NGUY CƠ - VÀ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
Bài tập này giúp người tham gia: 1. Tìm hiểu các nguy cơ và tính dễ
bị tổn thương của nhóm NTDĐG và người chuyển giới đối với các vấn đề sức khỏe, lây nhiễm HIV và các bệnh LTQĐTD liên quan tới các yếu tố kinh tế xã hội. 2. Ý thức được những nguy cơ xuất phát từ một số hành vi tình dục. 45 - 60 phút Giấy khổ to Bút viết bảng Các tấm giấy nhỏ ghi ý kiến nhiều màu BƯỚC 1: ĐỘNG NÃO
Người điều hành chia học viên làm 3 nhóm. Yêu cầu học viên mỗi nhóm
động não và thảo luận theo câu hỏi gợi ý sau:
Nhóm 1. Các yếu tố cá nhân
1) Những yếu tố hay hoàn cảnh cá nhân nào làm tăng nguy cơ nhiễm HIV và các bệnh LTQĐTD? 2) Có thể làm gì để phòng tránh/ giảm
nguy cơ từ những yếu tố này? Ví dụ về những yếu tố cá nhân
gây nguy cơ nhiễm HIV và các bệnh LTQĐTD:
Không dùng bao cao su Không dùng chất bôi trơn/
hoặc dùng chất bôi trơn không thích hợp/không đảm bảo phòng ngừa
Quan hệ tình dục do tác động của ma túy hay uống rượu Bạn tình có HIV hoặc có nguy cơ/nghi ngờ nhiễm HIV Có nhiều bạn tình, v.v
MỤC ĐÍCH
THỜI GIAN
CHUẨN BỊ
MSM 6
NHÓM NAM QUAN HỆ TÌNH DỤC ĐỒNG GIỚI VÀ NGƯỜI CHUYỂN GIỚI Ở VIỆT NAM GIỚI VÀ NGƯỜI CHUYỂN GIỚI Ở VIỆT NAM NGUY CƠ - VÀ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
Các yếu tố khác:
Thiếu kiến thức về an toàn tình dục
Không đủ quyền lực để thương thuyết sử dụng bao cao su Có lịch sử bị lạm dụng tình dục
Sức ép của bạn bè
Nhóm 2. Các yếu tố xã hội
1) Những yếu tố hay hoàn cảnh xã hội nào làm tăng nguy cơ nhiễm HIV và các bệnh LTQĐTD?
2) Có thể làm gì để phòng tránh/giảm nguy cơ từ những yếu tố này? Ví dụ về những hoàn cảnh/bối cảnh xã hội:
Chuẩn mực giới bao gồm cả chuẩn mực văn hóa xã hội về quan hệ giữa nam và nữ
Thái độ của xã hội đối với tình dục và tình dục đồng giới Những điều kiện kinh tế - xã hội (nghèo đói, thất nghiệp, di cư)
Tiếp cận dịch vụ y tế, tư vấn, (chữa trị và tư vấn, giáo dục đồng đẳng) Giáo dục và truyền thông
Nhóm 3. Môi trường pháp lý và chính sách
1) Những yếu tố/môi trường về pháp lý/ chính sách nào có thể gây cản trở /làm tăng nguy cơ nhiễm HIV và các bệnh LTQĐTD?
MSM 6
NHÓM NAM QUAN HỆ TÌNH DỤC ĐỒNG GIỚI VÀ NGƯỜI CHUYỂN GIỚI Ở VIỆT NAM GIỚI VÀ NGƯỜI CHUYỂN GIỚI Ở VIỆT NAM NGUY CƠ - VÀ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
Tình dục đồng giới không được chú ý.
Hôn nhân đồng giới là không được phép (Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam cấm kết hôn giữa những người cùng giới).
Dịch vụ xác định lại giới tính hầu như không có (chỉ cho phép một số
trường hợp có bộ phận sinh dục không rõ ràng về giới tính)
Quá trình xây dựng chính sách chưa cân nhắc đến những vấn đề của nhóm NTDĐG và người chuyển giới
Nhóm NTDĐG và người chuyển giới vẫn còn vắng bóng trong các chính sách y tế/ xã hội.
BƯỚC 2: BÁO CÁO LẠI
Yêu cầu mỗi nhóm cử một đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Thành viên của các nhóm khác tham gia góp ý và thảo luận.
BƯỚC 3: TÓM TẮT
► Mặc dù ở Việt Nam, tình dục đồng giới nam không không bị coi là bất hợp pháp nhưng sự thiếu hiểu biết và các định kiến của xã hội đối với nhóm NTDĐG và người chuyển giới đã hạn chế cơ hội tiếp cận đến các dịch vụ hỗ trợ và xã hội, bao gồm các dịch vụ cung cấp thông tin, kiến thức và sức khỏe tình dục.
► Trong bối cảnh văn hóa - xã hội hiện nay có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến nhóm NTDĐG và người chuyển giới thực hành tình dục an toàn và do đó làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh LTQĐTD và HIV. Đó là các yếu tố cá nhân, các điều kiện của cộng đồng, môi trường xã hội và pháp lý. Ví dụ do tình dục
đồng giới không được chấp nhận, những dịch vụ xã hội hay dịch vụ y tếđặc thù dành cho nhóm này hầu như không có. Đôi khi do sợ bị kỳ thị, quan hệ tình dục
đồng giới diễn ra trong môi trường không đảm bảo và không có các phương tiện an toàn.
► Để thay đổi các điều kiện văn hóa - xã hội và chính sách, cần phải có thời gian. Trước mắt, những người NTDĐG, những người chuyển giới và những người làm việc với các nhóm này cần phải xây dựng các chương trình để hỗ trợ họ
thực hành tình dục an toàn, nâng cao nhận thức được và biết bảo vệ quyền của mình.
CHƯƠNG II