VỚI NHỮNG NGƯỜI NGHIỆN CHÍCH MA TÚY?

Một phần của tài liệu Một số bài tập chọn lọc tìm hiểu sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV và các nhóm có hành vi nguy cơ cao tại Việt Nam (Trang 101)

Trong quá trình các cặp trả lời câu hỏi, đưa ra câu hỏi gợi ý về nguyên nhân tại sao họ lại trả lời như vậy.

2. TÓM TẮT

Tóm tắt những điểm chính mà những người tham gia nêu ra. Có thể bổ sung thêm những ý sau nếu như những người tham gia chưa đề cập tới:

► Mọi người đều có nhiều cảm xúc và lời lẽ tiêu cực khi nói về những người nghiện ma túy, bao gồm “tội phạm, trộm cắp, kẻ xấu, cặn bã, những kẻ vô đạo

đức, chết là xứng đáng”. Những thái độ tiêu cực đối với những người khác chính là SỰ KỲ THỊ.

► Đôi lúc chúng ta cư xử không tốt với người khác chỉ vì bề ngoài của họ, hoặc vì chúng ta nghi ngờ những điều họ làm. Chúng ta cô lập hoặc chối bỏ họ, ví dụ

không muốn ngồi cạnh người nghiện chích ma túy tại cơ sở y tế, hoặc chúng ta xì xào bàn tán về họ và gọi họ một cách xách mé. Khi chúng ta cô lập hoặc chế nhạo người khác, đó chính là sự kỳ thị. Điều này làm cho người đó cảm thấy xấu hổ hoặc cảm thấy nhục nhã.

► Sự kỳ thị là một quá trình mà qua đó chúng ta (xã hội) gán một “nhân dạng xấu” cho một cá nhân hoặc một nhóm xã hội. Chúng ta phát hiện sự khác biệt

ở con người đó hoặc ở nhóm đó, ví dụ, sự khác biệt về thể chất (như hình hài bị biến dạng), hoặc sự khác biệt trong hành vi (như, những người nghiện ma túy), và chúng ta khắc họa sự khác biệt đó như là một điều gì đó mang tính tiêu cực - một dấu hiệu của sựđáng ghét. Cách xác định và khắc họa sự khác biệt như là điều ”xấu” đã cho phép hoặc biện minh cho chúng ta khi chúng ta kỳ thị

một người hoặc một nhóm người. Những người bị kỳ thịđã bị mất đi vị thế bởi những ‘dấu hiệu nhục nhã” mà qua đó những người khác coi là biểu hiện của những hành vi xấu xa/sai trái.

► Sự kỳ thị có nghĩa là niềm tin/quan niệm hoặc thái độ dẫn tới sự phân biệt đối xử. Hành động xuất phát từ sự kỳ thị chính là sự phân biệt đối xử. Ví dụ, người nghiện chích ma túy bị phân biệt đối xử khi điều trị tại một số cơ sở y tế. Khi chúng ta kỳ thị người tiêm chích ma túy, chúng ta phán xét họ, cho rằng họđã phá vỡ chuẩn mực xã hội và cần phải bị lên án và làm cho xấu hổ, hoặc chúng ta cô lập họ vì sợ hãi hành vi bạo lực hay tội phạm (như, trộm cắp) của họ, và bởi lo sợ sựảnh hưởng của họ lên những người khác (như, lôi kéo người khác

IDU5 MỌI NGƯỜI NGHĨ GÌ, LO SỢ GÌ VÀ LÀM GÌ ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI NGHIỆN CHÍCH MA TÚY?

► Sự kỳ thị gây tổn thương cho mọi người. Khi chúng ta kỳ thị, điều này làm cho mọi người cảm thấy cô độc, lo sợ, buồn rầu và bị chối bỏ.

► Những người nghiện chích ma túy bị gia đình và cộng đồng kỳ thị. Hoặc là họ

phải thay đổi thành vi của mình đểđược gia đình và cộng đồng chấp nhận, hoặc là họ bắt buộc phải rời khỏi gia đình và sống ở đâu đó. Điều này khiến những người nghiện chích ma túy cảm thấy đau khổ và điều đó ảnh hưởng tới sức khỏe của họ.

► Nghiện ma túy dẫn tới tiêm chích ma túy bị coi là tệ nạn xã hội bởi vì hành vi này đã phá hoại sựổn định và hạnh phúc của gia đình, và gây ảnh hưởng xấu tới thanh thiếu niên - là thế hệ tương lai của chúng ta.

► Có rất nhiều sự sợ hãi đối với những người sử dụng ma túy - mối nguy về bạo lực, trộm cắp, lo sợ những thanh niên khác bị lôi kéo trở thành nghiện ma túy, sợ gia đình bị hủy hoại.

► Mọi người có rất nhiềucâu hỏi về nghiện ma túy - điều này cho thấy họ muốn hiểu hơn tại sao người ta nghiện ma túy ma túy, và nghiện là thế nào.

Một phần của tài liệu Một số bài tập chọn lọc tìm hiểu sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV và các nhóm có hành vi nguy cơ cao tại Việt Nam (Trang 101)