khác và yêu cầu các đôi thực hành. Các đôi đổi vai cho nhau

để thực hành một tình huống mới đưa ra.

Thảo luận tiếp: Cả lớp cùng thảo luận theo câu hỏi gợi ý sau “Bạn có nhận xét gì /bạn học được điều gì sau khi thực hành các tình huống trên?” Ghi lại các câu trả

lời trên giấy A0.

BƯỚC 4: TÓM TẮT

Người điều hành tóm tắt những điểm chính mà những tham dự viên nêu ra. Có thể

ĐỐI PHÓ VI CÁC TÌNH HUNG KHÓ KHĂN A9

► Khi sự kỳ thị trở thành sự phân biệt đối xử, bạn có thể cần phải thiết kế một chiến lược hoặc một chính sách để bảo vệ bản thân và những người khác ở

trong tình trạng giống của bạn. Khi đó, thể hiện chính kiến của mình một cách cương quyết và thẳng thắn sẽ giúp cho bạn thêm sự tự tin trong việc thực hiện chiến lược của mình để chống lại sự phân biệt đối xử.

► Những câu trả lời có tác động mạnh nhất là những câu làm cho mọi người ngừng lại và suy nghĩ hơn là những lời công kích người kỳ thị phải thủ thế. Ví dụ những câu trả lời có tác động như sau:

“Sông có khúc, người có lúc”, không ai có thểđoán trước được điều gì.

“Cười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước hôm sau người cười”. Biết

đâu anh cũng sẽ rơi vào tình cảnh như những người có HIV bây giờ, hãy tỏ ra thông cảm với họ nhiều hơn.

“Nhiều khi chúng ta không ý thức được là chúng ta đang kỳ thị người khác” “Nói như thế là kỳ thị, là xúc phạm người ta”.

Một số kỹ thuật củng cố sự cương quyết/mạnh dạn:

Hãy nói với mọi người những điều bạn nghĩ, bạn cảm thấy và bạn muốn một cách dứt khoát và rõ ràng;

Hãy nói : “Tôi cảm thấy là…”; “Tôi nghĩ là…”, hay “Tôi muốn …”;

Bạn không cần xin lỗi trước về khi nói lên những điều bạn nghĩ, hoặc là tự mình hạ thấp bản thân mình.

Đứng thẳng hoặc ngồi thẳng một cách thoải mái;

Ngẩng cao đầu và nhìn thẳng vào mắt những người khác; Nói một cách rõ ràng để mọi người có thể nghe thấy bạn; Hãy kiên định với ý kiến của bạn và bảo vệ ý kiến đó;

Sự cương quyết: là sự thể hiện bằng ngôn ngữ những điều bạn nghĩ, những cảm xúc của bạn, những mong muốn của bạn một cách rõ ràng và trung thực theo cách mà bạn nghĩ là tốt nhất cho bản thân bạn và cho những người khác. Tỏ rõ thái độ/quan điểm của mình một cách dứt khoát không phải là sự bộc lộ tính hung hãn hay sự giận dữ của mình.

Một phần của tài liệu Một số bài tập chọn lọc tìm hiểu sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV và các nhóm có hành vi nguy cơ cao tại Việt Nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)