A6 TÁCH HIV/AIDS RA KHỎI TỆ NẠN XÃ HỘ

Một phần của tài liệu Một số bài tập chọn lọc tìm hiểu sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV và các nhóm có hành vi nguy cơ cao tại Việt Nam (Trang 32)

BƯỚC 1: Xây dựng CHUỖI MỨC ĐỘ PHÁN XÉT/ KỲ THỊ

Trên tờ giấy to vẽđường thẳng thể hiện MỨC ĐỘ PHÁN XÉT/KỲ THỊ (CHUỖI KỲ

THỊ). Chia thành 2 cực ở 2 phía tờ giấy: Một cực: VÔ TỘI/ĐÁNG THƯƠNG

Cực kia: TỘI LỖI/ ĐÁNG LÊN ÁN /CHÊ TRÁCH

BƯỚC 2: CHIA NHÓM THẢO LUẬN

Chia các đại biểu thành từng đôi và phát bộ Thẻ nhân vật cho từng đôi. Từng đôi thảo luận về từng nhân vật được lựa chọn và quyết định xem họ sẽ gắn những nhân vật trong bộ Thẻ nhân vật ởđâu trong CHUỖI KỲ THỊ.

BƯỚC 3: CHIA SẺ

Yêu cầu các cặp cho ý kiến:

“Tại sao các Quí vị lại đặt nhân vật này ở vị trí này (chỉ rõ) trong chuỗi kỳ thị”.

Ví dụ: Tại sao người tiêm chích ma tuý lại bịđặt ở cực “TỘI LỖI/ĐÁNG LÊN ÁN”? Mời các thành viên khác đóng góp ý kiến/nhận xét về bất cứ nhân vật nào mà họ thấy có sự thay đổi/không phù hợp nào đó và giải thích vì sao.

BƯỚC 4: THẢO LUẬN CHUNG THEO CÁC CÂU HỎI GỢI Ý SAU:

Chúng ta rút ra điều gì từ bài tập này?

TÁCH HIV/AIDS RA KHI T NN XÃ HI A6

BƯỚC 5: TÓM TẮT

► Chúng ta không nên tìm hiểu một người nhiễm HIV là do đâu vì chúng ta cần xác định rằng chúng ta đang sống trong thời đại có HIV. AI cũng có nguy cơ lây nhiễm HIV.

► Trên thực tế, HIV xuất hiện ở Việt Nam trong bối cảnh mà ma túy và mại dâm

đang là vấn đề nan giải của xã hội. Những người nghiện ma túy và người làm mại dâm là đối tượng bị cộng đồng và xã hội lên án mạnh mẽ. Mặt khác, tỷ lệ

nhiễm HIV cao được phát hiện trong hai nhóm tiêm chích ma túy và mại dâm

đã góp phần củng cố thêm sự liên tưởng giữa HIV và tệ nạn xã hội. Nhiều người còn cho rằng HIV là tệ nạn xã hội. Do HIV lây truyền qua đường tình dục và qua tiêm chích ma túy là chủ yếu nên nó bị gắn với tình dục và hành vi “xấu”.

► Người có HIV càng bị kỳ thị nhiều hơn nếu họ là người nghiện ma túy, là người làm mại dâm. Đó là sự kỳ thị kép. Sự kỳ thị kép thường xảy ra đối với những người bị xã hội lên án là tệ nạn xã hội.

► Tất cả những người có HIV, dù họ là ai, bị nhiễm HIV vì nguyên nhân nào, cũng cần được hỗ trợ, chăm sóc và được tạo điều kiện để tiếp cận các dịch vụđiều trị và các cơ hội cải thiện cuộc sống. Người có HIV là bệnh nhân, không phải là tệ nạn xã hội. Cần đối xử với NCH từ góc độ họ là những người bệnh.

► Ai cũng đều có quyền công dân. Người có HIV cũng có mọi quyền như những người không có HIV. Không ai mong muốn bị nhiễm HIV trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nếu họ phạm lỗi hay phạm tội họ sẽ phải chịu trách nhiệm và sẽ

chịu sự phán xử của luật pháp. Nhưng đồng thời, họ vẫn phải được chữa trị

bệnh và được chăm sóc như những người bệnh.

► Lý do khiến một người mắc bệnh không quan trọng bằng việc chúng ta có thể

làm gì để có thể giúp người đó và gia đình họ khắc phục căn bệnh. Chúng ta cần nhấn mạnh về những hành vi có nguy cơ hơn là nói về nhóm có nguy cơ.

► Việc phân cực giữa “họ” và “chúng ta”, giữa “những người vô tội, đáng thương”

và những người “đáng chê trách”, dù là vô tình cũng sẽ khoét sâu khoảng cách và làm tăng sự kỳ thịđối với những người đó.

A6 TÁCH HIV/AIDS RA KHI T NN XÃ HI

CHUӚI Kǣ THӎ

Vô tӝi/ÿáng thѭѫng Có lӛi/ ÿáng lên án

Cһp 1: Thҿ Nhân vұt Thҿ Nhân vұt Thҿ Nhân vұt Thҿ Nhân vұt Thҿ Nhân vұt Thҿ nhân vұt ……

Cһp 2: Thҿ Nhân vұt Thҿ Nhân vұt Thҿ Nhân vұt Thҿ Nhân vұt Thҿ Nhân vұt Thҿ nhân vұt ……

Cһp 3: Thҿ Nhân vұt Thҿ Nhân vұt Thҿ Nhân vұt Thҿ Nhân vұt Thҿ Nhân vұt Thҿ nhân vұt …… ………

Một phần của tài liệu Một số bài tập chọn lọc tìm hiểu sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV và các nhóm có hành vi nguy cơ cao tại Việt Nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)