TIẾP TỤC THẢO LUẬN: ĐẶT TIẾP CÁC CÂU HỎI THẢO LUẬN NHƯ SAU

Một phần của tài liệu Một số bài tập chọn lọc tìm hiểu sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV và các nhóm có hành vi nguy cơ cao tại Việt Nam (Trang 104)

a) Theo Anh/chị, đặc điểm chung của những nhân vật này là gì? Những người này họ có muốn bị nghiện ma túy hay không?

b) Chúng ta rút ra được điểu gì từ hoạt động này?

c) Cộng đồng nhận xét hoặc đánh giá những nhóm người khác nhau như thế

IDU6CHUỖI PHÁN XÉT - AI LÀ NGƯỜI CHUỖI PHÁN XÉT - AI LÀ NGƯỜI

ĐÁNG THƯƠNG & AI LÀ NGƯỜI ĐÁNG LÊN ÁN?

4. TÓM TẮT

Tóm tắt những điểm chính mà những người tham gia nêu ra. Có thể bổ sung thêm những ý sau nếu như những người tham gia chưa đề cập tới.

► Chúng ta thường có những giảđịnh về người khác trong khi chúng ta không biết rõ về họ. Dựa vào những đặc điểm về công việc của họ, hoặc bề ngoài của họ, hoặc một sốứng xử của họ về quan hệ nam nữđể mặc định rằng những người đó là “bẩn, là lười, là vô đạo đức, v.v”. Trong rất nhiều trường hợp, những mặc định mang tính khái quát chung đó là không đúng.

► Không ai muốn bị trở thành người nghiện ma túy, dù đó là người chủđộng sử

dụng ma túy hay người bị ép buộc dùng ma túy. Sớm hay muộn ai cũng nhận thức được tác hại do ma túy gây ra. Có rất nhiều nguyên nhân khiến một người

đến với ma túy (bị ép buộc, bị rủ rê, lỗi lầm của tuổi trẻ muốn thử nghiệm, v.v.). Và khi bị dính vào với ma túy, rất nhiều người đã bị lệ thuộc vào ma túy - nghiện và không thể kiểm soát được hành vi của mình khi lên cơn nghiện. Và nhiều người đã càng ngày càng lún sâu vào ma túy, và hành vi/cuộc đời của họ cũng lún sâu vào con đường làm trái pháp luật - trộm cắp, mại dâm, kiếm tiền đủ mọi cách. Cũng như vậy, không ai muốn bị nhiễm HIV cả.

► Hầu như tất cả những người nghiện ma túy đều cố gắng cai nghiện/ cai nhiều lần nhưng rất khó khăn để thành công.

► Ma túy là tệ nạn xã hội. Nhưng trong rất nhiều trường hợp, người sử dụng ma túy là nạn nhân, chứ không phải là tệ nạn xã hội. Vì vậy, không nên đánh đồng tất cả người nghiện ma túy là tệ nạn xã hội. Những người nghiện ma túy làm trái pháp luật phải chịu trách nhiệm về hành vi trái pháp luật của mình. Nhưng

đồng thời, họ cũng là nạn nhân, là người bệnh - họ cần được điều trị để cai nghiện. Vì vậy, không nên đánh đồng việc nghiện ma túy với những hành vi phạm tội của họ.

► Những người nghiện ma túy nhiễm HIV còn bị kỳ thị nhiều hơn. Họ còn bị kỳ thị

nhiều hơn nữa nếu họ làm mại dâm, là người nam quan hệ tình dục với nam, hoặc nếu họ là phụ nữ. (2 trong 1, hoặc 3-4 trong 1). Sự kỳ thị kép này - hay là kỳ thị nhiều tầng đã nhân sự kỳ thị đối với một người lên nhiều lần. Những

IDU6 ĐÁNG THƯƠNG & AI LÀ NGƯỜI ĐÁNG LÊN ÁN?CHUỖI PHÁN XÉT - AI LÀ NGƯỜI

nhóm vốn đã bị kỳ thị (người nghiện ma túy, người mại dâm, người đồng tính) một khi họ nhiễm HIV, họ lại càng chịu sự kỳ thị nặng nề hơn. Và do đó, những nhóm này càng khó tiếp cận tới các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và càng khó bộc lộ hiện trạng vốn đang được dấu kín của mình với mọi người (rằng họ

là người đồng tính, hay mại dâm hay là người nghiện ma túy).

► Thái độ của người xung quanh đóng một vai trò quyết định lớn tới hành xử

của những người nghiện ma túy. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử, hay trừng phạt họ không giúp người nghiện ma túy từ bỏđược ma túy, cũng như không giúp người nhiễm HIV khỏi bệnh. Ngược lại, sự xa lánh, thù ghét càng đẩy những người sử dụng ma túy về hướng phạm tội, hoặc làm cho những người đã cai nghiện cảm thấy chán nản, buông xuôi và tái nghiện nhanh chóng.

► Hầu hết những người nghiện ma túy đều muốn từ bỏ ma túy, nhưng đó là một việc vô cùng khó khăn. Hiểu được rằng, họ là nạn nhân của ma túy, và thông cảm hơn, có thái độ tích cực hơn, hỗ trợ họ một cách kiên trì, chúng ta sẽ giúp

được nhiều người nghiện ma túy quyết tâm thay đổi và quay trở về với cuộc sống bình thường. Hãy tạo cơ hội cho họđể họ có lối quay về.

Một phần của tài liệu Một số bài tập chọn lọc tìm hiểu sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV và các nhóm có hành vi nguy cơ cao tại Việt Nam (Trang 104)